Đứng trước vẻ đẹp sáng tạo, cần có thái độ ngợi khen
Trong nội dung sứ điệp, ĐTC nói rằng “đây là một dấu hiệu của hy vọng. Amatrice luôn hiện diện trong trái tim tôi. Đây không chỉ là dấu chỉ của sự gần gũi với rất nhiều anh chị em vẫn còn phải sống trong cảnh hoang tàn giữa ký ức về một thảm kịch khủng khiếp và sự tái thiết chậm chạp, mà còn thể hiện mong muốn tạo nên một tiếng vang lớn và rõ ràng cho thấy rằng người nghèo phải trả một giá cao hơn khi môi trường bị tàn phá”.
Đứng trước vẻ đẹp sáng tạo, cần có thái độ ngợi khen
Hôm nay 6/7, ĐTC gửi một sứ điệp đến diễn đàn lần thứ hai của Cộng đoàn Laudato sì tại Amatrice, miền trung nước Ý. Đây là khu vực bị tàn phá bởi trận động đất vào tháng 8 năm 2016.
Trong nội dung sứ điệp, ĐTC nói rằng “đây là một dấu hiệu của hy vọng. Amatrice luôn hiện diện trong trái tim tôi. Đây không chỉ là dấu chỉ của sự gần gũi với rất nhiều anh chị em vẫn còn phải sống trong cảnh hoang tàn giữa ký ức về một thảm kịch khủng khiếp và sự tái thiết chậm chạp, mà còn thể hiện mong muốn tạo nên một tiếng vang lớn và rõ ràng cho thấy rằng người nghèo phải trả một giá cao hơn khi môi trường bị tàn phá”.
Đề tài diễn đàn năm ngoái của Cộng đoàn Laudato sì liên quan đến việc xử lý vấn đề nhựa đang làm nghẹt thở hành tinh của chúng ta. Năm nay, cộng đoàn quan tâm đến tình trạng trầm trọng và không thể chịu đựng của vùng Amazon và các dân tộc sống tại đây, vì những hậu quả do con người gây ra.
Đức Thánh Cha đề xuất với cộng đoàn Laudato sì 3 từ trong lối sống mới:
Từ đầu tiên là dossologia (vinh tụng ca):
Đứng trước vẻ đẹp của công trình sáng tạo, đặc biệt là đứng trước vẻ đẹp của con người, đỉnh cao của sáng tạo, nhưng cũng là người bảo vệ, cần phải có thái độ ngợi khen. Đứng trước rất nhiều vẻ đẹp, với sự ngạc nhiên được đổi mới, với đôi mắt trẻ thơ, chúng ta phải có khả năng thưởng thức vẻ đẹp, nơi đó chúng ta được bao bọc và cũng nơi đó con người được dệt nên. Lời ngợi khen là hoa trái của chiêm ngắm, chiêm ngắm và khen ngợi sẽ dẫn đến sự tôn trọng, sự tôn trọng trở nên gần như tôn kính trước vẻ đẹp của tạo vật và của Tạo Hoá.
Từ thứ hai là Thánh Thể
Thái độ Thánh Thể, trước thế giới và con người, biết đón nhận thân phận quà tặng mà mọi sinh vật được dựng nên. Tất cả mọi sự được trao cho chúng ta cách nhưng không miễn phí, không bị lấy đi và hoà tan, nhưng đến lượt mình trở thành một món quà chia sẻ, một món quà được trao để trở thành niềm vui của tất cả và nhờ thế sẽ lớn hơn.
Từ thứ ba là khổ chế
Mọi hình thức tôn trọng đều nẩy sinh từ thái độ khổ chế, nghĩa là khả năng biết cách từ bỏ một điều gì đó vì lợi ích lớn hơn, vì lợi ích của người khác. Sự khổ chế giúp chúng ta chuyển từ thái độ săn mồi, luôn rình rập, thành hình thức chia sẻ, quan hệ sinh thái và tôn trọng.
Cuối sứ điệp, Đức Thánh Cha hy vọng Cộng đoàn Laudato sì sẽ là hạt giống của lối sống mới, mang lại tương lai, giữ gìn vẻ đẹp và sự toàn vẹn vì lợi ích của mọi người, ad maiorem Dei gloriam (để tôn vinh Thiên Chúa hơn).
Cộng đoàn Laudato sì là một phong trào của các cá nhân và hiệp hội dấn thân cho lối suy nghĩ của thông điệp Laudato sì. Phong trào này khởi xuất từ Giáo hội Rieti và phong trào Slow Food (thức ăn chậm). Ở Ý, Cộng đoàn Laudato sì đã nhân rộng tại nhiều giáo phận và địa phương khác nhau. Phong trào này cũng bắt đầu hình thành tại các quốc gia khác trên thế giới. (CSR_4010_2019)
Trong nội dung sứ điệp, ĐTC nói rằng “đây là một dấu hiệu của hy vọng. Amatrice luôn hiện diện trong trái tim tôi. Đây không chỉ là dấu chỉ của sự gần gũi với rất nhiều anh chị em vẫn còn phải sống trong cảnh hoang tàn giữa ký ức về một thảm kịch khủng khiếp và sự tái thiết chậm chạp, mà còn thể hiện mong muốn tạo nên một tiếng vang lớn và rõ ràng cho thấy rằng người nghèo phải trả một giá cao hơn khi môi trường bị tàn phá”.
Đề tài diễn đàn năm ngoái của Cộng đoàn Laudato sì liên quan đến việc xử lý vấn đề nhựa đang làm nghẹt thở hành tinh của chúng ta. Năm nay, cộng đoàn quan tâm đến tình trạng trầm trọng và không thể chịu đựng của vùng Amazon và các dân tộc sống tại đây, vì những hậu quả do con người gây ra.
Đức Thánh Cha đề xuất với cộng đoàn Laudato sì 3 từ trong lối sống mới:
Từ đầu tiên là dossologia (vinh tụng ca):
Đứng trước vẻ đẹp của công trình sáng tạo, đặc biệt là đứng trước vẻ đẹp của con người, đỉnh cao của sáng tạo, nhưng cũng là người bảo vệ, cần phải có thái độ ngợi khen. Đứng trước rất nhiều vẻ đẹp, với sự ngạc nhiên được đổi mới, với đôi mắt trẻ thơ, chúng ta phải có khả năng thưởng thức vẻ đẹp, nơi đó chúng ta được bao bọc và cũng nơi đó con người được dệt nên. Lời ngợi khen là hoa trái của chiêm ngắm, chiêm ngắm và khen ngợi sẽ dẫn đến sự tôn trọng, sự tôn trọng trở nên gần như tôn kính trước vẻ đẹp của tạo vật và của Tạo Hoá.
Từ thứ hai là Thánh Thể
Thái độ Thánh Thể, trước thế giới và con người, biết đón nhận thân phận quà tặng mà mọi sinh vật được dựng nên. Tất cả mọi sự được trao cho chúng ta cách nhưng không miễn phí, không bị lấy đi và hoà tan, nhưng đến lượt mình trở thành một món quà chia sẻ, một món quà được trao để trở thành niềm vui của tất cả và nhờ thế sẽ lớn hơn.
Từ thứ ba là khổ chế
Mọi hình thức tôn trọng đều nẩy sinh từ thái độ khổ chế, nghĩa là khả năng biết cách từ bỏ một điều gì đó vì lợi ích lớn hơn, vì lợi ích của người khác. Sự khổ chế giúp chúng ta chuyển từ thái độ săn mồi, luôn rình rập, thành hình thức chia sẻ, quan hệ sinh thái và tôn trọng.
Cuối sứ điệp, Đức Thánh Cha hy vọng Cộng đoàn Laudato sì sẽ là hạt giống của lối sống mới, mang lại tương lai, giữ gìn vẻ đẹp và sự toàn vẹn vì lợi ích của mọi người, ad maiorem Dei gloriam (để tôn vinh Thiên Chúa hơn).
Cộng đoàn Laudato sì là một phong trào của các cá nhân và hiệp hội dấn thân cho lối suy nghĩ của thông điệp Laudato sì. Phong trào này khởi xuất từ Giáo hội Rieti và phong trào Slow Food (thức ăn chậm). Ở Ý, Cộng đoàn Laudato sì đã nhân rộng tại nhiều giáo phận và địa phương khác nhau. Phong trào này cũng bắt đầu hình thành tại các quốc gia khác trên thế giới. (CSR_4010_2019)
Văn Yên, SJ