Các Giám mục Úc kêu gọi quan tâm đến người dễ bị tổn thương nhất trong chiến dịch bầu cử
Các Giám mục Công giáo Úc kêu gọi các chính trị gia và người dân, quan tâm đến các nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong các chiến dịch bầu cử. Họ phải là đối tượng được ưu tiên.
Các Giám mục Úc kêu gọi quan tâm đến người dễ bị tổn thương nhất trong chiến dịch bầu cử
Các Giám mục Công giáo Úc kêu gọi các chính trị gia và người dân, quan tâm đến các nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong các chiến dịch bầu cử. Họ phải là đối tượng được ưu tiên.
“Trong những năm gần đây, theo dõi một số cuộc bầu cử liên bang, Hội đồng Tư pháp Xã hội Công giáo Úc nhận thấy rằng có những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội chưa được quan tâm thoả đáng. Chính vì thế Hội đồng đã chuẩn bị một số tờ rơi trong đó nêu các vấn đề cơ bản về công bằng xã hội và các câu hỏi dành cho tất cả các ứng cử viên. Trong tài liệu cho thấy những vấn đề được nêu ra chưa được giải quyết thỏa đáng. Nhiều điều được đưa ra trong 15 năm qua nên được đề xuất lại cho các ứng cử viên của cuộc bầu cử liên bang tiếp theo.” Trên đây là lời kêu gọi của Uỷ ban “Công lý và Hoà bình” các Giám mục Công giáo Úc. Lời kêu gọi được gửi đến người dân; những người mà trong những tháng tới sẽ được hỏi ý kiến. Sự việc là trong tháng 8 năm 2018, tại Quốc hội người ta nhận thấy cựu Thủ tướng Malcom Turnbull, người thay thế Bộ trưởng Kinh tế Scott Morrison không được tín nhiệm.
Uỷ ban Giám mục lưu ý: “Chúng tôi là một trong số nhiều tổ chức xã hội và Giáo hội quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất: hoàn cảnh sống của họ ít khi được ưu tiên trong các chiến dịch bầu cử.” Các chủ đề mà thông điệp tập trung có thể được tóm tắt trong 4 lĩnh vực lớn bao gồm: công lý cho người bản địa; công lý cho người xin tị nạn; hoàn cảnh của người nghèo; chú ý đến bảo vệ thiên nhiên.
Các Giám mục cũng nhắc lại thông điệp của Đức Giáo hoàng về Ngày Hoà bình Thế giới, ngày 01 tháng giêng: “Bác ái và các nhân đức con người – ‘tôn trọng sự sống, tự do và phẩm giá của mọi người’ là nền tảng của chính trị cho sự phục vụ nhân quyền và hoà bình. Theo Đức Thánh Cha, mỗi chính trị gia phải được ban cho một số đức tính đặc biệt cho phép người làm chính trị thi hành công việc vì lợi ích của tất cả: công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, chân thành, trung thực và trung thành. Công việc của chính trị gia phải thúc đẩy cùng nhau thi hành nhiệm vụ bằng cách đảm bảo tôn trọng quyền con người và xây dựng mối tương quan tin cậy, hiện tại và cho các thế hệ tương lai.”
“Trong những năm gần đây, theo dõi một số cuộc bầu cử liên bang, Hội đồng Tư pháp Xã hội Công giáo Úc nhận thấy rằng có những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội chưa được quan tâm thoả đáng. Chính vì thế Hội đồng đã chuẩn bị một số tờ rơi trong đó nêu các vấn đề cơ bản về công bằng xã hội và các câu hỏi dành cho tất cả các ứng cử viên. Trong tài liệu cho thấy những vấn đề được nêu ra chưa được giải quyết thỏa đáng. Nhiều điều được đưa ra trong 15 năm qua nên được đề xuất lại cho các ứng cử viên của cuộc bầu cử liên bang tiếp theo.” Trên đây là lời kêu gọi của Uỷ ban “Công lý và Hoà bình” các Giám mục Công giáo Úc. Lời kêu gọi được gửi đến người dân; những người mà trong những tháng tới sẽ được hỏi ý kiến. Sự việc là trong tháng 8 năm 2018, tại Quốc hội người ta nhận thấy cựu Thủ tướng Malcom Turnbull, người thay thế Bộ trưởng Kinh tế Scott Morrison không được tín nhiệm.
Uỷ ban Giám mục lưu ý: “Chúng tôi là một trong số nhiều tổ chức xã hội và Giáo hội quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất: hoàn cảnh sống của họ ít khi được ưu tiên trong các chiến dịch bầu cử.” Các chủ đề mà thông điệp tập trung có thể được tóm tắt trong 4 lĩnh vực lớn bao gồm: công lý cho người bản địa; công lý cho người xin tị nạn; hoàn cảnh của người nghèo; chú ý đến bảo vệ thiên nhiên.
Các Giám mục cũng nhắc lại thông điệp của Đức Giáo hoàng về Ngày Hoà bình Thế giới, ngày 01 tháng giêng: “Bác ái và các nhân đức con người – ‘tôn trọng sự sống, tự do và phẩm giá của mọi người’ là nền tảng của chính trị cho sự phục vụ nhân quyền và hoà bình. Theo Đức Thánh Cha, mỗi chính trị gia phải được ban cho một số đức tính đặc biệt cho phép người làm chính trị thi hành công việc vì lợi ích của tất cả: công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, chân thành, trung thực và trung thành. Công việc của chính trị gia phải thúc đẩy cùng nhau thi hành nhiệm vụ bằng cách đảm bảo tôn trọng quyền con người và xây dựng mối tương quan tin cậy, hiện tại và cho các thế hệ tương lai.”
Ngọc Yến