Giáo hội Hồng Kông sẽ có 2.800 tân tòng vào dịp Lễ Phục Sinh
Trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay vừa qua, ở Hồng Kông có 8 nơi diễn ra nghi thức gia nhập Giáo hội Công giáo. Phần lớn các dự tòng là những người trưởng thành. Cha Giorgio Pasini, Bề trên miền thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, cho biết “các dự tòng sẽ mang lại sự năng động cho Giáo hội địa phương”.
Giáo hội Hồng Kông sẽ có 2.800 tân tòng vào dịp Lễ Phục Sinh
Trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay vừa qua, ở Hồng Kông có 8 nơi diễn ra nghi thức gia nhập Giáo hội Công giáo. Phần lớn các dự tòng là những người trưởng thành. Cha Giorgio Pasini, Bề trên miền thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, cho biết “các dự tòng sẽ mang lại sự năng động cho Giáo hội địa phương”.
Giáo hội Hồng Kông đang chuẩn bị đón nhận hơn 2.800 Kitô hữu mới. Các dự tòng sẽ lãnh nhận Bí tích Rửa Tội vào dịp Lễ Phục Sinh. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 3 và trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay vừa qua, có 8 nơi trong Giáo phận đã cử hành nghi thức gia nhập Giáo hội.
Chỉ tính riêng Chúa Nhật I Mùa Chay có 1.720 người tham dự nghi thức gia nhập Giáo hội; bao gồm các dự tòng, cha mẹ đỡ đầu và các giáo lý viên. Nghi thức diễn ra tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi ở Shek Kip Mei do Đức Hồng y Gioan Thang Hán, Giám quản Tông toà Giáo phận, chủ sự với sự hiện diện của Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân.
Cha Giorgio Pasini, Bề trên miền thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, cho biết đối với Giáo hội Hồng Kông giây phút các dự tòng ghi danh vào Giáo hội là “những khoảnh khắc thật xúc động”. Rất nhiều người trong số họ đã hoạt động tích cực trong đời sống cộng đoàn. Trong năm nay, con số lớn các tân tòng sẽ củng cố sự sống động cho Giáo hội địa phương.
Cha Pasini giải thích: “Những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội chủ yếu là những người đã trưởng thành. Họ là những người đã trải qua một giai đoạn chuẩn bị giáo lý trong vòng 1 năm, 1 năm rưỡi hoặc 2 năm. Rất ít người trong số họ đến từ một kinh nghiệm đức tin có mối liên hệ với Phật giáo. Thường thì trong quá khứ các dự tòng không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào; họ chỉ tuân theo việc thờ cúng tổ tiên theo truyền thống. Nhưng trong những thực hành này họ không tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống. Từ đây, họ bắt đầu một hành trình tìm kiếm cá nhân; và từ từ họ được dẫn đến đức tin Công giáo và sứ điệp Kitô.”
Cha Pasini kết luận: “Các dự tòng đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Nhìn chung họ đến với Giáo hội qua bạn bè, gia đình, nhưng cũng có người biết Giáo hội qua thông tin trên Internet, một số trường hợp được thu hút nhờ các lập trường của Giáo hội về những vấn đề họ đang quan tâm, ví dụ như nhân quyền.”
Giáo hội Hồng Kông đang chuẩn bị đón nhận hơn 2.800 Kitô hữu mới. Các dự tòng sẽ lãnh nhận Bí tích Rửa Tội vào dịp Lễ Phục Sinh. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 3 và trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay vừa qua, có 8 nơi trong Giáo phận đã cử hành nghi thức gia nhập Giáo hội.
Chỉ tính riêng Chúa Nhật I Mùa Chay có 1.720 người tham dự nghi thức gia nhập Giáo hội; bao gồm các dự tòng, cha mẹ đỡ đầu và các giáo lý viên. Nghi thức diễn ra tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi ở Shek Kip Mei do Đức Hồng y Gioan Thang Hán, Giám quản Tông toà Giáo phận, chủ sự với sự hiện diện của Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân.
Cha Giorgio Pasini, Bề trên miền thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại, cho biết đối với Giáo hội Hồng Kông giây phút các dự tòng ghi danh vào Giáo hội là “những khoảnh khắc thật xúc động”. Rất nhiều người trong số họ đã hoạt động tích cực trong đời sống cộng đoàn. Trong năm nay, con số lớn các tân tòng sẽ củng cố sự sống động cho Giáo hội địa phương.
Cha Pasini giải thích: “Những người lãnh nhận Bí tích Rửa Tội chủ yếu là những người đã trưởng thành. Họ là những người đã trải qua một giai đoạn chuẩn bị giáo lý trong vòng 1 năm, 1 năm rưỡi hoặc 2 năm. Rất ít người trong số họ đến từ một kinh nghiệm đức tin có mối liên hệ với Phật giáo. Thường thì trong quá khứ các dự tòng không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào; họ chỉ tuân theo việc thờ cúng tổ tiên theo truyền thống. Nhưng trong những thực hành này họ không tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống. Từ đây, họ bắt đầu một hành trình tìm kiếm cá nhân; và từ từ họ được dẫn đến đức tin Công giáo và sứ điệp Kitô.”
Cha Pasini kết luận: “Các dự tòng đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Nhìn chung họ đến với Giáo hội qua bạn bè, gia đình, nhưng cũng có người biết Giáo hội qua thông tin trên Internet, một số trường hợp được thu hút nhờ các lập trường của Giáo hội về những vấn đề họ đang quan tâm, ví dụ như nhân quyền.”
Ngọc Yến