23/11/2024

ĐTC Phanxicô: Loạt bài giáo lý về cầu nguyện –
Bài 5: Lời cầu nguyện của Abraham

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung được truyền chiếu trực tiếp tại Thư viện Dinh Tông Tòa vào sáng thứ Tư 10/06/2020, khi suy tư về cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách cầu nguyện của tổ phụ Gia-cóp khi ông “vật lộn” với Thiên Chúa cả đêm và sau đó đã thay đổi

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

TIẾP KIẾN CHUNG

Thư viện Dinh Tông toà
Thứ Tư, 3 tháng 6 năm 2020

______________________________

Loạt bài giáo lý về cầu nguyện
Bài 5: Lời cầu nguyện của Abraham

 

Thân chào anh chị em,
Buổi sáng tốt lành,

Có một giọng nói đột nhiên vang lên trong cuộc đời của Abraham. Một giọng nói mời gọi anh ta thực hiện một cuộc hành trình mà anh ta biết là vô lý: một giọng nói thúc giục anh ta nhổ bỏ bản thân khỏi quê hương, khỏi cội nguồn gia đình, để hướng tới một tương lai mới, khác biệt. Và tất cả chỉ dựa trên một lời hứa, trong đó anh ta chỉ cần có sự tin tưởng. Và để có được sự tin tưởng vào một lời hứa không phải là điều dễ dàng. Cần có dũng khí. Và Áp-ra-ham đã tin tưởng.

Kinh thánh im lặng trên bước đi của tổ phụ đầu tiên. Logic của sự việc khiến chúng ta cho rằng ông ấy đã tôn thờ những vị thần khác; có lẽ ông là một người thông thái, quen quan sát bầu trời và các vì sao. Thật vậy, Chúa đã hứa với ông rằng con cháu của ông sẽ đông đảo như những vì sao lốm đốm trên bầu trời. Và Abraham lên đường. Ông ta lắng nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời và tin cậy vào lời của Ngài. Điều này rất quan trọng: anh ta tin cậy Lời Chúa. Và với sự ra đi này của ông ta, một cách hiểu mới về mối quan hệ với Đức Chúa Trời đã nảy sinh. Chính vì lý do đó mà tổ phụ Abraham hiện diện trong các truyền thống tâm linh lớn của Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo với tư cách là người hoàn hảo của Đức Chúa Trời, có khả năng phục tùng Ngài, ngay cả khi ý muốn của Ngài gian nan, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể hiểu được. Do đó, Abraham là người của Lời. Khi Đức Chúa Trời phán, con người trở thành người tiếp nhận Lời đó và sự sống của họ là nơi nó tìm cách trở nên xác thịt. Đây là một điều mới lạ tuyệt vời trong cuộc hành trình tôn giáo của con người: cuộc sống của một tín đồ bắt đầu được hiểu như một ơn gọi, như một sự kêu gọi, như một nơi thực hiện một lời hứa; và anh ấy di chuyển trên thế giới không phải dưới sức nặng của một bí ẩn, nhưng với sức mạnh của lời hứa đó, một ngày nào đó sẽ được thực hiện. Và Abraham tin lời Chúa hứa. Anh ta tin và anh ta lên đường mà không biết mình sẽ đi đâu – như vậy là Thư gửi người Hebrews (xem 11,8). Nhưng ông đã tin tưởng.

Gia-cóp: người biết sử dụng sự tinh ranh để thành công

Sách Sáng thế, thông qua những sự kiện trong cuộc đời của những người sống vào các thời đại xa xôi, kể cho chúng ta những câu chuyện mà trong đó chúng ta có thể thấy phản chiếu cuộc sống của chúng ta. Trong loạt truyện về các tổ phụ, chúng ta cũng thấy chuyện một người đã biến sự tinh ranh thành năng khiếu nổi nhất của mình: đó là ông Gia-cóp. Câu chuyện Kinh Thánh cho chúng ta biết về mối quan hệ khó khăn giữa Gia-cóp với anh trai Esau. Ngay từ khi còn nhỏ, giữa họ đã có sự cạnh tranh và sự cạnh tranh này sẽ không bao giờ được khắc phục. Gia-cóp là em của người anh song sinh nhưng bằng sự lừa dối, ông đã cướp đi phước lành và món quà của cha mình là Isaac dành cho người con trưởng (x. St 25,19-34). Đó chỉ là lần đầu tiên trong một loạt nhiều thủ đoạn mà người thủ đoạn này có khả năng làm. Ngay cả tên gọi “Gia-cóp” có nghĩa là tính cách của người biết hành động không thẳng thắn, nghĩa là gian xảo khi hành động.

Thành công nhờ sự tinh ranh khéo léo

Buộc phải chạy trốn anh trai của mình, trong cuộc đời, ông dường như thành công trong mọi nỗ lực. Ông có kỹ năng kinh doanh: ông trở nên rất giàu có, trở thành chủ sở hữu của một đàn gia súc thật lớn. Với sự kiên trì và kiên nhẫn, ông có thể kết hôn với cô con gái xinh đẹp nhất của Laban, người ông thực sự yêu. Gia-cóp – chúng ta sẽ nói với ngôn ngữ hiện đại – là một người “tự mình xoay sở”, anh ta có thể chinh phục mọi thứ anh ta muốn bằng tài khéo và sự tinh ranh. Nhưng ông thiếu mối quan hệ sống động với nguồn cội của mình.

Cuộc vật lộn với Thiên Chúa

Một ngày nọ, ông nghe thấy tiếng gọi của quê nhà, của quê hương xa xưa của mình, nơi người anh Esau có lẽ vẫn sống, người anh trai mà ông luôn có mối quan hệ rất tồi tệ. Gia-cóp lên đường và trải qua một hành trình dài với một đoàn người và thú vật đông đảo, cho đến khi ông đến điểm dừng chân cuối cùng, tại suối Jabbok. Ở đây, sách Sáng Thế cung cấp cho chúng ta một trang đáng nhớ (x. 32,23-33). Sách nói rằng vị tổ phụ, sau khi đã đưa tất cả người dân và gia súc của mình băng qua suối, một mình ở lại trên bờ đất dân ngoại. Và ông nghĩ: điều gì chờ đợi ông vào ngày hôm sau? Anh trai Esau đã bị ông cướp quyền trưởng nam sẽ có thái độ nào? Tâm trí của Gia-cóp là một cơn lốc của những suy nghĩ … Và, khi trời tối, đột nhiên một người lạ tóm lấy ông và bắt đầu chiến đấu với ông. Sách Giáo lý giải thích: “Truyền thống tu đức của Giáo hội đã thấy trong câu chuyện này biểu tượng của việc cầu nguyện như một cuộc chiến của đức tin và chiến thắng của sự kiên trì” (GLHTCG, 2573).

Cuộc chiến diện đối diện với Chúa 

Ông Gia-cóp đã chiến đấu suốt đêm, không lúc nào buông tay đối thủ. Cuối cùng, ông đã chiến thắng, bị đối thủ của mình tấn công vào dây thần kinh tọa, và kể từ đó ông bị khập khiễng suốt đời. Vị đô vật bí ẩn đó hỏi tên vị tổ phụ và nói với ông: “Ông sẽ không còn được gọi là Gia-cóp, mà là Israel. Ông không còn là người hành động như trước nhưng thẳng thắn. Ông được đổi tên, thay đổi cuộc đời, thay đổi cách sống. Ông sẽ được gọi là Israel bởi vì ông đã chiến đấu với Chúa và với con người và ông đã chiến thắng!” (c. 29). Rồi Gia-cóp  cũng hỏi người kia: “Hãy cho tôi biết tên của ngài.” Người đó không tiết lộ cho ông biết tên, nhưng thay vào đó đã chúc lành cho ông và ông Gia-cóp nhận ra rằng ông đã gặp Thiên Chúa “diện đối diện” (x. cc. 30-31).

Sau cuộc vật lộn, ông Gia-cóp được biến đổi

Vật lộn với Chúa là một ẩn dụ của việc cầu nguyện. Những lần khác, Gia-cóp đã cho thấy mình có khả năng đối thoại với Chúa, cảm thấy Chúa hiện diện thân thiện và gần gũi. Nhưng vào đêm đó, qua một cuộc chiến đấu kéo dài và thấy mình gần như không chịu nổi, vị tổ phụ đã thay đổi. Đổi tên, đổi cách sống và đổi nhân cách. Ông được biến đổi. Lần đó ông không còn làm chủ được tình hình – sự tinh ranh của ông không hữu dụng, ông không còn là chiến lược gia và người biết tính toán nữa, Chúa đưa ông trở lại với sự thật về con người phàm nhân, run rẩy và sợ hãi. Lần đầu tiên, Gia-cóp không có gì khác để trình bày với Thiên Chúa hơn là sự yếu đuối và bất lực của mình. Và chính ông Gia-cóp này đã nhận được phước lành từ Thiên Chúa, và với chúc lành này ông khập khiễng đi vào miền đất hứa: dễ bị tổn thương và bị tổn thương, nhưng với một trái tim mới. Có lần kia tôi nghe nói về một ông lão – một người tốt, một Kitô hữu tốt, nhưng là người tội lỗi! – rất tin tưởng vào Thiên Chúa. Và ông nói: “Thiên Chúa sẽ giúp tôi; Chúa không để tôi đơn độc. Tôi sẽ vào Thiên đàng, khập khiễng, nhưng tôi sẽ vào.”  Trước đây, ông tự tin, dựa vào sự khôn lanh sắc sảo của mình; ân sủng không thấm nhập được vào con người ông; ông không cảm nhận lòng thương xót; không biết thế nào là lòng thương xót. Ông nghĩ: “Tôi ở đây. Tôi ra lệnh” không cần lòng thương xót. Nhưng Thiên Chúa đã cứu những gì đã mất. Người giúp ông hiểu rằng ông còn giới hạn, ông là người tội lỗi cần lòng thương xót và Người cứu độ ông.

Cuộc hẹn trong đêm tối cuộc đời với Chúa

Tất cả chúng ta đều có một cuộc hẹn trong đêm với Chúa, trong đêm tối của cuộc đời chúng ta, trong nhiều đêm của cuộc đời chúng ta: những khoảnh khắc đen tối, những khoảnh khắc tội lỗi, những khoảnh khắc mất phương hướng … Ở đó, luôn luôn có một cuộc hẹn với Chúa. Chúa sẽ làm chúng ta ngạc nhiên vào lúc chúng ta không mong đợi Người, khi chúng ta thấy mình thực sự cô đơn. Cũng trong đêm đó, khi chiến đấu với người lạ, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta chỉ là những người nghèo hèn, nhưng ngay lúc đó, khi cảm thấy mình nghèo hèn, chúng ta sẽ không phải sợ hãi: bởi vì lúc đó, Chúa sẽ đặt cho chúng ta một cái tên mới, chứa đựng ý nghĩa của cả cuộc đời chúng ta, nó sẽ thay đổi trái tim của chúng ta và ban cho chúng ta phước lành dành cho những người để mình được Chúa biến đổi. Đây là một lời mời tốt đẹp hãy để chúng ta được Chúa biến đổi. Chúa biết làm điều đó thế nào, bởi vì Người biết mỗi người trong chúng ta. Mỗi chúng ta đều có thể nói: “Lạy Chúa, Chúa biết con. Lạy Chúa, Chúa biết con. Xin hãy biến đổi con”.

____________________________________________
Tóm tắt những lời của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến: Tiếp tục bài giáo lý  về sự cầu nguyện, giờ đây chúng ta xem xét lời cầu nguyện của Abraham. Trong cuộc đời của “người cha trong đức tin”, chúng ta thấy một cách mới để liên hệ với Thiên Chúa. Abraham nghe tiếng Thiên Chúa và tin cậy vào lời và những lời hứa của Ngài. Để tuân theo lời Chúa, Abraham bỏ lại cuộc sống trước đây của mình để tiến vào hành trình đến bất cứ nơi đâu mà Thiên Chúa dẫn dắt, thậm chí đến thử thách cuối cùng khi được yêu cầu hy sinh con trai mình, Isaac. Nhờ sự trung thành như vậy, Abraham trở thành một thành viên trong gia đình của Thiên Chúa, thậm chí có thể tranh cãi với Ngài, nhưng luôn trung thành. Việc Abraham tuân theo lời này đánh dấu một bước tiến hoàn toàn mới trong sự phát triển tôn giáo của con người. Từ nay trở đi, đời sống của các tín hữu được nhìn nhận dưới khía cạnh ơn gọi, một lời kêu gọi cá nhân để sống cuộc đời của một người để thực hiện những lời hứa của Thiên Chúa. Sau đó, Thiên Chúa của Abraham trở thành “Thiên Chúa của tôi”, Chúa của lịch sử của chính tôi, Đấng hướng dẫn các bước đi của tôi và không bao giờ bỏ rơi tôi. Mong sao chúng ta học được từ gương của Abraham cách cầu nguyện với đức tin: lắng nghe, hành trình, trò chuyện và thậm chí tranh luận với Thiên Chúa, nhưng luôn chuẩn bị để đón nhận lời và đem ra thực hành.