25/01/2025

Vatican đang tiến dần đến việc không sử dụng đồ nhựa chỉ dùng 1 lần

Vatican đã đạt được mức độ tái chế rác cao: 55% rác thải được tái chế, và mục tiêu trong ba năm tới là sẽ đạt đến 70-75%. Mặc dù là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, Vatican cũng đang tiến hành việc giảm tiêu thụ đồ nhựa và sẵn sàng để vào cuối năm nay, sẽ hoàn toàn không sử dụng đồ nhựa.

 Vatican đang tiến dần đến việc không sử dụng đồ nhựa chỉ dùng 1 lần

 

 

Rác nhựa thải ra hằng ngày

Vatican đã đạt được mức độ tái chế rác cao: 55% rác thải được tái chế, và mục tiêu trong ba năm tới là sẽ đạt đến 70-75%.

Mặc dù là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, Vatican cũng đang tiến hành việc giảm tiêu thụ đồ nhựa và sẵn sàng để vào cuối năm nay, sẽ hoàn toàn không sử dụng đồ nhựa. Trên thực tế, Vatican đã quyết định ngừng bán đồ nhựa chỉ được dùng 1 lần. Hơn nữa, quốc gia của Đức Giáo hoàng đã đạt được mức độ tái chế cao: 55% rác thải được tái chế, với mục tiêu đạt 70-75% trong 3 năm.

Theo ông Rafael Ignacio Tornini, phụ trách Dịch vụ về vườn cây và thu gom rác đô thị, “năm 2016, một hòn đảo sinh thái được tạo ra, hiện được chúng tôi gọi là trung tâm sinh thái, năm 2018 nó đã được tăng cường cải tạo. Hiện nay chúng tôi có thể xử lý khoảng 85 mã Cer, đó là mã rác thải của Châu Âu. Trong sáu tháng đầu tiên này, chúng tôi đã đạt đến 2% vật liệu không tái chế, do đó, 98% là vật liệu tái chế. Mục tiêu là vào năm 2020 sẽ đạt được 0% rác không tái chế”.

Ông Tornini nói thêm, “đối với rác thải đô thị, năm 2016 chúng tôi bắt đầu từ 35% rác tái chế, cho đến nay, đã đạt đến 55%. Trong ba năm, chúng tôi đã đạt được khoảng 20 điểm, mục tiêu của chúng tôi là trong hai, ba năm tới đạt đến 70-75% rác thải tái chế”.

Tại Vatican, rác ướt và hầu hết rác từ cắt tỉa (400 tấn cây cối cắt tỉa và cỏ), được làm phân ủ. Ông Tornini nói: “Chúng tôi làm việc để có lượng chất thải ít nhất có thể. Những gì chúng tôi bỏ, chúng tôi cố gắng tái sử dụng nó trong vườn như một loại phân bón chất lượng tốt, hoặc ở đây hoặc ở Castel Gandolfo. Việc xử lý sau đó được thực hiện ở Ý nhưng theo thứ tự.”
 
 
 

Hồng Thuỷ