ĐTC tiếp Hiệp hội Hiến tạng, mô và tế bào của Ý
Trong lời chào, Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự dấn thân của những người hiện diện giữa hàng ngàn người khác đã chọn cách làm chứng và quảng bá những giá trị chia sẻ và hiến tặng mà không đòi bất kỳ sự đền đáp nào.
ĐTC tiếp Hiệp hội Hiến tạng, mô và tế bào của Ý
Vào lúc 11 giờ ngày 14/4, tại hội trường Clemente, Đức Thánh Cha gặp 400 thành viên và tình nguyện viên của Hiệp hội Hiến tặng nội tạng, mô và tế bào của Ý.
Trong lời chào, Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự dấn thân của những người hiện diện giữa hàng ngàn người khác đã chọn cách làm chứng và quảng bá những giá trị chia sẻ và hiến tặng mà không đòi bất kỳ sự đền đáp nào.
Như một ghi nhận về sự dấn thân của họ, Đức Thánh Cha kể đến những công việc họ làm. Ngài nói: “Những phát triển trong y học cấy ghép đã giúp cho việc hiến tạng sau khi chết trở nên có thể, và trong một số trường hợp ngay cả khi còn sống (chẳng hạn như trường hợp hiến thận); để duy trì, phục hồi và cải thiện sức khoẻ của nhiều người bệnh mà không còn cách nào khác.”
Tuy nhiên, ý nghĩa của việc hiến tặng đối với người cho, người nhận và với xã hội, không được dừng lại chỉ ở “tiện ích sử dụng”, vì đây là một kinh nghiệm sâu xa của con người với đầy tình yêu và vị tha. Hiến tặng nội tạng không chỉ phát sinh như một hành động trách nhiệm xã hội, mà còn là một biểu hiện của tình huynh đệ phổ quát gắn kết tất cả mọi người nam nữ với nhau.
Về vấn đề này, Giáo lý Giáo hội Công giáo dạy: “Hiến tạng sau khi chết là một hành động cao cả, đáng khen và nên được khuyến khích như một biểu hiện của tình liên đới quảng đại.” (số 2296). Nhờ vào chiều kích liên hệ nội tại của con người, mỗi chúng ta nhận ra chính mình ngang qua việc góp phần nhận ra điều tốt đẹp của người khác.
Trong Thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng về Sự sống), Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở chúng ta rằng, giữa những cử chỉ góp phần nuôi dưỡng một nền văn hoá đích thực của sự sống thì “đặc biệt nên đánh giá cao việc hiến tặng các bộ phận thân thể, thực hiện dưới một hình thức luân lý có thể chấp nhận được; việc tự hiến tặng này cho phép nhiều bệnh nhân đôi khi tuyệt vọng, có được viễn tượng mới mẻ về sức khoẻ và ngay cả sự sống” (số 86). Vì thế, cần nhấn mạnh đến việc hiến tạng là hành động miễn phí. Bất kỳ hình thức buôn bán cơ phận nào đều trái với phẩm giá của con người.
Đối với người không có đức tin thì cử chỉ dành cho người anh em đang cần là một hành động dựa trên tình người vô vị lợi. Còn đối với các Kitô hữu, thì họ được mời gọi sống theo sự trao hiến của Chúa, trong việc đồng hoá mình với những người đau khổ vì bệnh tật hay tai nạn.
Do đó, việc cổ vũ một văn hoá hiến tặng là điều quan trọng, qua thông tin, nhận thức, cũng như sự dấn thân liên tục và quý mến của anh chị em, với việc hiến một cơ phận trong chính cơ thể mình mà không gây rủi ro hoặc hậu quả bất tương xứng; hiến tặng khi còn sống và tất cả các cơ phận sau khi chết. Từ cái chết và từ món quà của chúng ta có thể làm phát sinh sự sống và sức khoẻ cho người khác, cho những người bệnh và đau khổ, góp phần củng cố một văn hoá giúp đỡ, trao tặng, hy vọng, sự sống.
Trước những mối đe doạ đi ngược với sự sống mà không may chúng ta phải chứng kiến gần như hằng ngày, như trường hợp phá thai và trợ tử, thì xã hội cần những cử chỉ cụ thể này về sự liên đới và tình yêu quảng đại. (CSR_2310_2019)
Trong lời chào, Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự dấn thân của những người hiện diện giữa hàng ngàn người khác đã chọn cách làm chứng và quảng bá những giá trị chia sẻ và hiến tặng mà không đòi bất kỳ sự đền đáp nào.
Như một ghi nhận về sự dấn thân của họ, Đức Thánh Cha kể đến những công việc họ làm. Ngài nói: “Những phát triển trong y học cấy ghép đã giúp cho việc hiến tạng sau khi chết trở nên có thể, và trong một số trường hợp ngay cả khi còn sống (chẳng hạn như trường hợp hiến thận); để duy trì, phục hồi và cải thiện sức khoẻ của nhiều người bệnh mà không còn cách nào khác.”
Tuy nhiên, ý nghĩa của việc hiến tặng đối với người cho, người nhận và với xã hội, không được dừng lại chỉ ở “tiện ích sử dụng”, vì đây là một kinh nghiệm sâu xa của con người với đầy tình yêu và vị tha. Hiến tặng nội tạng không chỉ phát sinh như một hành động trách nhiệm xã hội, mà còn là một biểu hiện của tình huynh đệ phổ quát gắn kết tất cả mọi người nam nữ với nhau.
Về vấn đề này, Giáo lý Giáo hội Công giáo dạy: “Hiến tạng sau khi chết là một hành động cao cả, đáng khen và nên được khuyến khích như một biểu hiện của tình liên đới quảng đại.” (số 2296). Nhờ vào chiều kích liên hệ nội tại của con người, mỗi chúng ta nhận ra chính mình ngang qua việc góp phần nhận ra điều tốt đẹp của người khác.
Trong Thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng về Sự sống), Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở chúng ta rằng, giữa những cử chỉ góp phần nuôi dưỡng một nền văn hoá đích thực của sự sống thì “đặc biệt nên đánh giá cao việc hiến tặng các bộ phận thân thể, thực hiện dưới một hình thức luân lý có thể chấp nhận được; việc tự hiến tặng này cho phép nhiều bệnh nhân đôi khi tuyệt vọng, có được viễn tượng mới mẻ về sức khoẻ và ngay cả sự sống” (số 86). Vì thế, cần nhấn mạnh đến việc hiến tạng là hành động miễn phí. Bất kỳ hình thức buôn bán cơ phận nào đều trái với phẩm giá của con người.
Đối với người không có đức tin thì cử chỉ dành cho người anh em đang cần là một hành động dựa trên tình người vô vị lợi. Còn đối với các Kitô hữu, thì họ được mời gọi sống theo sự trao hiến của Chúa, trong việc đồng hoá mình với những người đau khổ vì bệnh tật hay tai nạn.
Do đó, việc cổ vũ một văn hoá hiến tặng là điều quan trọng, qua thông tin, nhận thức, cũng như sự dấn thân liên tục và quý mến của anh chị em, với việc hiến một cơ phận trong chính cơ thể mình mà không gây rủi ro hoặc hậu quả bất tương xứng; hiến tặng khi còn sống và tất cả các cơ phận sau khi chết. Từ cái chết và từ món quà của chúng ta có thể làm phát sinh sự sống và sức khoẻ cho người khác, cho những người bệnh và đau khổ, góp phần củng cố một văn hoá giúp đỡ, trao tặng, hy vọng, sự sống.
Trước những mối đe doạ đi ngược với sự sống mà không may chúng ta phải chứng kiến gần như hằng ngày, như trường hợp phá thai và trợ tử, thì xã hội cần những cử chỉ cụ thể này về sự liên đới và tình yêu quảng đại. (CSR_2310_2019)
Văn Yên, SJ