Mùa khô hạn năm nay ĐBSCL nhiều khả năng thừa nước
Mùa khô hạn năm nay ĐBSCL nhiều khả năng thừa nước
Hiện tượng La Nina và gần như tất cả các đập thuỷ điện đến đầu mùa khô 2022 đều đã đầy. Lượng nước đó sẽ được xả ra trong mùa khô 2022.
Một khu ramsar ở gần biên giới Campuchia và Lào bị tác động tiêu cực từ các cú sốc nước ẢNH CHỤP MÀN HÌNH |
Nhưng vấn đề lớn hơn là thủy điện làm rối loạn dòng chảy sông Mê Kông. Trước đây lượng nước sông Mê Kông chảy 80% trong mùa lũ, 20% trong mùa khô nên mới có dòng chảy mạnh vào tháng 7,8,9 mang phù sa về bồi đắp tạo nên đồng bằng này. Nay thủy điện làm giảm dòng chảy mùa lũ thì nước không còn đủ mạnh để mang phù sa, cát về đồng bằng nữa, sạt lở sẽ gia tăng.
“Chuyện nữa là sự rối loạn nhịp nước của sông Mê Kông sẽ hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái, nhất là thủy sản. Tôm cá dựa vào “tín hiệu dòng sông” nước lên nước xuống theo mùa mà di cư, sinh sản. Cây cỏ thiên nhiên cũng theo nhịp đó mà trổ bông, kết trái. Nay nhịp nước rối loạn hết cả thì vạn vật muôn loài sẽ không biết đường đâu mà lần”, ông Thiện lo lắng.
Việc các đập thượng nguồn tích nước trong mùa lũ cũng làm cho dòng chảy vào Biển Hồ suy giảm, tức là xóa sổ vai trò điều tiết nước tự nhiên của Biển Hồ. Thủy sản tự nhiên của Biển Hồ cũng sẽ bị xóa sổ, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở đó, ảnh hưởng đến lượng trứng cá và cá con trôi về ĐBSCL mỗi mùa lũ.
Sự rối loạn nhịp nước của sông Mê Kông sẽ hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái, nhất là thủy sản. Tôm cá dựa vào “tín hiệu dòng sông” nước lên nước xuống theo mùa mà di cư, sinh sản. Cây cỏ thiên nhiên cũng theo nhịp đó mà trổ bông, kết trái. Nay nhịp nước rối loạn hết cả thì vạn vật muôn loài sẽ không biết đường đâu mà lần
ThS Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia về sinh thái ĐBSCL
Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Đồng Trưởng nhóm Giám sát Đập Mekong, Trung tâm Stimson, nói: Chắc chắc các quốc gia hạ lưu vực sẽ phải gánh chịu những tác động rất nguy hại này và khoảng 20 triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp đến sinh kế. Đáng lo lắng là nguồn thuỷ sản giảm ảnh hưởng đến nguồn nguồn cung cấp protein từ cá cho người dân nghèo sống dọc lưu vực. Các năm 2016 và 2020 là những năm hạn hán nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây do tác động của các con đập. Chúng ta cần thu thập thông tin và phân tích số liệu thật kĩ về những sự tác động đó để đàm phán với phía Trung Quốc. “Tôi cho rằng chúng ta cần có trách nhiệm chứng minh những thiệt hại để phía chính quyền Trung Quốc và cả các chủ nhà máy thuỷ điện hợp tác và chia sẻ lợi ích chung của cả dòng sông”, Brian Eyler.
CHÍ NHÂN
TNO