27/11/2024

Lễ hội Giới trẻ Quốc tế lần thứ 30 tại Mễ Du

Trong những ngày từ mồng 1 tới mồng 6 tháng 8, Lễ hội Giới trẻ Quốc tế lần thứ 30 tại đã diễn ra tại Mễ Du với sự tham dự của hàng chục ngàn bạn trẻ đến từ nhiều nước Âu châu và toàn thế giới. Nguồn gốc lễ hội đã bắt đầu cách đây 30 năm khi Linh mục Slavko Barbaric bắt đầu tụ tập và tiếp đón các bạn trẻ để nói với họ về lòng sùng kính Đức Mẹ Mễ Du và các vụ Đức Mẹ hiện ra tại đây.

 Lễ hội Giới trẻ Quốc tế lần thứ 30 tại Mễ Du

 

 

Lễ hội Giới trẻ Quốc tế lần thứ 30 tại Mễ Du (Fonte personal intervistato)

Trong những ngày từ mồng 1 tới mồng 6 tháng 8, Lễ hội Giới trẻ Quốc tế lần thứ 30 tại đã diễn ra tại Mễ Du với sự tham dự của hàng chục ngàn bạn trẻ đến từ nhiều nước Âu châu và toàn thế giới.

Nguồn gốc lễ hội đã bắt đầu cách đây 30 năm khi Linh mục Slavko Barbaric bắt đầu tụ tập và tiếp đón các bạn trẻ để nói với họ về lòng sùng kính Đức Mẹ Mễ Du và các vụ Đức Mẹ hiện ra tại đây. Cho tới nay sau Ngày Quốc tế Giới trẻ do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập, Lễ hội Quốc tế Mễ Du quy tụ đông bạn trẻ nhất. Lễ hội năm ngoái đã có 100.000 bạn trẻ đến từ 60 nước tham dự. Trong các ngày đại hội người trẻ tham dự các buổi cử hành Thánh Thể, lần Hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, chầu Thánh Thể, canh thức cầu nguyện, hành hương và xếp hàng xưng tội. Mỗi lần lễ hội như thế cần có hàng trăm linh mục ban Bí tích Hoà Giải cho các bạn trẻ.

Mễ Du là một làng nhỏ nơi Đức Mẹ đã hiện ra với 5 thiếu niên hồi năm 1981 cho tới nay. Ngày 12 tháng 5 năm nay, ĐTC Phanxicô đã chính thức cho phép hành hương Mễ Du.

Thánh lễ khai mạc Lễ hội Giới trẻ Quốc tế đã do ĐHY Angelo De Donatis, Giám quản Roma, chủ sự tại Nhà thờ Thánh Giacobê.

Trong buổi dạy giáo lý cho các bạn trẻ, ĐTGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Thăng tiến việc rao giảng Tin Mừng, đã phân tích vài nét trên gương mặt Tông đồ Philiphê và hoạn quan người Etiopi như kể trong chương 8 sách Công vụ Tông đồ. Chính hoạt động của Thiên Chúa mở lòng cho hai người và khiến cho họ trở thành những người loan báo Tin Mừng xác tín. Giống như rất nhiều người thời nay ông hoạn quan đọc Sách Thánh nhưng không hiểu ý nghĩa và cần có ai đó giải thích cho họ. Có nhiều văn bản kinh thánh chứng minh cho thấy ơn cứu độ được ban tặng cho tất cả mọi người không loại trừ ai, kể cả các hoạn quan.

Philiphê là người trao truyền Tin Mừng mới. Cung cách hành xử của ông giống như trong ơn gọi của Tổ phụ Abraham. Ông thi hành lệnh Chúa truyền, đứng dậy, bước đi, chạy đến gần và đồng hành với hoạn quan Etiopi, rồi giải thích cho quan hiểu toàn lịch sử cứu độ, khiến cho quan tin vào Chúa Giêsu Kitô và xin được rửa tội. Rồi quan cũng trở thành người loan báo Tin Mừng. Hai gương mặt và cung cách hành xử của họ giúp chúng ta hiểu sứ mệnh truyền giáo của mình. Chúng ta là những người đem sứ điệp cứu độ của Chúa tới cho toàn nhân loại. Nó cũng khiến cho chúng ta phải tìm hiểu về bản chất và ơn gọi làm người của mình và biết khiêm tốn lắng nghe tiếng Chúa kêu mời, cộng tác với Chúa trong chương trình cứu độ và trao ban cho cuộc sống một ý nghĩa sâu xa, bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa đối với từng người. Chỉ khi con người lấy Chúa Kitô làm tâm điểm cuộc sống nó mới tìm ra ý nghĩa đích thực và ơn gọi làm người của nó, đặc biệt trong một kỷ nguyên của trống rỗng và nhiều sai lạc như kỷ nguyên ngày nay. (REI 5-8-2019)
 
 
 

Linh Tiến Khải