Các lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại
Buổi cầu nguyện đan xen các Thánh vịnh và các lời cầu nguyện từ các truyền thống Kitô giáo như Chính thống Hy Lạp, Chính thống Đông phương và Chính thống Syri, với tâm điểm là chia sẻ Tin Mừng, tượng trưng cho sự hiệp nhất Kitô giáo và sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ để chống lại cuộc đàn áp Kitô giáo.
Các lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại
Hôm 15/7, các nghị sĩ, linh mục, các nhà giảng thuyết, các luật sư và các tổng giám mục, đã họp nhau tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, để cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.
Buổi cầu nguyện đan xen các Thánh vịnh và các lời cầu nguyện từ các truyền thống Kitô giáo như Chính thống Hy Lạp, Chính thống Đông phương và Chính thống Syri, với tâm điểm là chia sẻ Tin Mừng, tượng trưng cho sự hiệp nhất Kitô giáo và sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ để chống lại cuộc đàn áp Kitô giáo.
Theo người sáng lập và chủ tịch tổ chức “Bảo vệ các Kitô hữu”, Toufic Baaklini, Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại nhất trên thế giới, lên đến 70% các vụ bách hại. Ông chia sẻ rằng các vụ diệt chủng đang xảy ra khắp nơi, kể cả ở Nigeria. Các hàng xóm Hồig giáo đang đốt nhà của các Kitô hữu ở Ai Cập và truyền thông không nói đến việc này. Ông nói: “Chúng ta cần thêm can đảm trong truyền thông để trình bày các trường hợp bách hại Kitô hữu.”
Trọng tâm của buổi cầu nguyện này, theo ông Peter Burns, giám đốc quan hệ chính phủ tại tổ chức bảo vệ các Kitô hữu, là nhấn mạnh rằng cuộc chiến tự do tôn giáo đang diễn ra ở Trung Đông rất nghiêm trọng, và một số Kitô hữu thậm chí phải đối mặt với sự tuyệt chủng. Ông liệt kê Ai Cập, Iraq, Li băng và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia mà Kitô hữu phải đối mặt với bạo lực và đàn áp cực đoan.
Buổi cầu nguyện cũng để quy tụ các nhóm Kitô hữu với nhau trong sự liên đới vì đây là buổi cầu nguyện trước Quốc hội và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khác để nhận ra và đáp lại nỗi đau khổ của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Buổi cầu nguyện đan xen các Thánh vịnh và các lời cầu nguyện từ các truyền thống Kitô giáo như Chính thống Hy Lạp, Chính thống Đông phương và Chính thống Syri, với tâm điểm là chia sẻ Tin Mừng, tượng trưng cho sự hiệp nhất Kitô giáo và sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ để chống lại cuộc đàn áp Kitô giáo.
Theo người sáng lập và chủ tịch tổ chức “Bảo vệ các Kitô hữu”, Toufic Baaklini, Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại nhất trên thế giới, lên đến 70% các vụ bách hại. Ông chia sẻ rằng các vụ diệt chủng đang xảy ra khắp nơi, kể cả ở Nigeria. Các hàng xóm Hồig giáo đang đốt nhà của các Kitô hữu ở Ai Cập và truyền thông không nói đến việc này. Ông nói: “Chúng ta cần thêm can đảm trong truyền thông để trình bày các trường hợp bách hại Kitô hữu.”
Trọng tâm của buổi cầu nguyện này, theo ông Peter Burns, giám đốc quan hệ chính phủ tại tổ chức bảo vệ các Kitô hữu, là nhấn mạnh rằng cuộc chiến tự do tôn giáo đang diễn ra ở Trung Đông rất nghiêm trọng, và một số Kitô hữu thậm chí phải đối mặt với sự tuyệt chủng. Ông liệt kê Ai Cập, Iraq, Li băng và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia mà Kitô hữu phải đối mặt với bạo lực và đàn áp cực đoan.
Buổi cầu nguyện cũng để quy tụ các nhóm Kitô hữu với nhau trong sự liên đới vì đây là buổi cầu nguyện trước Quốc hội và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khác để nhận ra và đáp lại nỗi đau khổ của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Hồng Thuỷ