Công bố Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Amazon
Sáng hôm 17-6-2019, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM miền Amazon đã được công bố tại Vatican trong cuộc họp báo do ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM chủ toạ.
Công bố Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Amazon
Sáng hôm 17-6-2019, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM miền Amazon đã được công bố tại Vatican trong cuộc họp báo do ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM chủ toạ.
Hiện diện trên bàn chủ toạ trong dịp này cũng có Đức cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư ký Thượng HĐGM, và Cha Humberto Miguel Yanez, Dòng Tên, Giáo sư Thần học Luân lý tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma.
Công nghị GM miền
Thượng HĐGM miền Amazon sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 6 đến 27-10 năm nay về đề tài “Amazon – Những con đường mới cho Giáo Hội và nền sinh thái học toàn diện”. Miền này rộng hơn 7.5 triệu cây số vuông, bao trùm 9 quốc gia ở nam Mỹ, trong đó có 3 triệu thổ dân, thuộc 390 bộ tộc khác nhau. Đây cũng là vùng trách nhiệm của 7 HĐGM.
Tài liệu làm việc: kết quả của một tiến trình dài
Tài liệu làm việc dài 67 trang là kết quả của một tiến trình lâu dài, trong đó có việc soạn thảo tài liệu chuẩn bị hồi tháng 6 năm ngoái, và tiếp đến là cuộc thăm dò giữa các cộng đoàn miền Amazon. Giáo Hội ngày nay lại có cơ hội lắng nghe miền này, một chủ thể vốn không được coi trọng cho đủ trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, cũng như trong đời sống Giáo Hội. Nay dân miền Amazon này được Giáo Hội coi như một người đối tác ưu tiên.
3 phần của Tài liệu làm việc
– Tài liệu làm việc vừa công bố được chia làm 3 phần với 147 đoạn. Phần I là nhìn xem và lắng nghe, với tựa đề “Tiếng nói của miền Amazon”. Phần này nhắm trình bày thực tại lãnh thổ và các dân tộc miền Amazon. Đây là miền đẹp đẽ nhưng đang chịu nhiều đe doạ, những thách đố nghiêm trọng và cấp thiết.
– Phần II là “Sinh thái học toàn diện: tiếng kêu của trái đất và người nghèo”, trình bày vấn về môi sinh và mục vụ. Sự tàn phá miền Amazon, các thổ dân dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề, những đợt di dân và các nguyên nhân, hiện tượng thành thị hoá miền Amazon. Những thay đổi xã hội và gia đình dễ bị tổn thương; nạn tham nhũng và những tai ương về mặt luân lý. Phần III bàn về “Giáo Hội ngôn sứ tại miền Amazon: những thách đố và hy vọng”. Vấn đề Giáo hội học và mục vụ. Loan báo Tin Mừng trong các nền văn hoá, các cộng đoàn thổ dân, khoảng cách xa xôi về địa lý và mục vụ.
Lắng nghe các dân tộc miền Amazon
Trong phần dẫn nhập, tài liệu làm việc có đoạn viết: “Việc lắng nghe các dân tộc và lãnh thổ từ phía một Giáo Hội được kêu gọi ngày càng có tính chất công nghị đồng hành hơn, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với thực tại trái ngược của một miền Amazon đầy sức sống và khôn ngoan. Tiếp đến là lắng nghe tiếng kêu về nạn phá rừng và cuộc tàn phá từ việc khai thác các khoáng sản. Việc lắng nghe như thế đòi phải có một sự hoán cải toàn diện về phương diện môi sinh. Sau đó là cuộc gặp gỡ với các nền văn hoá gợi lên những hành trình mới, những thách đố và hy vọng của một Giáo Hội muốn trở thành người Samaritanô nhân lành và thành ngôn sứ, qua sự hoán cải về phương diện mục vụ.”
Cần thực thi 3 sự hoán cải
Tài liệu làm việc cho biết theo đề nghị của Liên mạng Giáo Hội miền liên Amazon, gọi tắt là Repam, Tài liệu này có bố cục dựa trên 3 sự hoán cải như ĐTC Phanxicô mời gọi: trước hết là sự hoán cải về mục vụ, như ngài đã kêu gọi trong Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium): nhìn xem và lắng nghe; tiếp đến là hoán cải về môi sinh, như ĐTC đã trình bày trong Thông điệp Laudato Sì về việc bảo vệ căn nhà chung của nhân loại, hướng dẫn hành trình của chúng ta, tức là phán đoán và hành động; sau cùng là hoán cải theo tinh thần công nghị đồng hành của Giáo Hội, qua Tông hiến “Sự hiệp thông Giám mục” (Episcopalis Communio), hướng dẫn việc đồng hành với nhau. Chính qua việc lắng nghe và phân định về những con đường mới như thế, Giáo Hội tại miền Amazon sẽ loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô trong những năm tới đây.
Những đề nghị cụ thể
Trong số những đề nghị cụ thể, Tài liệu làm việc mời gọi các Nghị phụ suy tư về những vấn đề cụ thể như: có nên truyền chức LM cho những người nam đứng tuổi có gia đình để giải quyết nạn thiếu LM ở miền Amazon hay không? Tách rời quyền tài phán (quyền cai trị) và khỏi thánh chức? Tìm ra những thừa tác vụ chính thức có thể trao cho phụ nữ, và thăng tiến phụ nữ ở các vai trò lãnh đạo.
Hiện diện trên bàn chủ toạ trong dịp này cũng có Đức cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư ký Thượng HĐGM, và Cha Humberto Miguel Yanez, Dòng Tên, Giáo sư Thần học Luân lý tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma.
Công nghị GM miền
Thượng HĐGM miền Amazon sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 6 đến 27-10 năm nay về đề tài “Amazon – Những con đường mới cho Giáo Hội và nền sinh thái học toàn diện”. Miền này rộng hơn 7.5 triệu cây số vuông, bao trùm 9 quốc gia ở nam Mỹ, trong đó có 3 triệu thổ dân, thuộc 390 bộ tộc khác nhau. Đây cũng là vùng trách nhiệm của 7 HĐGM.
Tài liệu làm việc: kết quả của một tiến trình dài
Tài liệu làm việc dài 67 trang là kết quả của một tiến trình lâu dài, trong đó có việc soạn thảo tài liệu chuẩn bị hồi tháng 6 năm ngoái, và tiếp đến là cuộc thăm dò giữa các cộng đoàn miền Amazon. Giáo Hội ngày nay lại có cơ hội lắng nghe miền này, một chủ thể vốn không được coi trọng cho đủ trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, cũng như trong đời sống Giáo Hội. Nay dân miền Amazon này được Giáo Hội coi như một người đối tác ưu tiên.
3 phần của Tài liệu làm việc
– Tài liệu làm việc vừa công bố được chia làm 3 phần với 147 đoạn. Phần I là nhìn xem và lắng nghe, với tựa đề “Tiếng nói của miền Amazon”. Phần này nhắm trình bày thực tại lãnh thổ và các dân tộc miền Amazon. Đây là miền đẹp đẽ nhưng đang chịu nhiều đe doạ, những thách đố nghiêm trọng và cấp thiết.
– Phần II là “Sinh thái học toàn diện: tiếng kêu của trái đất và người nghèo”, trình bày vấn về môi sinh và mục vụ. Sự tàn phá miền Amazon, các thổ dân dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề, những đợt di dân và các nguyên nhân, hiện tượng thành thị hoá miền Amazon. Những thay đổi xã hội và gia đình dễ bị tổn thương; nạn tham nhũng và những tai ương về mặt luân lý. Phần III bàn về “Giáo Hội ngôn sứ tại miền Amazon: những thách đố và hy vọng”. Vấn đề Giáo hội học và mục vụ. Loan báo Tin Mừng trong các nền văn hoá, các cộng đoàn thổ dân, khoảng cách xa xôi về địa lý và mục vụ.
Lắng nghe các dân tộc miền Amazon
Trong phần dẫn nhập, tài liệu làm việc có đoạn viết: “Việc lắng nghe các dân tộc và lãnh thổ từ phía một Giáo Hội được kêu gọi ngày càng có tính chất công nghị đồng hành hơn, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với thực tại trái ngược của một miền Amazon đầy sức sống và khôn ngoan. Tiếp đến là lắng nghe tiếng kêu về nạn phá rừng và cuộc tàn phá từ việc khai thác các khoáng sản. Việc lắng nghe như thế đòi phải có một sự hoán cải toàn diện về phương diện môi sinh. Sau đó là cuộc gặp gỡ với các nền văn hoá gợi lên những hành trình mới, những thách đố và hy vọng của một Giáo Hội muốn trở thành người Samaritanô nhân lành và thành ngôn sứ, qua sự hoán cải về phương diện mục vụ.”
Cần thực thi 3 sự hoán cải
Tài liệu làm việc cho biết theo đề nghị của Liên mạng Giáo Hội miền liên Amazon, gọi tắt là Repam, Tài liệu này có bố cục dựa trên 3 sự hoán cải như ĐTC Phanxicô mời gọi: trước hết là sự hoán cải về mục vụ, như ngài đã kêu gọi trong Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium): nhìn xem và lắng nghe; tiếp đến là hoán cải về môi sinh, như ĐTC đã trình bày trong Thông điệp Laudato Sì về việc bảo vệ căn nhà chung của nhân loại, hướng dẫn hành trình của chúng ta, tức là phán đoán và hành động; sau cùng là hoán cải theo tinh thần công nghị đồng hành của Giáo Hội, qua Tông hiến “Sự hiệp thông Giám mục” (Episcopalis Communio), hướng dẫn việc đồng hành với nhau. Chính qua việc lắng nghe và phân định về những con đường mới như thế, Giáo Hội tại miền Amazon sẽ loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô trong những năm tới đây.
Những đề nghị cụ thể
Trong số những đề nghị cụ thể, Tài liệu làm việc mời gọi các Nghị phụ suy tư về những vấn đề cụ thể như: có nên truyền chức LM cho những người nam đứng tuổi có gia đình để giải quyết nạn thiếu LM ở miền Amazon hay không? Tách rời quyền tài phán (quyền cai trị) và khỏi thánh chức? Tìm ra những thừa tác vụ chính thức có thể trao cho phụ nữ, và thăng tiến phụ nữ ở các vai trò lãnh đạo.
G. Trần Đức Anh OP