Hạn hán đang xảy ra ở nhiều lục địa, từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á đến châu Phi. Ngoài các tác động tiêu cực như đe dọa nguồn nước và lương thực, hạn hán cũng có… đóng góp tích cực: làm lộ ra nhiều di tích và cổ vật dưới đáy những con sông.
Hạn hán đã khiến lòng sông Elbe của Cộng hòa Czech lộ ra những phiến “đá đói” có niên đại từ năm 1616 với thông điệp rùng rợn “nếu bạn nhìn thấy tôi, hãy khóc”. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Czech, thông điệp ghi lại những thời kỳ khó khăn trong lịch sử cũng như cảnh báo về hậu quả của hạn hán – Ảnh: TELEGRAPH
Ngôi làng cổ Aceredo tại Tây Ban Nha lộ rõ khi hạn hán “kéo đến”. Đây là ngôi làng đã biến mất trong trận lụt năm 1992 song bất ngờ xuất hiện vào tháng 2-2022 khiến nhiều du khách chú ý – Ảnh: TELEGRAPH
Nhà thờ Sant Roma de Sau nghìn năm tuổi tại Tây Ban Nha xuất hiện trở lại sau thời gian dài bị nhấn chìm kể từ năm 1960 – Ảnh: TELEGRAPH
Một chiếc tàu chiến trong Thế chiến 2 lộ ra dưới đáy sông Po, con sông dài nhất nước Ý. Trên con tàu, người ta còn phát hiện một quả bom chưa nổ – Ảnh: TELEGRAPH
Hạn hán khiến thành phố cổ Zakhiku tại Iraq hiện rõ. Theo giới chuyên gia, thành phố này thuộc Đế chế Mitanni, quốc gia cổ đại của người Hurria và từng tồn tại từ năm 1550 – 1250 trước Công nguyên ở phía bắc Lưỡng Hà – Ảnh: TELEGRAPH
Hạn hán tại sông Tiber ở thủ đô Rome (Ý) cũng khiến một cây cầu có từ thời La Mã tái xuất hiện. Theo báo Telegraph, cây cầu có thể đã được xây dựng khi Hoàng đế Nero trị vì – Ảnh: TELEGRAPH
Pháo đài Aquis Querquennis ở tỉnh Ourense (Tây Ban Nha) được xây dựng vào khoảng năm 69-79 Công nguyên. Pháo đài đã bị con sông Limia nhấn chìm, nhưng đã xuất hiện trở lại do hạn hán – Ảnh: TELEGRAPH
Băng tan tại sông Langfonne (Na Uy) đã hé lộ một mũi tên cổ hoàn toàn nguyên vẹn cùng áo và đôi dép của người Viking. Ước tính, những cổ vật này khoảng 1.300 năm tuổi – Ảnh: TELEGRAPH