Bộ Truyền thông Toà Thánh gởi sứ điệp đến Hội nghị thứ 12 của Liên hiệp Radio Châu Phi
Từ 25-29/3, Liên hiệp các đài phát thanh Phi châu nhóm họp Hội nghị lần thứ 12 tại Marốc với chủ đề “Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới trên việc phát triển của Châu Phi trong thế kỷ 21”. Nhân dịp này, ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Toà Thánh, gởi sứ điệp đến Hội nghị.
Bộ Truyền thông Toà Thánh gởi sứ điệp đến Hội nghị thứ 12 của Liên hiệp Radio Châu Phi
Từ 25-29/3, Liên hiệp các đài phát thanh Phi châu nhóm họp Hội nghị lần thứ 12 tại Marốc với chủ đề “Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới trên việc phát triển của Châu Phi trong thế kỷ 21”. Nhân dịp này, ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Toà Thánh, gởi sứ điệp đến Hội nghị.
Trong thư, ông Ruffini nhắc đến cuộc cách mạng kỹ thuật số trở nên phổ biến và đặt tất cả chúng ta trước thực tế mới, đó là: hầu hết các phương tiện kỹ thuật hoạt động cách đây chỉ 10 năm bây giờ gần như bị lạc hậu. Các phương tiện công nghệ hiện đại đang làm thay đổi nền tảng ngành công nghiệp nghe nhìn. Mọi sản phẩm từ bản văn, âm thanh, hình ảnh đều có thể được tìm thấy trên các trang mạng. Điều này làm cho việc thương mại hoá hoặc trao đổi các chương trình phải đối mặt với những thách thức mới. Ví dụ, rất khó để đảm bảo bản quyền hoặc bảo vệ các nhà sản xuất có ngân sách thấp. Do đó, những nhà cung cấp truyền thông cần phải suy nghĩ lại toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối.
Nhưng dù các phương tiện truyền thông thay đổi thế nào, thì những người làm truyền thông cũng không được quên đi chiều kích con người, ngay cả trong quá trình sản xuất ở cấp độ công nghiệp. Ông Ruffini trích dẫn lời của Đức Thánh Cha trong sứ điệp cho Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 53, rằng “nếu Internet cho phép dễ dàng tiếp cận tri thức thì nó cũng là một trong những nơi có nhiều những thông tin sai lệch và bóp méo sự thật nhất”. Do đó, “cần suy tư về tính đa dạng các kênh truyền và các trạm để đảo bảo tính chân thực của thông tin”.
Các phương tiện truyền thông mới không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nghe nhìn, mà còn ảnh hưởng cả đến cách sống, cách tương quan của chúng ta với người khác. Chúng ta không thể tránh những khía cạnh này. Truyền thông có thể tạo nên sự nối kết nhưng cũng có thể tạo nên sự chia rẽ. Vì thế, cũng trích từ sứ điệp của Đức Thánh Cha, “việc đối thoại phải tỏ lộ sự thật, và sự thật phải ăn sâu vào cuộc đối thoại”. Do đó, các nhà báo phải là “những người tìm kiếm sự thật”. Họ không hài lòng với vẻ bề ngoài, những mẫu có sẵn hay các câu trả lời dễ dãi. Họ cũng không để mình trở thành con dê tế thần hoặc một công cụ của một tổ chức nào.
Ông Ruffini nhân danh Đức Thánh Cha chúc mừng Hội nghị và ông diễn tả tinh thần hợp tác giữa Bộ Truyền thông Toà Thánh và Liên hiệp các Đài Phát thanh Châu Phi. (CSR_1873_2019)
Trong thư, ông Ruffini nhắc đến cuộc cách mạng kỹ thuật số trở nên phổ biến và đặt tất cả chúng ta trước thực tế mới, đó là: hầu hết các phương tiện kỹ thuật hoạt động cách đây chỉ 10 năm bây giờ gần như bị lạc hậu. Các phương tiện công nghệ hiện đại đang làm thay đổi nền tảng ngành công nghiệp nghe nhìn. Mọi sản phẩm từ bản văn, âm thanh, hình ảnh đều có thể được tìm thấy trên các trang mạng. Điều này làm cho việc thương mại hoá hoặc trao đổi các chương trình phải đối mặt với những thách thức mới. Ví dụ, rất khó để đảm bảo bản quyền hoặc bảo vệ các nhà sản xuất có ngân sách thấp. Do đó, những nhà cung cấp truyền thông cần phải suy nghĩ lại toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối.
Nhưng dù các phương tiện truyền thông thay đổi thế nào, thì những người làm truyền thông cũng không được quên đi chiều kích con người, ngay cả trong quá trình sản xuất ở cấp độ công nghiệp. Ông Ruffini trích dẫn lời của Đức Thánh Cha trong sứ điệp cho Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 53, rằng “nếu Internet cho phép dễ dàng tiếp cận tri thức thì nó cũng là một trong những nơi có nhiều những thông tin sai lệch và bóp méo sự thật nhất”. Do đó, “cần suy tư về tính đa dạng các kênh truyền và các trạm để đảo bảo tính chân thực của thông tin”.
Các phương tiện truyền thông mới không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nghe nhìn, mà còn ảnh hưởng cả đến cách sống, cách tương quan của chúng ta với người khác. Chúng ta không thể tránh những khía cạnh này. Truyền thông có thể tạo nên sự nối kết nhưng cũng có thể tạo nên sự chia rẽ. Vì thế, cũng trích từ sứ điệp của Đức Thánh Cha, “việc đối thoại phải tỏ lộ sự thật, và sự thật phải ăn sâu vào cuộc đối thoại”. Do đó, các nhà báo phải là “những người tìm kiếm sự thật”. Họ không hài lòng với vẻ bề ngoài, những mẫu có sẵn hay các câu trả lời dễ dãi. Họ cũng không để mình trở thành con dê tế thần hoặc một công cụ của một tổ chức nào.
Ông Ruffini nhân danh Đức Thánh Cha chúc mừng Hội nghị và ông diễn tả tinh thần hợp tác giữa Bộ Truyền thông Toà Thánh và Liên hiệp các Đài Phát thanh Châu Phi. (CSR_1873_2019)
Văn Yên, SJ