Sứ điệp Giáng sinh và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi
Lúc 12 giờ trưa ngày 25 tháng 12 hôm qua, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Sứ điệp Giáng sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới. Đứng hai bên ĐTC trên ban công chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô là ĐHY Leonardo Sandri, người Argentina, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và ĐHY Prosper Grech, người Malta, nguyên giáo sư nhiều đại học Roma và là cố vấn Bộ Giáo lý Đức tin.
Sứ điệp Giáng sinh và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi
ĐTC Phanxicô chủ sự buổi đọc Sứ điệp Giáng sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới trưa ngày 25-12-2017 – AFP
Lúc 12 giờ trưa ngày 25 tháng 12 hôm qua, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Sứ điệp Giáng sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới.
Đứng hai bên ĐTC trên ban công chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô là ĐHY Leonardo Sandri, người Argentina, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và ĐHY Prosper Grech, người Malta, nguyên giáo sư nhiều đại học Roma và là cố vấn Bộ Giáo lý Đức tin.
Trên thềm Đền thờ Thánh Phêrô có Đội Cận vệ Thuỵ Sĩ và đại diện các binh chủng Italia đứng dàn hàng chào danh dự. Khi ĐTC xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ, ban quân nhạc đã cử hành Quốc thiều Vatican và Quốc thiều Italia.
Trong sứ điệp, ĐTC đã mời gọi Kitô hữu và mọi người nhận ra dấu chỉ của Hài Nhi và trông thấy gương mặt của Chúa Giêsu Kitô nơi gương mặt của các trẻ em nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, thù hận, nghèo đói, bất công và di cư tị nạn khắp nơi, đồng thời dấn thân làm cho thế giới này trở thành nhân bản, xứng đáng hơn với các trẻ em của ngày hôm nay và ngày mai.
Ngài nói: Tại Bếtlêhem, Chúa Giêsu đã được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đã không sinh ra do ý muốn nhân loại, nhưng là một ơn tình yêu thương của Thiên Chúa, là “Đấng đã yêu thương thế giới đến độ ban Con Một Ngài, để bất cứ ai tin nơi Ngài không bị hư mất, nhưng có cuộc sống đời đời” (Ga 3,16).
Biến cố này hôm nay được canh tân trong Giáo Hội lữ hành trong thời gian: niềm tin của dân Kitô sống lại trong Phụng vụ Lễ Giáng Sinh mầu nhiệm của Thiên Chúa đến, nhận lấy thịt xác phải chết của chúng ta, trở thành bé nhỏ và nghèo nàn để cứu rỗi chúng ta. Và điều nay khiến cho chúng ta được tràn ngập xúc động, bởi vì sự dịu hiền của Thiên Chúa Cha quá lớn lao.
Sau Mẹ Maria và Thánh Giuse, các người đầu tiên trông thấy vinh quang khiêm tốn của Đấng Cứu Thế là các mục đồng Bếtlêhem. Họ đã nhận ra dấu chỉ đã được các thiên thần loan báo và họ thờ lạy Hài Nhi. Những người khiêm hạ nhưng tỉnh thức ấy là gương sáng cho các tín hữu của mọi thời đại, đứng trước mầu nhiệm của Chúa Giêsu, không coi sự nghèo nàn của Ngài là gương mù gương xấu, như Mẹ Maria tín thác nơi lời Chúa và chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài với đôi mắt đơn sơ. Trước mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Kitô hữu mọi nơi tuyên xưng với các lời của Thánh sử Gioan: “Chúng tôi đã trông thấy vinh quang của Ngài, vình quang của Con Một đến từ Thiên Chúa Cha, tràn đầy ơn sủng và sự thật.” (1,4).
Đứng hai bên ĐTC trên ban công chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô là ĐHY Leonardo Sandri, người Argentina, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và ĐHY Prosper Grech, người Malta, nguyên giáo sư nhiều đại học Roma và là cố vấn Bộ Giáo lý Đức tin.
Trên thềm Đền thờ Thánh Phêrô có Đội Cận vệ Thuỵ Sĩ và đại diện các binh chủng Italia đứng dàn hàng chào danh dự. Khi ĐTC xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ, ban quân nhạc đã cử hành Quốc thiều Vatican và Quốc thiều Italia.
Trong sứ điệp, ĐTC đã mời gọi Kitô hữu và mọi người nhận ra dấu chỉ của Hài Nhi và trông thấy gương mặt của Chúa Giêsu Kitô nơi gương mặt của các trẻ em nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, thù hận, nghèo đói, bất công và di cư tị nạn khắp nơi, đồng thời dấn thân làm cho thế giới này trở thành nhân bản, xứng đáng hơn với các trẻ em của ngày hôm nay và ngày mai.
Ngài nói: Tại Bếtlêhem, Chúa Giêsu đã được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đã không sinh ra do ý muốn nhân loại, nhưng là một ơn tình yêu thương của Thiên Chúa, là “Đấng đã yêu thương thế giới đến độ ban Con Một Ngài, để bất cứ ai tin nơi Ngài không bị hư mất, nhưng có cuộc sống đời đời” (Ga 3,16).
Biến cố này hôm nay được canh tân trong Giáo Hội lữ hành trong thời gian: niềm tin của dân Kitô sống lại trong Phụng vụ Lễ Giáng Sinh mầu nhiệm của Thiên Chúa đến, nhận lấy thịt xác phải chết của chúng ta, trở thành bé nhỏ và nghèo nàn để cứu rỗi chúng ta. Và điều nay khiến cho chúng ta được tràn ngập xúc động, bởi vì sự dịu hiền của Thiên Chúa Cha quá lớn lao.
Sau Mẹ Maria và Thánh Giuse, các người đầu tiên trông thấy vinh quang khiêm tốn của Đấng Cứu Thế là các mục đồng Bếtlêhem. Họ đã nhận ra dấu chỉ đã được các thiên thần loan báo và họ thờ lạy Hài Nhi. Những người khiêm hạ nhưng tỉnh thức ấy là gương sáng cho các tín hữu của mọi thời đại, đứng trước mầu nhiệm của Chúa Giêsu, không coi sự nghèo nàn của Ngài là gương mù gương xấu, như Mẹ Maria tín thác nơi lời Chúa và chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài với đôi mắt đơn sơ. Trước mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Kitô hữu mọi nơi tuyên xưng với các lời của Thánh sử Gioan: “Chúng tôi đã trông thấy vinh quang của Ngài, vình quang của Con Một đến từ Thiên Chúa Cha, tràn đầy ơn sủng và sự thật.” (1,4).
Đề cập đến lời mời gọi của Lễ Giáng Sinh, ĐTC nói:
Hôm nay, trong khi các làn gió chiến tranh thổi trên thế giới và một mô thức phát triển đã lỗi thời tiếp tục làm cho con người, xã hội và mội sinh xuống cấp, Lễ Giáng Sinh nhắc chúng ta nhớ tới dấu chỉ của Hài Nhi và nhận ra Ngài nơi gương mặt của các trẻ em, đặc biệt các em giống như Chúa Giêsu “đã không có chỗ trong quán trọ” (Lc 2,7).
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em vùng Trung Đông, tiếp tục đau khổ vì các căng thẳng giữa nguời Israel và người Palestine gia tăng. Trong ngày lễ này, chúng ta hãy khẩn nài Chúa ban hoà bình cho Giêrusalem và cho toàn Thánh Địa; chúng ta hãy cầu nguyện để cho giữa các phiá ý chí đối thoại trở lại thắng thế, và sau cùng có thể đạt được một giải pháp thương thuyết cho phép sự chung sống hoà bình giữa hai quốc gia, bên trong các biên giới được họ và cộng đoàn quốc tế thừa nhận. Xin Chúa cũng nâng đỡ cố gắng của những người trong cộng đồng quốc tế, được linh hoạt bởi thiện chí, trợ giúp vùng đất bị tra tấn ấy tìm ra sự hoà hợp, công bằng và an ninh chờ đợi từ lâu, mặc dù có các chướng ngại.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi gương mặt của các trẻ em Siri, còn đang bị ghi dấu bởi chiến tranh khiến cho quốc gia này bị đẫm máu trong các năm qua. Ước chi đất nước Siria yêu dấu sau cùng tìm lại được việc tôn trọng phẩm giá của từng người, qua một dấn thân chung tái thiết xã hội, một cách độc lập với việc tuỳ thuộc chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em Iraq, còn đang bị thương tích và chia rẽ bởi thù nghịch kéo dài suốt 15 năm qua, và nơi các trẻ em của nước Yemen, nơi xung đột đang tiếp diễn và bị đa số lãng quên, với các hậu quả nhân đạo sâu đậm trên dân chúng chịu đói khát và bệnh tật lan tràn.
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em của Phi châu, nhất là nơi các trẻ em đau khổ tại Nam Sudan, Somalia, Burundi, Cộng hoà Dân chủ Congo, Cộng hoà Trung Phi châu và tại Nigeria.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em của toàn thế giới, nơi hoà bình và an ninh bị đe doạ bởi nguy cơ của các căng thẳng và các xung đột mới. Chúng ta hãy cầu nguyện để tại bán đảo Triều Tiên người ta có thể vượt thắng các chống đối và gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau trong lợi ích của toàn thế giới. Chúng ta hãy tín thác nước Venezuela cho Chúa Giêsu Hài Đồng để nó có thể tái lập sự đối chiếu thanh thản giữa các lực lượng xã hội khác nhau, hầu mưu ích cho toàn dân tộc Venezuela yêu dấu. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em đang cùng gia đình các em phải khổ đau bên Ucraina, và các hậu qủa nhân đạo trầm trọng của nó, và chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa mau chóng ban hoà bình cho đất nước thân yêu này.
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em, mà cha mẹ không có công ăn việc làm và phải vất vả cống hiến cho con cái một tương lại chắc chắn và an bình. Và nơi các trẻ em đã bị cướp mất tuổi thơ, phải bó buộc làm việc từ khi còn bé, hay phải động viên như chiến binh đánh thuê không e ngại.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi nhiều trẻ em bị bó buộc phải rời bỏ quê hương và du hành một mình trong các điều kiện vô nhân, dễ trở thành mồi của các kẻ buôn người. Trong đôi mắt các em chúng ta trông thấy thảm cảnh của biết bao người bị bó buộc di cư cho đến liều mạng để đương đầu với các chuyến đi vất vả đôi khi kết thúc bằng thảm kịch. Tôi trông thấy trở lại Chúa Giêsu nơi các trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến công du vừa qua tại Myanmar và Bangladesh, và tôi cầu mong rẳng cộng đồng quốc tế không ngừng hoạt động để phẩm giá của các nhóm thiểu số hiện diện trong vùng được bảo vệ. Chúa Giêsu biết rõ nỗi khổ đau không được tiếp đón và sự mệt nhọc của việc không có nơi tựa đầu. Ước chi con tim của chúng ta không khép kín như các ngôi nhà tại Bếtlêhem.
Anh chị em thân mến, dấu chỉ của Lễ Giáng Sinh cũng được chỉ cho cả chúng ta nữa: “Một trẻ thơ cuốn tã…” (Lc 2,12). Như Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, như các mục đồng Bếtlêhem, chúng ta hãy tiếp đón nơi Chúa Giêsu Hài Nhi tình yêu thương của Thiên Chúa làm người vì chúng ta và chúng ta hãy dấn thân, với ơn thánh của Ngài, làm cho thế giới chúng ta được nhân bản hơn, xứng đáng hơn với các trẻ em của ngày hôm nay và của ngày mai.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin. Sau đó, Đức Hồng y Leonardo Sandri, trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý Đức Thánh Cha ban Phép lành toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, cũng như các anh chị em tín hữu trên toàn thế giới theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình; miễn là họ giữ các quy tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã đọc lời kinh xá giải và công thức ban Phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới.
– Xin các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị, mà chúng tội dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
– Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, của Tổng lãnh Thiên thần Micae, của Thánh Gioan Baotixita, của các Thánh Tông đồ Phêrô Phaolô, cùng toàn thể các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em, và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
– Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả mọi tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
– Và tiếp theo là Phép lành của Đức Thánh Cha. Kính mời quý vị thành tâm lãnh Phép lành toàn xá của Đức Thánh Cha.
Sau phép lành toàn xá ban cho thành Roma và toàn thế giới, ĐTC đã chúc mừng Lễ Giáng Sinh mọi người. Ngài nói: Tôi xin gửi lời mừng lễ chân thành của tôi tới anh chị em đến từ khắp nơi trên thế giới hiện diện tại quảng trường này, và với tất cả những nước khác nhau theo dõi qua phát thanh truyền hình và các phương tiện truyền thông.
Ước chi biến cố Chúa Kitô Cứu Thế giáng sinh canh tân các con tim, khơi dậy ước muốn xây dựng một tương lại huynh đệ và liên đới hơn, và đem lại cho tất cả mọi người niềm vui và hy vọng. Xin chúc anh chị em Lễ Giáng Sinh an lành.
Hôm nay, trong khi các làn gió chiến tranh thổi trên thế giới và một mô thức phát triển đã lỗi thời tiếp tục làm cho con người, xã hội và mội sinh xuống cấp, Lễ Giáng Sinh nhắc chúng ta nhớ tới dấu chỉ của Hài Nhi và nhận ra Ngài nơi gương mặt của các trẻ em, đặc biệt các em giống như Chúa Giêsu “đã không có chỗ trong quán trọ” (Lc 2,7).
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em vùng Trung Đông, tiếp tục đau khổ vì các căng thẳng giữa nguời Israel và người Palestine gia tăng. Trong ngày lễ này, chúng ta hãy khẩn nài Chúa ban hoà bình cho Giêrusalem và cho toàn Thánh Địa; chúng ta hãy cầu nguyện để cho giữa các phiá ý chí đối thoại trở lại thắng thế, và sau cùng có thể đạt được một giải pháp thương thuyết cho phép sự chung sống hoà bình giữa hai quốc gia, bên trong các biên giới được họ và cộng đoàn quốc tế thừa nhận. Xin Chúa cũng nâng đỡ cố gắng của những người trong cộng đồng quốc tế, được linh hoạt bởi thiện chí, trợ giúp vùng đất bị tra tấn ấy tìm ra sự hoà hợp, công bằng và an ninh chờ đợi từ lâu, mặc dù có các chướng ngại.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi gương mặt của các trẻ em Siri, còn đang bị ghi dấu bởi chiến tranh khiến cho quốc gia này bị đẫm máu trong các năm qua. Ước chi đất nước Siria yêu dấu sau cùng tìm lại được việc tôn trọng phẩm giá của từng người, qua một dấn thân chung tái thiết xã hội, một cách độc lập với việc tuỳ thuộc chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em Iraq, còn đang bị thương tích và chia rẽ bởi thù nghịch kéo dài suốt 15 năm qua, và nơi các trẻ em của nước Yemen, nơi xung đột đang tiếp diễn và bị đa số lãng quên, với các hậu quả nhân đạo sâu đậm trên dân chúng chịu đói khát và bệnh tật lan tràn.
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em của Phi châu, nhất là nơi các trẻ em đau khổ tại Nam Sudan, Somalia, Burundi, Cộng hoà Dân chủ Congo, Cộng hoà Trung Phi châu và tại Nigeria.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em của toàn thế giới, nơi hoà bình và an ninh bị đe doạ bởi nguy cơ của các căng thẳng và các xung đột mới. Chúng ta hãy cầu nguyện để tại bán đảo Triều Tiên người ta có thể vượt thắng các chống đối và gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau trong lợi ích của toàn thế giới. Chúng ta hãy tín thác nước Venezuela cho Chúa Giêsu Hài Đồng để nó có thể tái lập sự đối chiếu thanh thản giữa các lực lượng xã hội khác nhau, hầu mưu ích cho toàn dân tộc Venezuela yêu dấu. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em đang cùng gia đình các em phải khổ đau bên Ucraina, và các hậu qủa nhân đạo trầm trọng của nó, và chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa mau chóng ban hoà bình cho đất nước thân yêu này.
Chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi các trẻ em, mà cha mẹ không có công ăn việc làm và phải vất vả cống hiến cho con cái một tương lại chắc chắn và an bình. Và nơi các trẻ em đã bị cướp mất tuổi thơ, phải bó buộc làm việc từ khi còn bé, hay phải động viên như chiến binh đánh thuê không e ngại.
Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi nhiều trẻ em bị bó buộc phải rời bỏ quê hương và du hành một mình trong các điều kiện vô nhân, dễ trở thành mồi của các kẻ buôn người. Trong đôi mắt các em chúng ta trông thấy thảm cảnh của biết bao người bị bó buộc di cư cho đến liều mạng để đương đầu với các chuyến đi vất vả đôi khi kết thúc bằng thảm kịch. Tôi trông thấy trở lại Chúa Giêsu nơi các trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến công du vừa qua tại Myanmar và Bangladesh, và tôi cầu mong rẳng cộng đồng quốc tế không ngừng hoạt động để phẩm giá của các nhóm thiểu số hiện diện trong vùng được bảo vệ. Chúa Giêsu biết rõ nỗi khổ đau không được tiếp đón và sự mệt nhọc của việc không có nơi tựa đầu. Ước chi con tim của chúng ta không khép kín như các ngôi nhà tại Bếtlêhem.
Anh chị em thân mến, dấu chỉ của Lễ Giáng Sinh cũng được chỉ cho cả chúng ta nữa: “Một trẻ thơ cuốn tã…” (Lc 2,12). Như Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, như các mục đồng Bếtlêhem, chúng ta hãy tiếp đón nơi Chúa Giêsu Hài Nhi tình yêu thương của Thiên Chúa làm người vì chúng ta và chúng ta hãy dấn thân, với ơn thánh của Ngài, làm cho thế giới chúng ta được nhân bản hơn, xứng đáng hơn với các trẻ em của ngày hôm nay và của ngày mai.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin. Sau đó, Đức Hồng y Leonardo Sandri, trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý Đức Thánh Cha ban Phép lành toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, cũng như các anh chị em tín hữu trên toàn thế giới theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình; miễn là họ giữ các quy tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã đọc lời kinh xá giải và công thức ban Phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới.
– Xin các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị, mà chúng tội dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
– Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, của Tổng lãnh Thiên thần Micae, của Thánh Gioan Baotixita, của các Thánh Tông đồ Phêrô Phaolô, cùng toàn thể các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em, và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
– Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả mọi tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
– Và tiếp theo là Phép lành của Đức Thánh Cha. Kính mời quý vị thành tâm lãnh Phép lành toàn xá của Đức Thánh Cha.
Sau phép lành toàn xá ban cho thành Roma và toàn thế giới, ĐTC đã chúc mừng Lễ Giáng Sinh mọi người. Ngài nói: Tôi xin gửi lời mừng lễ chân thành của tôi tới anh chị em đến từ khắp nơi trên thế giới hiện diện tại quảng trường này, và với tất cả những nước khác nhau theo dõi qua phát thanh truyền hình và các phương tiện truyền thông.
Ước chi biến cố Chúa Kitô Cứu Thế giáng sinh canh tân các con tim, khơi dậy ước muốn xây dựng một tương lại huynh đệ và liên đới hơn, và đem lại cho tất cả mọi người niềm vui và hy vọng. Xin chúc anh chị em Lễ Giáng Sinh an lành.
Linh Tiến Khải