Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao Giải “Pacem in Terris” 2019
Ngày 04.03.2019, Đức cha Thomas Zinkula, Giám mục của Davenport, đã trao Giải “Pacem in Terris” năm 2019 cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao Giải “Pacem in Terris” 2019
Ngày 04.03.2019, Đức cha Thomas Zinkula, Giám mục của Davenport, đã trao Giải “Pacem in Terris” năm 2019 cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.
Giải “Pacem in Terris” là giải thưởng được Giáo hội Công giáo thành lập năm 1964, để vinh danh Thông điệp “Pacem in Terris” – Hòa bình dưới thế – do thánh Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành năm 1963. Giải thưởng này được trao để vinh danh những người nổi bật về hoạt động cho hòa bình và công lý.
Người dấn thân cho hòa bình và nhân quyền
Phát biểu trong buổi lễ trao giải, Đức cha Zinkula của Giáo phận Davenport, bang Iowa, Hoa Kỳ, nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là người thăng tiến hoà bình nội tâm và hoà bình trên thế giới trong suốt cuộc đời của ngài.”
Thông cáo về việc trao giải thưởng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma viết: “Hội đồng nhìn nhận tầm nhìn và sự dấn thân của ngài cho nhân quyền, hoà bình thế giới và cách giải quyết bất bạo động các cuộc xung đột. Từ những lời nói và cử chỉ của ngài, cho thấy rõ ngài là một người đâm rễ sâu trong tinh thần hoà bình. Sự lãnh đạo của ngài trong việc thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá và văn hoá của người dân Tây Tạng mang lại cho tất cả các dân tộc bị áp bức niềm hy vọng rằng hòa bình có thể chiến thắng bất công.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIV của Phật giáo Tây Tạng, đã trốn khỏi Lhasa vào năm 1959, trong cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại sự cai trị của quân đội Trung Quốc và tị nạn tại Ấn Độ. Dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần cố gắng đối thoại với Bắc Kinh, để bảo vệ quyền tự trị của tôn giáo và văn hoá Tây Tạng, bị đe doạ bởi một “cuộc diệt chủng văn hoá”, đảng cộng sản luôn coi ngài là một “kẻ ly khai nguy hiểm”, người muốn đòi độc lập cho Tây Tạng.
Năm 2011, với ý muốn trở về Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố từ bỏ dấn thân chính trị và chỉ còn là lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, nhưng đảng cộng sản Trung quốc tiếp tục xem ngài là “con sói đội lốt cừu”.
Mọi người là con Chúa và là anh chị em với nhau
Phát biểu trong lễ nhận giải thưởng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Toàn thể nhân loại là con của Thiên Chúa Cha. Chúng ta thật sự là anh chị em, bởi vì tất cả nhân loại chia sẻ cùng bản tính. Vì thế chúng ta phải yêu thương và tôn trọng nhau. Thế giới ngày nay thật sự cần sứ điệp hoà bình này.”
Giải “Pacem in Terris” là giải thưởng được Giáo hội Công giáo thành lập năm 1964, để vinh danh Thông điệp “Pacem in Terris” – Hòa bình dưới thế – do thánh Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành năm 1963. Giải thưởng này được trao để vinh danh những người nổi bật về hoạt động cho hòa bình và công lý.
Người dấn thân cho hòa bình và nhân quyền
Phát biểu trong buổi lễ trao giải, Đức cha Zinkula của Giáo phận Davenport, bang Iowa, Hoa Kỳ, nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là người thăng tiến hoà bình nội tâm và hoà bình trên thế giới trong suốt cuộc đời của ngài.”
Thông cáo về việc trao giải thưởng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma viết: “Hội đồng nhìn nhận tầm nhìn và sự dấn thân của ngài cho nhân quyền, hoà bình thế giới và cách giải quyết bất bạo động các cuộc xung đột. Từ những lời nói và cử chỉ của ngài, cho thấy rõ ngài là một người đâm rễ sâu trong tinh thần hoà bình. Sự lãnh đạo của ngài trong việc thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá và văn hoá của người dân Tây Tạng mang lại cho tất cả các dân tộc bị áp bức niềm hy vọng rằng hòa bình có thể chiến thắng bất công.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIV của Phật giáo Tây Tạng, đã trốn khỏi Lhasa vào năm 1959, trong cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại sự cai trị của quân đội Trung Quốc và tị nạn tại Ấn Độ. Dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần cố gắng đối thoại với Bắc Kinh, để bảo vệ quyền tự trị của tôn giáo và văn hoá Tây Tạng, bị đe doạ bởi một “cuộc diệt chủng văn hoá”, đảng cộng sản luôn coi ngài là một “kẻ ly khai nguy hiểm”, người muốn đòi độc lập cho Tây Tạng.
Năm 2011, với ý muốn trở về Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố từ bỏ dấn thân chính trị và chỉ còn là lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, nhưng đảng cộng sản Trung quốc tiếp tục xem ngài là “con sói đội lốt cừu”.
Mọi người là con Chúa và là anh chị em với nhau
Phát biểu trong lễ nhận giải thưởng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Toàn thể nhân loại là con của Thiên Chúa Cha. Chúng ta thật sự là anh chị em, bởi vì tất cả nhân loại chia sẻ cùng bản tính. Vì thế chúng ta phải yêu thương và tôn trọng nhau. Thế giới ngày nay thật sự cần sứ điệp hoà bình này.”
Hồng Thuỷ