ĐTC chủ toạ cuộc gặp gỡ hoà bình tại Bulgari
Trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo tại Sofia, Bulgari, ĐTC kêu gọi mọi người chấp nhận đối thoại và gặp gỡ như con đường xây dựng hoà bình. Cuộc gặp gỡ diễn ra dưới trời mưa nặng hạt, lúc hơn 6 giờ chiều ngày 6-5-2019 Quảng trường Nezavisimost ở trung tâm thủ đô Sofia và là hoạt động chót của ĐTC trong 2 ngày viếng thăm tại Bulgari.
ĐTC chủ toạ cuộc gặp gỡ hoà bình tại Bulgari
Trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo tại Sofia, Bulgari, ĐTC kêu gọi mọi người chấp nhận đối thoại và gặp gỡ như con đường xây dựng hoà bình.
Cuộc gặp gỡ diễn ra dưới trời mưa nặng hạt, lúc hơn 6 giờ chiều ngày 6-5-2019 Quảng trường Nezavisimost ở trung tâm thủ đô Sofia và là hoạt động chót của ĐTC trong 2 ngày viếng thăm tại Bulgari.
Cuộc gặp gỡ diễn ra dưới trời mưa nặng hạt, lúc hơn 6 giờ chiều ngày 6-5-2019 Quảng trường Nezavisimost ở trung tâm thủ đô Sofia và là hoạt động chót của ĐTC trong 2 ngày viếng thăm tại Bulgari.
Quảng trường Nezaviasimotst
Quảng trường này trước đây mang tên Lenin, nhưng nay được gọi là Quảng trường Độc Lập, và được chỉnh trang lại hoàn toàn sau những cuộc oanh kích hồi thế chiến thứ hai. Tượng Lenin và ngôi sao đỏ khổng lồ trên toà nhà trước kia là trụ sở đảng cộng sản Bulgari đã bị tháo gỡ.
Diễn tiến cuộc gặp gỡ
Tại quảng trường, lúc hơn 6 giờ chiều, ĐTC đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo tiến lên lễ đài, trong tiếng hát của ca đoàn và mọi người. Trong số các vị hiện diện trên lễ đài có Sofiya Alfred Koenova, Chủ tịch Cộng đồng Do Thái giáo, ĐGM Armeni Datev Hagopian, Mục sư Ruman Bordjiev, Đại Mufti Hadzhi. Không có vị lãnh đạo nào của Chính thống giáo hiện diện.
Trên lễ đài đặc biệt có một cây nến lớn với huy hiệu cuộc viếng thăm của ĐTC, một cây Oliu biểu tượng hoà bình và những đóa hoa hồng, biểu tượng của Bulgari. Có 6 em bé được ngồi gần chân của ĐTC. Trước lễ đài, dưới các dù che mưa, có các vị đại diện tôn giáo khác như các Iman Hồi giáo, các HY, GM, các GM Chính thống, các mục sư Tin Lành và các đan sĩ Armeni.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu với bài ca các thụ tạo của Thánh Phanxicô Assisi, và mọi người đọc Thánh vịnh 122: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Chúng ta hãy về nhà Chúa”; trước khi một ngọn nến với 6 đèn sáng được thắp lên, tượng trưng các tôn giáo hiện diện.
Kinh nguyện hoà bình
Sau đó, các vị đại diện của Chính Thống, Do Thái, Tin Lành, Armeni, Hồi giáo và Công giáo lần lượt xướng lên những kinh nguyện cầu cho hòa bình. Sau cùng là lời nguyện của ĐTC. Ngài đọc lời Kinh Hoà bình của Thánh Phanxicô: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…
Sứ điệp của ĐTC
Trong sứ điệp nhân dịp này, đề cao tấm gương của Thánh Phanxicô Assisi như người xây dựng hoà bình đích thực. Ngài nói:
Quảng trường này trước đây mang tên Lenin, nhưng nay được gọi là Quảng trường Độc Lập, và được chỉnh trang lại hoàn toàn sau những cuộc oanh kích hồi thế chiến thứ hai. Tượng Lenin và ngôi sao đỏ khổng lồ trên toà nhà trước kia là trụ sở đảng cộng sản Bulgari đã bị tháo gỡ.
Diễn tiến cuộc gặp gỡ
Tại quảng trường, lúc hơn 6 giờ chiều, ĐTC đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo tiến lên lễ đài, trong tiếng hát của ca đoàn và mọi người. Trong số các vị hiện diện trên lễ đài có Sofiya Alfred Koenova, Chủ tịch Cộng đồng Do Thái giáo, ĐGM Armeni Datev Hagopian, Mục sư Ruman Bordjiev, Đại Mufti Hadzhi. Không có vị lãnh đạo nào của Chính thống giáo hiện diện.
Trên lễ đài đặc biệt có một cây nến lớn với huy hiệu cuộc viếng thăm của ĐTC, một cây Oliu biểu tượng hoà bình và những đóa hoa hồng, biểu tượng của Bulgari. Có 6 em bé được ngồi gần chân của ĐTC. Trước lễ đài, dưới các dù che mưa, có các vị đại diện tôn giáo khác như các Iman Hồi giáo, các HY, GM, các GM Chính thống, các mục sư Tin Lành và các đan sĩ Armeni.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu với bài ca các thụ tạo của Thánh Phanxicô Assisi, và mọi người đọc Thánh vịnh 122: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Chúng ta hãy về nhà Chúa”; trước khi một ngọn nến với 6 đèn sáng được thắp lên, tượng trưng các tôn giáo hiện diện.
Kinh nguyện hoà bình
Sau đó, các vị đại diện của Chính Thống, Do Thái, Tin Lành, Armeni, Hồi giáo và Công giáo lần lượt xướng lên những kinh nguyện cầu cho hòa bình. Sau cùng là lời nguyện của ĐTC. Ngài đọc lời Kinh Hoà bình của Thánh Phanxicô: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…
Sứ điệp của ĐTC
Trong sứ điệp nhân dịp này, đề cao tấm gương của Thánh Phanxicô Assisi như người xây dựng hoà bình đích thực. Ngài nói:
“Mỗi người chúng ta được kêu gọi noi gương thánh nhân, trở thành người xây dựng hoà bình. Hoà bình vừa là một hồng ân, vừa là một trách vụ. Cần phải cầu xin và hoạt động cho hoà bình, đón nhận hoà bình như một phúc lành và liên tục tìm kiếm khi chúng ta hằng ngày cố gắng xây dựng một nền văn hoá trong đó hoà bình được tôn trọng như một quyền căn bản. Một nền hoà bình tích cực, “được củng cố” chống lại mọi hình thức ích kỷ và dửng dưng khiến chúng ta đặt tư lợi của một thiểu số trên phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người.”
Đối thoại như con đường hoà bình
“Hoà bình đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận đối thoại như con đường của chúng ta, coi sự cảm thông nhau như một quy luật hành xử, và sự hiểu biết nhau như phương pháp và tiêu chuẩn hành động của chúng ta. Với phương thức ấy, chúng ta có thể chú tâm đến những gì liên kết chúng ta, chứng tỏ sự tôn trọng hỗ tương đối với những khác biệt giữa chúng ta, và khích lệ nhau hướng nhìn về tương lai với những cơ may và phẩm giá, đặc biệt cho các thế hệ mai sau.”
Ngọn nến trở thành đèn pha hoà bình
ĐTC nhận xét: “Chiều tối hôm nay, chúng ta họp nhau để cầu nguyện trước những ngọn đèn sáng này do các trẻ em mang đến. Những ngọn đèn này biểu tượng ngọn lửa tình thương được thắp lên trong chúng ta, và nhắm trở thành một ngọn đèn pha từ bi, yêu thương và hoà bình tại bất kỳ nơi nào chúng ta sống. Một ngọn đèn pha có thể chiếu giãi ánh sáng trên toàn thế giới chúng ta. Với ngọn lửa tình thương, chúng ta có thể làm tan băng giá chiến tranh và xung đột.”
Xây dựng hoà bình ở mọi nơi
ĐTC cũng nhắc lại: “Trong nhiều thế kỷ, dân Bulgari ở Sofia thuộc các nhóm văn hoá và tôn giáo khác nhau vẫn tụ họp tại nơi gặp gỡ này và thảo luận. Ước gì nơi biểu tượng này trở thành một chứng tá hoà bình. Tối hôm nay, tiếng nói của chúng ta hợp với nhau biểu lộ ước muốn nồng nhiệt mong được hòa bình. Chúng ta hãy làm sao để có hoà bình trên trái đất: trong gia đình chúng ta, trong tâm hồn và trên hết tại những nơi bao nhiêu tiếng nói bị tắt ngúm vì chiến tranh, bị bóp nghẹt vì sự dửng dưng và bị làm ngơ do sự đồng loã nặng nề của các nhóm tìm kiếm lợi lộc. Ước gì tất cả mọi người cùng nhau làm việc để giấc mơ này trở thành sự thật: các vị lãnh đạo tôn giáo, chính trị và văn hoá. Ước gì mỗi người trong chúng ta, dù ở nơi nào đi nữa, dù làm việc gì đi nữa, đều có thể nói: ‘Xin biến con thành khí cụ bình an.'”
Sau sứ điệp của ĐTC mọi người đã chúc bình an cho nhau và buổi gặp gỡ kết thúc với bài ca Alleluia.
Khi ĐTC trở về Toà Sứ thần Toà Thánh ở Sofia, có một số tín hữu chào đón, họ chờ đợi ngài hàng giờ dưới dù che mưa. Trước khi lui về phòng riêng, ngài còn chào thăm và cám ơn các nhân viên và vị ân nhân đã giúp đỡ đỡ ngài nhân cuộc viếng thăm.
Chương trình hoạt động của ĐTC trong ngày 7-5-2019
Sáng thứ ba 7-5-2019, ngày chót trong 3 ngày viếng thăm, ĐTC sẽ rời thủ đô Sofia của Bulgari để bay tới phi trường thành phố Skopje, thủ đô Bắc Macedonia, là chặng thứ hai trong cuộc tông du thứ 29 của ĐTC tại nước ngoài.
Khi đến phi trường Skopje lúc quá 8 giờ sáng, ngài sẽ được tổng thống tiếp đón tận chân thang máy bay và sau đó về Phủ Tổng thống, nơi sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức với tất cả các nghi lễ ngoại giao.
Tiếp đến, sau khi hội kiến riêng với tổng thống, ĐTC sẽ gặp thủ tướng của Bắc Macedonia, rồi gặp gỡ các giới chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Sau các hoạt động này, lúc hơn 10 giờ, ĐTC sẽ viếng Nhà Tưởng niệm Mẹ Têrêsa Calcutta, tại nơi xưa kia là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa và Mẹ Têrêxa lãnh nhận Bí tích Rửa Tội tại đây. Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trước sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo, và ngài cũng sẽ gặp gỡ người nghèo.
Sau đó ngài sẽ cử hành Thánh lễ lúc 11 giờ 30 tại Quảng trường Macedonia ở trung tâm thành phố Skopje.
Lúc 4 giờ chiều cùng ngày 7-5-2019, ĐTC sẽ gặp gỡ các bạn trẻ Chính thống, Hồi giáo và Công giáo tại Trung tâm Mục vụ ở Skopje, trước khi gặp gỡ các LM, cùng với gia đình các vị, và các tu sĩ tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sau lễ, ĐTC sẽ ra phi trường để đáp máy bay về Roma.
Đối thoại như con đường hoà bình
“Hoà bình đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận đối thoại như con đường của chúng ta, coi sự cảm thông nhau như một quy luật hành xử, và sự hiểu biết nhau như phương pháp và tiêu chuẩn hành động của chúng ta. Với phương thức ấy, chúng ta có thể chú tâm đến những gì liên kết chúng ta, chứng tỏ sự tôn trọng hỗ tương đối với những khác biệt giữa chúng ta, và khích lệ nhau hướng nhìn về tương lai với những cơ may và phẩm giá, đặc biệt cho các thế hệ mai sau.”
Ngọn nến trở thành đèn pha hoà bình
ĐTC nhận xét: “Chiều tối hôm nay, chúng ta họp nhau để cầu nguyện trước những ngọn đèn sáng này do các trẻ em mang đến. Những ngọn đèn này biểu tượng ngọn lửa tình thương được thắp lên trong chúng ta, và nhắm trở thành một ngọn đèn pha từ bi, yêu thương và hoà bình tại bất kỳ nơi nào chúng ta sống. Một ngọn đèn pha có thể chiếu giãi ánh sáng trên toàn thế giới chúng ta. Với ngọn lửa tình thương, chúng ta có thể làm tan băng giá chiến tranh và xung đột.”
Xây dựng hoà bình ở mọi nơi
ĐTC cũng nhắc lại: “Trong nhiều thế kỷ, dân Bulgari ở Sofia thuộc các nhóm văn hoá và tôn giáo khác nhau vẫn tụ họp tại nơi gặp gỡ này và thảo luận. Ước gì nơi biểu tượng này trở thành một chứng tá hoà bình. Tối hôm nay, tiếng nói của chúng ta hợp với nhau biểu lộ ước muốn nồng nhiệt mong được hòa bình. Chúng ta hãy làm sao để có hoà bình trên trái đất: trong gia đình chúng ta, trong tâm hồn và trên hết tại những nơi bao nhiêu tiếng nói bị tắt ngúm vì chiến tranh, bị bóp nghẹt vì sự dửng dưng và bị làm ngơ do sự đồng loã nặng nề của các nhóm tìm kiếm lợi lộc. Ước gì tất cả mọi người cùng nhau làm việc để giấc mơ này trở thành sự thật: các vị lãnh đạo tôn giáo, chính trị và văn hoá. Ước gì mỗi người trong chúng ta, dù ở nơi nào đi nữa, dù làm việc gì đi nữa, đều có thể nói: ‘Xin biến con thành khí cụ bình an.'”
Sau sứ điệp của ĐTC mọi người đã chúc bình an cho nhau và buổi gặp gỡ kết thúc với bài ca Alleluia.
Khi ĐTC trở về Toà Sứ thần Toà Thánh ở Sofia, có một số tín hữu chào đón, họ chờ đợi ngài hàng giờ dưới dù che mưa. Trước khi lui về phòng riêng, ngài còn chào thăm và cám ơn các nhân viên và vị ân nhân đã giúp đỡ đỡ ngài nhân cuộc viếng thăm.
Chương trình hoạt động của ĐTC trong ngày 7-5-2019
Sáng thứ ba 7-5-2019, ngày chót trong 3 ngày viếng thăm, ĐTC sẽ rời thủ đô Sofia của Bulgari để bay tới phi trường thành phố Skopje, thủ đô Bắc Macedonia, là chặng thứ hai trong cuộc tông du thứ 29 của ĐTC tại nước ngoài.
Khi đến phi trường Skopje lúc quá 8 giờ sáng, ngài sẽ được tổng thống tiếp đón tận chân thang máy bay và sau đó về Phủ Tổng thống, nơi sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức với tất cả các nghi lễ ngoại giao.
Tiếp đến, sau khi hội kiến riêng với tổng thống, ĐTC sẽ gặp thủ tướng của Bắc Macedonia, rồi gặp gỡ các giới chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Sau các hoạt động này, lúc hơn 10 giờ, ĐTC sẽ viếng Nhà Tưởng niệm Mẹ Têrêsa Calcutta, tại nơi xưa kia là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa và Mẹ Têrêxa lãnh nhận Bí tích Rửa Tội tại đây. Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trước sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo, và ngài cũng sẽ gặp gỡ người nghèo.
Sau đó ngài sẽ cử hành Thánh lễ lúc 11 giờ 30 tại Quảng trường Macedonia ở trung tâm thành phố Skopje.
Lúc 4 giờ chiều cùng ngày 7-5-2019, ĐTC sẽ gặp gỡ các bạn trẻ Chính thống, Hồi giáo và Công giáo tại Trung tâm Mục vụ ở Skopje, trước khi gặp gỡ các LM, cùng với gia đình các vị, và các tu sĩ tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sau lễ, ĐTC sẽ ra phi trường để đáp máy bay về Roma.
G. Trần Đức Anh OP