Đáp ứng lời kêu gọi của Giáo hội, Tổng thống Colombia ký thoả thuận với người bản địa và nông dân
Vào ngày 6 tháng 4, tại Popayán, ông Iván Duque, Tổng thống Colombia đã ký các thoả thuận về phát triển địa phương với người bản địa và nông dân. Tại buổi lễ ký kết cũng có sự hiện diện của Bà Marta Lucía Ramírez, Phó Tổng thống, và một số bộ trưởng.
Đáp ứng lời kêu gọi của Giáo hội, Tổng thống Colombia ký thoả thuận với người bản địa và nông dân
Vào ngày 6 tháng 4, tại Popayán, ông Iván Duque, Tổng thống Colombia đã ký các thoả thuận về phát triển địa phương với người bản địa và nông dân. Tại buổi lễ ký kết cũng có sự hiện diện của Bà Marta Lucía Ramírez, Phó Tổng thống, và một số bộ trưởng.
Trong 27 ngày, một nhóm rất đông người dân đã biểu tình, ngăn chặn đại lộ ở miền nam Colombia, yêu cầu chính phủ thực hiện những lời hứa phát triển địa phương từ năm 1999. Những vấn đề quan trọng vẫn chưa được chính phủ giải quyết như cải cách nông nghiệp, thay thế cây trồng, thiếu chăm sóc sức khoẻ và trường học trong khu vực là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình.
Vào ngày 3 tháng 4 tại Cauca có những cuộc đụng độ dữ dội, làm cho 1 người chết và 6 người khác bị thương nặng. Sau sự kiện này ông Pedro Vicente Obando, thị trưởng vùng Pasto đã đề nghị gặp Đức cha Oscar Urbina, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, chính thức xin Giáo hội Công giáo là trung gian cho cuộc đối thoại giữa các cộng đồng bản địa Cauca và Tổng thống Duque.
Vào ngày 15 tháng 3, Giám mục Popayán và các vị Đại diện Tông toà của Guapi và Tierradentro, các vị đại diện pháp lý của Giáo hội Công giáo thuộc lãnh thổ Cauca, đã yêu cầu “tiến tới xây dựng một dân tộc hoà giải và hoà bình”. “Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội ở Cauca đòi hỏi tin tưởng vào người khác. Nghi ngờ thường dẫn đến thù hằn”, cần thiết “những dấu hiệu chân thành ổn định và khả năng đối thoại”.
Chính phủ đã cam kết đầu tư 823 tỷ peso cho khu vực bản địa Cauca, phân bổ chúng cho nông dân, kế hoạch nhà ở, vùng đất mới, đường giao thông và cơ chế bảo vệ, sửa chữa và bồi thường cho nạn nhân. Trên thực tế, sau cuộc xung đột vũ trang với chiến tranh du kích và buôn bán ma tuý, nhiều gia đình nông dân đã không còn gì. Thoả thuận cũng bao gồm một cuộc gặp mới vào tháng 5 để xác minh sự hiện diện của chính phủ và sự phát triển của khu vực.
Lá thư của các vị lãnh đạo Công giáo Cauta gửi cho Hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo vào cuối tháng 3 kết luận: “Có những vấn đề đòi hỏi phải có câu trả lời ngay lập tức, cũng có những tình huống cần sự phối hợp và làm việc với dự đoán trong tương lai. Con đường trở nên hiệu quả hơn khi chúng tôi mở cửa để đón nhận đóng góp của mọi người và khi chúng tôi đặt ra các mục tiêu dài hạn là tìm kiếm lợi ích của tất cả người dân Cauca.”
Trong 27 ngày, một nhóm rất đông người dân đã biểu tình, ngăn chặn đại lộ ở miền nam Colombia, yêu cầu chính phủ thực hiện những lời hứa phát triển địa phương từ năm 1999. Những vấn đề quan trọng vẫn chưa được chính phủ giải quyết như cải cách nông nghiệp, thay thế cây trồng, thiếu chăm sóc sức khoẻ và trường học trong khu vực là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình.
Vào ngày 3 tháng 4 tại Cauca có những cuộc đụng độ dữ dội, làm cho 1 người chết và 6 người khác bị thương nặng. Sau sự kiện này ông Pedro Vicente Obando, thị trưởng vùng Pasto đã đề nghị gặp Đức cha Oscar Urbina, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, chính thức xin Giáo hội Công giáo là trung gian cho cuộc đối thoại giữa các cộng đồng bản địa Cauca và Tổng thống Duque.
Vào ngày 15 tháng 3, Giám mục Popayán và các vị Đại diện Tông toà của Guapi và Tierradentro, các vị đại diện pháp lý của Giáo hội Công giáo thuộc lãnh thổ Cauca, đã yêu cầu “tiến tới xây dựng một dân tộc hoà giải và hoà bình”. “Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội ở Cauca đòi hỏi tin tưởng vào người khác. Nghi ngờ thường dẫn đến thù hằn”, cần thiết “những dấu hiệu chân thành ổn định và khả năng đối thoại”.
Chính phủ đã cam kết đầu tư 823 tỷ peso cho khu vực bản địa Cauca, phân bổ chúng cho nông dân, kế hoạch nhà ở, vùng đất mới, đường giao thông và cơ chế bảo vệ, sửa chữa và bồi thường cho nạn nhân. Trên thực tế, sau cuộc xung đột vũ trang với chiến tranh du kích và buôn bán ma tuý, nhiều gia đình nông dân đã không còn gì. Thoả thuận cũng bao gồm một cuộc gặp mới vào tháng 5 để xác minh sự hiện diện của chính phủ và sự phát triển của khu vực.
Lá thư của các vị lãnh đạo Công giáo Cauta gửi cho Hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo vào cuối tháng 3 kết luận: “Có những vấn đề đòi hỏi phải có câu trả lời ngay lập tức, cũng có những tình huống cần sự phối hợp và làm việc với dự đoán trong tương lai. Con đường trở nên hiệu quả hơn khi chúng tôi mở cửa để đón nhận đóng góp của mọi người và khi chúng tôi đặt ra các mục tiêu dài hạn là tìm kiếm lợi ích của tất cả người dân Cauca.”
Ngọc Yến