Iran trục xuất một nữ tu người Ý đã nhiều năm phục vụ người dân nghèo ở Iran
Nếu Sr. Berti phải rời Iran, đây sẽ là điều khó khăn đối với nữ tu cùng dòng với sơ: Sr. Fabiola Weiss, 77 tuổi, người Áo, người đã phục vụ 38 năm cho người nghèo và người bệnh trong bệnh viện phong, và được gia hạn giấy phép cư trú thêm 1 năm.
Hai nữ tu đã cống hiến cuộc đời mình cho người bệnh ở Iran, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc. Họ bị buộc phải rời bỏ tu viện của dòng được xây dựng vào năm 1937. Ở Isfahan, các nữ tu Nữ tử Bác ái đã nhiều năm dấn thân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo người trẻ. Họ trợ giúp hàng trăm trẻ em Ba Lan, những người tị nạn và trẻ mồ côi trong chiến tranh, những người đã đến Iran vào mùa xuân năm 1942. Trên thực tế, các nữ tu đã điều hành một trường học lớn trong thành phố và ngôi trường này đã bị tịch thu sau cuộc cách mạng năm 1979. Trong thời gian qua, hai nữ tu không thực hiện bất kỳ hoạt động nào bên ngoài, để tránh bị vu cáo.
Nhà của các sơ hiện là cơ sở duy nhất của Giáo hội Công giáo Latinh ở Isfahan và nhà nguyện của họ, được xây dựng vào năm 1939, được dùng như là Giáo xứ “Đức Trinh Nữ Quyền Năng”, nơi mà thỉnh thoảng các du khách có thể cử hành Thánh lễ.
Giáo hội Công giáo tại Iran
Giáo hội Công giáo tại Iran hiện có khoảng 3.000 tín hữu, có 2 tổng giáo phận của Công giáo Canđê Assyri với 1 giám mục và 4 linh mục; 1 giáo phận Công giáo Armeni với chỉ 1 giám mục; và giáo phận Công giáo Latinh, hiện thời không có linh mục và đang chờ vị tổng giám mục mới được bổ nhiệm. Có 3 nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái hoạt động ở Tehran và 2 nữ tu ở Isfahan.
Với việc các nữ tu phải rời đi, sự hiện diện của Giáo hội Công giáo Latinh ở Isfahan hoàn toàn chấm dứt. Năm 2016, ngôi nhà của các cha Dòng Lazarist ở thành phố Isfahan cũng đã bị tịch thu. Người ta hy vọng rằng các nhà chức trách Iran sẽ xem xét lại các bước của họ và quyết định của họ, cho phép các nữ tu tiếp tục ở lại đất nước mà các chị hết lòng yêu mến và đã tận tuỵ hy sinh phục vụ. (CSR_4292_2021)