Con người sẽ ‘vắt’ nước từ đá Mặt trăng?
Con người sẽ ‘vắt’ nước từ đá Mặt trăng?
Với thành công của sứ mệnh Artemis 1, sự hiện diện của con người trên Mặt trăng ở tương lai gần và nước trở nên rất quan trọng. Do vậy, các nhà khoa học đang tìm cách chiết xuất nước từ đá Mặt trăng.
Năm 1970, phi hành gia Mỹ Neil Armstrong dự đoán sẽ có người sống trong các căn cứ nghiên cứu Mặt trăng “trong vòng đời của chúng ta”.
Mười năm sau cái chết của Armstrong, du lịch Mặt trăng đã trở lại trong chương trình nghị sự. Các nhóm nhà khoa học trên khắp thế giới đang làm việc để thực hiện giấc mơ của NASA là đưa con người sống trên Mặt trăng trong vòng một thập kỷ.
Trong số đó có một nhóm đa ngành tại Đại học Mở (Anh), những người đang tìm cách chiết xuất nước từ đá Mặt trăng. Điều này có thể tạo cơ sở cho sự hiện diện liên tục của con người trên Mặt trăng.
Nhà khoa học dẫn đầu công trình, Giáo sư Mahesh Anand, dự kiến sẽ sống trên Mặt trăng trong các trạm nghiên cứu. Điều này sẽ giúp con người dễ dàng khám phá sâu hơn vào Hệ Mặt trời, bao gồm cả sứ mệnh phi hành đoàn đầu tiên lên sao Hỏa.
Ông Anand coi mặt cực lạnh phía xa của Mặt trăng là “một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học”.
Nghiên cứu các mẫu bụi và đá Mặt trăng (được gọi là regolith) – thu thập trong các sứ mệnh ban đầu của Apollo trong hơn một thập kỷ – nhóm nghiên cứu của ông Anand đã phát hiện ra regolith có hàm lượng oxy cao, có nghĩa là nước có thể được tạo ra bằng cách thêm hydro và làm nóng đất để gây ra phản ứng.
Điều này phù hợp với dữ liệu vệ tinh cho thấy nước đóng băng ở các cực lạnh của Mặt Trăng.
Các đồng nghiệp của Anand sẽ gửi một thiết bị mà họ đã thiết kế vào trong sứ mệnh Artemis 2 tiếp theo của NASA, dự kiến vào năm 2024. Thiết bị này, được gọi là máy quang phổ khối ngoài vũ trụ, để khoan vào đá, rút và phân tích nước.
Nghiên cứu về khai thác nước rất quan trọng, vì chi phí để đưa 1kg bất kỳ chất nào vào không gian ước tính cũng tốn khoảng 1 triệu USD. Do đó việc khai thác nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
Nghiên cứu của ông Anand còn bao gồm việc làm tan chảy bụi Mặt trăng bằng lò vi sóng và sử dụng máy in 3D để chế tạo thiết bị xây dựng môi trường sống cho con người. Ông nghiên cứu cả việc trồng cây trong tro núi lửa – tương tự như bụi mặt trăng.
Công trình này cũng có những ứng dụng trên Trái đất: ông Anand đã sử dụng công nghệ vi sóng được phát triển để tái xử lý bụi trên Mặt trăng để chiết xuất các vật liệu có giá trị từ chất thải mỏ.
Ông Roland Trautner, trưởng nhóm phát triển thiết bị không gian tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu – cơ quan tài trợ và điều phối phần lớn nghiên cứu không gian của châu Âu – cho biết nghiên cứu của Đại học Mở cung cấp một chương trình khám phá Mặt trăng quy mô lớn mới của châu Âu đang “phát triển nhanh chóng”.