COVID-19: 76 triệu liều vắc xin có nguồn gốc thực vật đang được nghiên cứu
COVID-19: 76 triệu liều vắc xin có nguồn gốc thực vật đang được nghiên cứu
Công ty Dược phẩm sinh học Medicago (Tập đoàn Philip Morris International PMI) vừa thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận với Cơ quan Các Dịch vụ Công cộng và Mua sắm Canada (PSPC) nhằm cung ứng đến 76 triệu liều vắc xin đang được nghiên cứu cho COVID-19.
Medicago đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 trên các tình nguyện nguyên vào ngày 14.7.2020 và dự kiến bắt đầu tiến hành các thử nghiệm giai đoạn 2 vào đầu tháng 11.2020. Nếu các thử nghiệm giai đoạn 2 thành công, các thử nghiệm giai đoạn 3 dự kiến sẽ được triển khai vào tháng 12.2020.
PMI khẳng định khoản đầu tư này là định hướng nhất quán với nỗ lực của họ nhằm thúc đẩy khoa học và đổi mới.
Tổng giám đốc điều hành PMI, ông André Calantzopoulos, cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác vừa được công bố giữa hai cơ quan trực thuộc chính phủ Canada và Medicago nhằm đẩy nhanh nỗ lực chống lại COVID-19. Chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt hơn một khi các chính phủ và công ty cùng nỗ lực thúc đẩy các mục tiêu chung vì lợi ích lớn hơn của cộng đồng. Chúng tôi rất vui được hỗ trợ dự án của Medicago trong việc phát triển, chứng minh, sản xuất và cung ứng vắc xin kháng COVID-19. Tất cả chúng tôi đều kỳ vọng Medicago sẽ thành công”.
Trước đó, vào tháng 3.2020, Medicago công bố đã sản xuất thành công một loại vắc xin vỏ virus (Virus-Like Particle hay VLP) kháng virus Corona chỉ 20 ngày sau khi có được trình tự bộ gien của SARS-CoV-2, loại virus đang gây đại dịch COVID-19 hiện nay.
Medicago trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sáng tạo về vắc xin. Sản phẩm đầu tiên của Medicago là một vắc xin cúm mùa [Recombinant Quadrivalent Virus-Like Particle (QVLP)] hiện đang được Bộ Y tế Canada xem xét phê duyệt. Các loại vắc xin dự phòng cúm đại dịch (pandemic flu), rotavirus và norovirus đang được thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng giai đoạn 2. Medicago cũng đang phát triển các loại kháng thể chống những virus hMPV, RSV và opioids.
Nghiên cứu được thực hiện trên thực vật, thay vì trứng như các nghiên cứu khác nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian thực hiện và hạn chế các đột biến có thể xảy ra.
Đáng lưu ý, nghiên cứu của công ty này được thực hiện trên các loại thực vật, thay vì các loại trứng như phần lớn các công ty khác.
“Quy trình sản xuất vắc xin truyền thống cần sử dụng rất nhiều trứng. Nhà sản xuất vắc xin tiêm virus vào trứng để virus có thể sinh sôi và gia tăng số lượng. Tuy nhiên, việc sử dụng trứng rất tốn kém, kéo dài thời gian và không phải là một giải pháp hoàn hảo. Các đột biến xảy ra có thể dẫn đến việc tạo thành những vắc xin không tương thích với loại virus cần được khống chế,” BS. Bruce Clark, CEO của Medicago, từng phát biểu trong thông cáo báo chí tháng 3 vừa qua.
TN
TNO