ĐTC Phanxicô gặp các bạn trẻ Bắc Macedonia
Buổi chiều 7/5, lúc 16h tại Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Skopje, ĐTC Phanxicô đã có cuộc gặp đại kết và liên tôn với khoảng 1.500 bạn trẻ. Có một đôi bạn trẻ thuộc nghi lễ hỗn hợp Công giáo và Chính thống kể về lời chứng của họ. Sau đó là lời chứng của một bạn trẻ Hồi giáo, và cuối cùng là lời chứng của một bạn trẻ Công giáo trước khi ĐTC có một bài huấn dụ với các bạn trẻ.
ĐTC Phanxicô gặp các bạn trẻ Bắc Macedonia
Buổi chiều 7/5, lúc 16h tại Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Skopje, ĐTC Phanxicô đã có cuộc gặp đại kết và liên tôn với khoảng 1.500 bạn trẻ. Có một đôi bạn trẻ thuộc nghi lễ hỗn hợp Công giáo và Chính thống kể về lời chứng của họ. Sau đó là lời chứng của một bạn trẻ Hồi giáo, và cuối cùng là lời chứng của một bạn trẻ Công giáo trước khi ĐTC có một bài huấn dụ với các bạn trẻ.
Khởi đi từ lời chia sẻ và câu hỏi của bạn trẻ Liridona: “Con có đang mơ nhiều quá không?”, Đức Thánh Cha mời các bạn trẻ: “Chúng ta cùng nhau trả lời.”
Phải có ước mơ
Ngài nói rằng không bao giờ một người mơ quá nhiều. Một trong những vấn đề lớn mà con người ngày nay gặp phải, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là họ mất khả năng mơ ước. Họ không có mơ ước, dù nhiều hay ít. Khi một người không mơ, khi một người trẻ không mơ, thì không gian trống rỗng ấy sẽ được lấp đầy bởi những lời phàn nàn và cảm giác thất vọng.
Hãy thử nghĩ về những giấc mơ vĩ đại nhất của các con, như giấc mơ Liridona: cùng với những người khác, cả Kitô hữu và Hồi giáo, mang lại hy vọng cho một thế giới đang mệt mỏi. Đây chắc chắn là một giấc mơ rất tuyệt. Cô ấy không nghĩ về những điều nhỏ nhặt, là là mặt đất, nhưng cô ấy mơ điều vĩ đại.
Về câu nói của cô gái Bozanka rằng: những người trẻ thích phiêu lưu, ĐTC nói, cha vui vì điều đó, vì đây là cách của người trẻ: trải nghiệm cuộc phiêu lưu. Người trẻ đừng sợ làm một cuộc phiêu lưu tốt lành. Và cuộc phiêu lưu nào đòi hỏi sự can đảm hơn ước mơ của Liridona cho một thế giới đang mệt mỏi? Đó là “phúc cho ai xây dựng hoà bình, vị họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Điều gì có thể thu hút chúng ta hơn là dấn thân hàng ngày để trở thành nghệ nhân của mơ ước, của niềm hy vọng?
Ở đất nước này, các con có một truyền thống tốt đẹp về chạm đá. Chúng ta phải trở nên người thợ như thế, những chuyên gia chạm khắc những giấc mơ của chính chúng ta. Một nghệ nhân chạm đá cầm một hòn đá và chậm chậm bắt đầu tạo hình cho nó với kỹ năng và nỗ lực, và đặc biệt với mong ước lớn lao là nhìn thấy viên đá đó, từ chẳng ai nhìn thấy nó là gì, trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Dám can đảm thực hiện ước mơ, không sợ vấp ngã
Những giấc mơ đẹp nhất của chúng ta chỉ đạt được nhờ hy vọng, kiên nhẫn, dấn thân và không được vội vàng. Đồng thời, chúng ta không được do dự, không được sợ mạo hiểm hay phạm sai lầm. Ngược lại, chúng ta phải sợ sống cách tê liệt, như người sống đã chết vì sợ mạo hiểm, sợ phạm sai lầm nên không dám dấn thân. Ngay cả khi các con phạm sai lầm, các con luôn có thể đứng dậy và bắt đầu lại, vì không ai có quyền cướp đi hy vọng của các con (Christus Vivit, 142). Đừng sợ trở thành nghệ nhân của những giấc mơ và hy vọng!
Chắc chắn, là thành viên của Giáo hội, chúng ta không nên tách mình khỏi người khác. Tất cả đều là anh chị em, là láng giềng, như các tông đồ đã cảm nhận “điều tốt lành của mọi người” (Cv 2,47; x. 4,21.33; 5,13). Tuy nhiên, đồng thời chúng ta phải can đảm trở nên khác biệt, chỉ cho người khác thấy những điều mà thế giới không cho, làm chứng cho vẻ đẹp của lòng quảng đại, phục vụ, tinh tuyền, kiên trì, tha thứ, trung thành với ơn gọi của mình, cầu nguyện, theo đuổi công bằng và lợi ích chung, tình yêu đối với người nghèo và tình bạn xã hội (ibid., 36).
Hãy nghĩ về Mẹ Teresa: khi Mẹ sống ở đây, Mẹ không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ kết thúc ở đâu. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục mơ và luôn để cho mình được khám phá khuôn mặt của tình yêu vĩ đại – Chúa Giêsu – trong tất cả những người bị gạt ra bên lề. Mẹ đã mơ ước vĩ đại, nên Mẹ cũng yêu điều vĩ đại. Mẹ có đôi chân vững chắc được vun trồng tại đây, trên quê hương này, nhưng Mẹ không đứng tại chỗ. Mẹ muốn trở nên “cây bút chì trong tay của Chúa”. Đây là giấc mơ Mẹ. Mẹ dâng nó cho Chúa, Mẹ đã tin điều đó, Mẹ đau khổ vì nó và Mẹ không bao giờ từ bỏ nó. Và Chúa bắt đầu viết những trang sử mới và tuyệt vời bằng cây bút chì đó.
Mỗi người trong các con được kêu gọi, như Mẹ Teresa, làm việc bằng đôi tay của mình, nghiêm túc với cuộc sống và làm cho điều gì đó đẹp. Chúng ta đừng để mình bị cướp đi những giấc mơ (x. Christus Vivit, 17); chúng ta đừng loại bỏ đi sự mới mẻ mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Các con sẽ gặp nhiều, nhiều khúc ngoặt bất ngờ trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là phải đối mặt với chúng và tìm ra những cách sáng tạo để biến chúng thành cơ hội. Nhưng không phải một mình! Không ai có thể chiến đấu một mình. Như Dragan và Marija đã nói với chúng ta: “Sự hiệp thông cho chúng tôi sức mạnh để đối mặt với những thách đố của xã hội hôm nay.”
Cùng nhau xây dựng ước mơ
Điều quan trọng là mơ cùng nhau! Giống như các con đang làm hôm nay: mọi người cùng nhau, tại đây, không rào cản. Các con hãy cùng nhau mơ ước, không phải một mình! Nhưng ước mơ với người khác và không bao giờ chống lại người khác! Nếu chỉ một mình thì sẽ có nguy cơ ảo tưởng, nhìn thấy những thứ không có. Ước mơ được xây dựng cùng nhau.
Chúng ta bước vào kỷ nguyên kết nối, nhưng ít biết về giao tiếp. Tất cả chúng ta kết nối với nhau, nhưng thực sự ít liên quan đến người khác. Cần lắng nghe nhau, cùng nhau mơ ước và nhìn về tương lai với hy vọng và lòng biết ơn. Cha nói với các con điều này: hãy để cho mình có cơ hội chia sẻ và tận hưởng những cuộc gặp gỡ diện đối diện với mọi người, đặc biệt là với ông bà, với người già trong cộng đồng của các con.
Dành thời gian cho người già, lắng nghe những câu chuyện của họ, đôi khi có vẻ hơi phi thực tế nhưng thực sự nó chứa đầy những kinh nghiệm quý giá. Để kể những câu chuyện đó thì cần có thời gian (x. Christus Vivit, 195). Đừng quên câu nói của người xưa rằng một người nhỏ bé có thể nhìn xa hơn nhờ đứng trên vai một người khổng lồ.
Khi những giấc mơ của các con bị mờ đi và trái tim của các con như bị chìm xuống, thì hãy tìm kiếm một cộng đoàn, nắm lấy tay nhau và nhớ rằng có Ai đó muốn các con sống (x. Christus Vivit, 1)!
ĐTC kết thúc bài diễn văn bằng một lời nguyện của Mẹ Teresa và phép lành dành cho các bạn trẻ.
Khởi đi từ lời chia sẻ và câu hỏi của bạn trẻ Liridona: “Con có đang mơ nhiều quá không?”, Đức Thánh Cha mời các bạn trẻ: “Chúng ta cùng nhau trả lời.”
Phải có ước mơ
Ngài nói rằng không bao giờ một người mơ quá nhiều. Một trong những vấn đề lớn mà con người ngày nay gặp phải, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là họ mất khả năng mơ ước. Họ không có mơ ước, dù nhiều hay ít. Khi một người không mơ, khi một người trẻ không mơ, thì không gian trống rỗng ấy sẽ được lấp đầy bởi những lời phàn nàn và cảm giác thất vọng.
Hãy thử nghĩ về những giấc mơ vĩ đại nhất của các con, như giấc mơ Liridona: cùng với những người khác, cả Kitô hữu và Hồi giáo, mang lại hy vọng cho một thế giới đang mệt mỏi. Đây chắc chắn là một giấc mơ rất tuyệt. Cô ấy không nghĩ về những điều nhỏ nhặt, là là mặt đất, nhưng cô ấy mơ điều vĩ đại.
Về câu nói của cô gái Bozanka rằng: những người trẻ thích phiêu lưu, ĐTC nói, cha vui vì điều đó, vì đây là cách của người trẻ: trải nghiệm cuộc phiêu lưu. Người trẻ đừng sợ làm một cuộc phiêu lưu tốt lành. Và cuộc phiêu lưu nào đòi hỏi sự can đảm hơn ước mơ của Liridona cho một thế giới đang mệt mỏi? Đó là “phúc cho ai xây dựng hoà bình, vị họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Điều gì có thể thu hút chúng ta hơn là dấn thân hàng ngày để trở thành nghệ nhân của mơ ước, của niềm hy vọng?
Ở đất nước này, các con có một truyền thống tốt đẹp về chạm đá. Chúng ta phải trở nên người thợ như thế, những chuyên gia chạm khắc những giấc mơ của chính chúng ta. Một nghệ nhân chạm đá cầm một hòn đá và chậm chậm bắt đầu tạo hình cho nó với kỹ năng và nỗ lực, và đặc biệt với mong ước lớn lao là nhìn thấy viên đá đó, từ chẳng ai nhìn thấy nó là gì, trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Dám can đảm thực hiện ước mơ, không sợ vấp ngã
Những giấc mơ đẹp nhất của chúng ta chỉ đạt được nhờ hy vọng, kiên nhẫn, dấn thân và không được vội vàng. Đồng thời, chúng ta không được do dự, không được sợ mạo hiểm hay phạm sai lầm. Ngược lại, chúng ta phải sợ sống cách tê liệt, như người sống đã chết vì sợ mạo hiểm, sợ phạm sai lầm nên không dám dấn thân. Ngay cả khi các con phạm sai lầm, các con luôn có thể đứng dậy và bắt đầu lại, vì không ai có quyền cướp đi hy vọng của các con (Christus Vivit, 142). Đừng sợ trở thành nghệ nhân của những giấc mơ và hy vọng!
Chắc chắn, là thành viên của Giáo hội, chúng ta không nên tách mình khỏi người khác. Tất cả đều là anh chị em, là láng giềng, như các tông đồ đã cảm nhận “điều tốt lành của mọi người” (Cv 2,47; x. 4,21.33; 5,13). Tuy nhiên, đồng thời chúng ta phải can đảm trở nên khác biệt, chỉ cho người khác thấy những điều mà thế giới không cho, làm chứng cho vẻ đẹp của lòng quảng đại, phục vụ, tinh tuyền, kiên trì, tha thứ, trung thành với ơn gọi của mình, cầu nguyện, theo đuổi công bằng và lợi ích chung, tình yêu đối với người nghèo và tình bạn xã hội (ibid., 36).
Hãy nghĩ về Mẹ Teresa: khi Mẹ sống ở đây, Mẹ không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ kết thúc ở đâu. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục mơ và luôn để cho mình được khám phá khuôn mặt của tình yêu vĩ đại – Chúa Giêsu – trong tất cả những người bị gạt ra bên lề. Mẹ đã mơ ước vĩ đại, nên Mẹ cũng yêu điều vĩ đại. Mẹ có đôi chân vững chắc được vun trồng tại đây, trên quê hương này, nhưng Mẹ không đứng tại chỗ. Mẹ muốn trở nên “cây bút chì trong tay của Chúa”. Đây là giấc mơ Mẹ. Mẹ dâng nó cho Chúa, Mẹ đã tin điều đó, Mẹ đau khổ vì nó và Mẹ không bao giờ từ bỏ nó. Và Chúa bắt đầu viết những trang sử mới và tuyệt vời bằng cây bút chì đó.
Mỗi người trong các con được kêu gọi, như Mẹ Teresa, làm việc bằng đôi tay của mình, nghiêm túc với cuộc sống và làm cho điều gì đó đẹp. Chúng ta đừng để mình bị cướp đi những giấc mơ (x. Christus Vivit, 17); chúng ta đừng loại bỏ đi sự mới mẻ mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Các con sẽ gặp nhiều, nhiều khúc ngoặt bất ngờ trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là phải đối mặt với chúng và tìm ra những cách sáng tạo để biến chúng thành cơ hội. Nhưng không phải một mình! Không ai có thể chiến đấu một mình. Như Dragan và Marija đã nói với chúng ta: “Sự hiệp thông cho chúng tôi sức mạnh để đối mặt với những thách đố của xã hội hôm nay.”
Cùng nhau xây dựng ước mơ
Điều quan trọng là mơ cùng nhau! Giống như các con đang làm hôm nay: mọi người cùng nhau, tại đây, không rào cản. Các con hãy cùng nhau mơ ước, không phải một mình! Nhưng ước mơ với người khác và không bao giờ chống lại người khác! Nếu chỉ một mình thì sẽ có nguy cơ ảo tưởng, nhìn thấy những thứ không có. Ước mơ được xây dựng cùng nhau.
Chúng ta bước vào kỷ nguyên kết nối, nhưng ít biết về giao tiếp. Tất cả chúng ta kết nối với nhau, nhưng thực sự ít liên quan đến người khác. Cần lắng nghe nhau, cùng nhau mơ ước và nhìn về tương lai với hy vọng và lòng biết ơn. Cha nói với các con điều này: hãy để cho mình có cơ hội chia sẻ và tận hưởng những cuộc gặp gỡ diện đối diện với mọi người, đặc biệt là với ông bà, với người già trong cộng đồng của các con.
Dành thời gian cho người già, lắng nghe những câu chuyện của họ, đôi khi có vẻ hơi phi thực tế nhưng thực sự nó chứa đầy những kinh nghiệm quý giá. Để kể những câu chuyện đó thì cần có thời gian (x. Christus Vivit, 195). Đừng quên câu nói của người xưa rằng một người nhỏ bé có thể nhìn xa hơn nhờ đứng trên vai một người khổng lồ.
Khi những giấc mơ của các con bị mờ đi và trái tim của các con như bị chìm xuống, thì hãy tìm kiếm một cộng đoàn, nắm lấy tay nhau và nhớ rằng có Ai đó muốn các con sống (x. Christus Vivit, 1)!
ĐTC kết thúc bài diễn văn bằng một lời nguyện của Mẹ Teresa và phép lành dành cho các bạn trẻ.
Văn Yên, SJ