24/11/2024

Phát hiện khảo cổ viết lại một phần lịch sử Ai Cập cổ đại

Phát hiện khảo cổ viết lại một phần lịch sử Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ học Ai Cập vừa khai quật hàng trăm quan tài gỗ có niên đại từ thời Tân Vương quốc (từ giữa thế kỷ 16 đến 11 trước công nguyên) và những cổ vật quan trọng khác tại khu khảo cổ Saqqara.

 

 

 

Một quan tài bằng gỗ hình chữ nhật được tìm thấy ở Saqqara /// AFP
Một quan tài bằng gỗ hình chữ nhật được tìm thấy ở Saqqara AFP
Quan tài, mặt nạ tang lễ và một đền thờ dành cho người chết đã được tìm thấy trong quá trình triển khai sứ mệnh khảo cổ tại Saqqara, khu nghĩa trang rộng lớn cách Cairo khoảng 32 km về hướng nam, mà theo giới chuyên gia nhận định rằng sẽ “viết lại” lịch sử của khu vực.
Theo Đài CNN dẫn thông tin từ Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, đội ngũ chuyên gia đã khai quật được đền thờ dùng trong lễ tang của hoàng hậu Nearit, vợ của vua Teti, vị vua đầu tiên của vương triều thứ sáu.
Họ cũng tìm thấy 3 nhà kho xây bằng gạch, là nơi chứa đồ cúng tế và các đồ cúng tế cho mộ của hoàng hậu, được xây dính liền với ngôi đền.
Phát hiện khảo cổ viết lại một phần lịch sử Ai Cập cổ đại - ảnh 1

Một số cổ vật vừa được tìm thấy AFP

Trong dịp này, các chuyên gia cũng phát hiện khoảng 52 hố chôn, với độ sâu từ 10-12 m và chứa hàng trăm quan tài gỗ có niên đại từ thời Tân Vương quốc. Đây là lần đầu tiên Ai Cập khai quật được quan tài từ 3.000 năm trước tại vùng Saqqara.
Bề mặt các quan tài bằng gỗ được vẽ những hình ảnh minh họa cảnh tượng thờ cúng các vị thần và các đoạn trích trong Sách của người chết, mà theo tín niệm của người xưa sẽ có tha lực đưa người chết đi đến thế giới bên kia.
Đội ngũ các nhà khảo cổ cũng khai quật 50 quan tài gỗ hình người, cùng với các tấm mặt nạ gỗ dùng trong tang lễ, một đền thờ của thần Anubis, những đồ tạo tác hình chim chóc và một cây rìu bằng đồng.
Phát hiện khảo cổ viết lại một phần lịch sử Ai Cập cổ đại - ảnh 2

Một xác ướp trong số cổ vật được khai quật tại Saqqara  AFP

Những phát hiện mới sẽ viết lại lịch sử của vùng Saqqara trong giai đoạn Tân Vương quốc và xác nhận tầm quan trọng của việc thờ cúng, tế lễ vua Teti trong giai đoạn vương triều thứ 19, theo tiến sĩ Zahi Hawass, người đứng đầu sứ mệnh khảo cổ tại đây.
Theo đó, vua Keti được người đời sau thờ cúng, đặc biệt trong vương triều thứ 18 và 19, và người Ai Cập thời đó được chôn xung quanh kim tự tháp của ông.
HẠO NHIÊN
TNO