23/12/2024

Làn sóng các linh mục di cư giữa các châu lục

Theo thông cáo của Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội về số linh mục giáo phận, trong khoảng thời gian từ năm 1987 – 2017, số linh mục di dân thuộc giáo phận của châu Âu và châu Mỹ giảm hơn 50%, trong khi số linh mục di cư của châu Phi tăng đến 366% và của châu Á tăng gần 100%.

 Làn sóng các linh mục di cư giữa các châu lục

 

 

 

Theo thông cáo của Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội về số linh mục giáo phận, trong khoảng thời gian từ năm 1987 – 2017, số linh mục di dân thuộc giáo phận của châu Âu và châu Mỹ giảm hơn 50%, trong khi số linh mục di cư của châu Phi tăng đến 366% và của châu Á tăng gần 100%.

Châu Âu là châu lục đón nhận phân nửa số linh mục di dân, Mỹ châu tiếp nhận khoảng 36%, Phi châu nhận  6,6% và Á châu nhận 5,8%.

Tại châu Phi và châu Á, số linh mục giáo phận đến từ các châu lục khác và nhập tịch luôn thấp hơn số linh mục rời đi. Ngược lại, tại châu Âu, châu Mỹ, số linh mục đến và nhập tịch luôn cao hơn số rời đi sang các châu lục khác.

Làn sóng các linh mục di dân Phi châu và Á châu chủ yếu đến các nước Bắc và Nam Mỹ và châu Âu và góp phần lấp đầy sự thiếu hụt các linh mục tại các lục địa khác.

Cũng cần nói thêm rằng linh mục đoàn tại châu Âu và Mỹ là cao tuổi nhất và suy yếu bởi tỉ lệ tân linh mục rất thấp, đối mặt với việc hoạt động mục vụ thấp hơn. Trong thời gian không bao lâu nữa, các lục địa như châu Á và đặc biệt là châu Phi, những nơi có số ứng viên chức linh mục đang gia tăng, có thể thay thế các công việc cho đến nay được các linh mục của châu Âu và Bắc Mỹ đảm trách, và như thế đảm bảo sức sống mới cho các cộng đoàn giáo hội.
 
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Trên thực tế, chính tại các vùng có ơn gọi linh mục gia tăng (đặc biệt là ở châu Phi), Công giáo đang trong đà mở rộng và do đó tại các khu vực này, cần một số lượng lớn các linh mục đến làm việc.
 
 
 

Hồng Thuỷ