ĐTC Phanxicô, người mang sứ điệp hoà bình đến Bulgari
ĐTC đến Bulgari như người mang sứ điệp hoà bình và nhắc nhở rằng hoà bình được xây dựng qua sự tìm kiếm những gì liên kết chúng ta với nhau.
ĐTC Phanxicô, người mang sứ điệp hoà bình đến Bulgari
ĐTC đến Bulgari như người mang sứ điệp hoà bình và nhắc nhở rằng hoà bình được xây dựng qua sự tìm kiếm những gì liên kết chúng ta với nhau.
Trên đây là lời tuyên bố của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khánh Toà Thánh, trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, truyền đi chiều ngày 2-5 vừa qua, trước cuộc viếng thăm ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện tại Bulgari trong 2 ngày mồng 5 và 6-5 sắp tới (2019) và được nối tiếp với cuộc viếng thăm tại Bắc Macedonia.
Hai hướng đi để phát triển hoà bình
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Parolin nói: “Tôi nghĩ rằng đề tài hoà bình mà ĐTC mang đến trong cuộc viếng thăm này có thể phát triển trong hai hướng đi: một đàng, khi nhắc nhớ những gì là nền tảng của hoà bình, theo Thông điệp “Hoà bình dưới thế” (Pacem in terris) của ĐGH Gioan XXIII, mà nếu không có những nền tảng ấy thì không thể kiến tạo hoà bình chân thực, một nền hoà bình vững bền; những nền tảng đó là sự thật, công lý, tự do và tình thương; đồng thời khi nhắc nhớ hình ảnh Đức Gioan XXIII – vốn là người bạn rất thân thiết của Bulgari nơi ngài làm Khâm sứ Toà Thánh – ĐTC Phanxicô muốn nói rằng hoà bình được xây dựng qua những cử chỉ mà Đức Gioan XXIII đã làm chứng, đó là tìm kiếm tình thân hữu, sự dịu dàng, dễ mến, gặp gỡ tha nhân, làm nổi bật những gì liên kết chúng ta hơn là chia rẽ… Đó là những nét chính, những đặc tính quan trọng của con người và triều đại của Đức Gioan XXIII, những nét đã nổi bật khi Người còn là Đại diện Toà Thánh tại Bulgari. Tôi tin rằng dựa trên những đường nét đó, ĐTC Phanxicô tìm cách góp phần vào hoà bình trong cuộc viếng thăm này.”
Những cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Bulgari
Về những cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, với các vị lãnh đạo Chính thống Bulgari và các vị lãnh đạo tôn giáo khác tại nước này, ĐHY Quốc vu khanh Toà Thánh nói: “Tôi thiết nghĩ ý nghĩa cuộc gặp gỡ ấy hệ tại chiều kích huynh đệ, và nhấn mạnh đại kết như một hành trình huynh đệ, nhìn nhận nhau như anh em con của một Chúa duy nhất, và đồng thời, nhìn nhận tất cả những cố gắng vượt thắng chia rẽ, căng thẳng còn tồn đọng – tìm lại mình trong sứ mạng căn bản của các Kitô hữu là mang Tin Mừng cho thế giới, với ý thức rằng hiệu năng công cuộc loan báo Tin Mừng này càng sâu đậm và quyết liệt hơn nếu chúng ta hiệp nhất với nhau và nếu chúng ta càng cùng nhau thông truyền Lời Cứu Độ mà Chúa đã uỷ thác cho chúng ta.” (Rei 2-5-2019)
Trên đây là lời tuyên bố của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khánh Toà Thánh, trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, truyền đi chiều ngày 2-5 vừa qua, trước cuộc viếng thăm ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện tại Bulgari trong 2 ngày mồng 5 và 6-5 sắp tới (2019) và được nối tiếp với cuộc viếng thăm tại Bắc Macedonia.
Hai hướng đi để phát triển hoà bình
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Parolin nói: “Tôi nghĩ rằng đề tài hoà bình mà ĐTC mang đến trong cuộc viếng thăm này có thể phát triển trong hai hướng đi: một đàng, khi nhắc nhớ những gì là nền tảng của hoà bình, theo Thông điệp “Hoà bình dưới thế” (Pacem in terris) của ĐGH Gioan XXIII, mà nếu không có những nền tảng ấy thì không thể kiến tạo hoà bình chân thực, một nền hoà bình vững bền; những nền tảng đó là sự thật, công lý, tự do và tình thương; đồng thời khi nhắc nhớ hình ảnh Đức Gioan XXIII – vốn là người bạn rất thân thiết của Bulgari nơi ngài làm Khâm sứ Toà Thánh – ĐTC Phanxicô muốn nói rằng hoà bình được xây dựng qua những cử chỉ mà Đức Gioan XXIII đã làm chứng, đó là tìm kiếm tình thân hữu, sự dịu dàng, dễ mến, gặp gỡ tha nhân, làm nổi bật những gì liên kết chúng ta hơn là chia rẽ… Đó là những nét chính, những đặc tính quan trọng của con người và triều đại của Đức Gioan XXIII, những nét đã nổi bật khi Người còn là Đại diện Toà Thánh tại Bulgari. Tôi tin rằng dựa trên những đường nét đó, ĐTC Phanxicô tìm cách góp phần vào hoà bình trong cuộc viếng thăm này.”
Những cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Bulgari
Về những cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, với các vị lãnh đạo Chính thống Bulgari và các vị lãnh đạo tôn giáo khác tại nước này, ĐHY Quốc vu khanh Toà Thánh nói: “Tôi thiết nghĩ ý nghĩa cuộc gặp gỡ ấy hệ tại chiều kích huynh đệ, và nhấn mạnh đại kết như một hành trình huynh đệ, nhìn nhận nhau như anh em con của một Chúa duy nhất, và đồng thời, nhìn nhận tất cả những cố gắng vượt thắng chia rẽ, căng thẳng còn tồn đọng – tìm lại mình trong sứ mạng căn bản của các Kitô hữu là mang Tin Mừng cho thế giới, với ý thức rằng hiệu năng công cuộc loan báo Tin Mừng này càng sâu đậm và quyết liệt hơn nếu chúng ta hiệp nhất với nhau và nếu chúng ta càng cùng nhau thông truyền Lời Cứu Độ mà Chúa đã uỷ thác cho chúng ta.” (Rei 2-5-2019)
G. Trần Đức Anh OP