ĐTC chào mừng cuộc gặp gỡ các dân tộc tại Rimini
ĐTC Phanxicô chào mừng và cầu chúc các tham dự viên cuộc gặp gỡ các dân tộc lần thứ 39 tại Rimini tìm gặp được sức mạnh biến đổi thế giới là chính Chúa Giêsu.
ĐTC chào mừng cuộc gặp gỡ các dân tộc tại Rimini
ĐTC Phanxicô chào mừng và cầu chúc các tham dự viên cuộc gặp gỡ các dân tộc lần thứ 39 tại Rimini tìm gặp được sức mạnh biến đổi thế giới là chính Chúa Giêsu.
Lập trường của ĐTC được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, gửi đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ này và được Đức cha Francesco Lambiasi, GM Giáo phận Rimini, tuyên đọc trong Thánh lễ ngài chủ sự sáng Chúa Nhật 19-8 vừa qua, để khai mạc cuộc gặp gỡ các dân tộc, năm nay có chủ đề là “Những sức mạnh làm chuyển động lịch sử cũng là những sức mạnh làm cho con người được hạnh phúc”, một câu nói của cố Lm. Giussani, người sáng lập Phong trào “Hiệp thông và Giải phóng”.
Đây cũng là phong trào khởi xướng và tổ chức các cuộc gặp gỡ thường niên này tại Rimini, với một loạt các sinh hoạt đa diện, các buổi thuyết trình, hội luận về nhiều vấn đề thời sự, và các sinh hoạt văn hoá, với sự tham dự của nhiều nhân vật quốc tế. Trong một tuần lễ, thông thường có hàng trăm ngàn người đến dự các sinh hoạt của cuộc gặp gỡ này.
Sứ điệp của ĐHY Parolin
Trong sứ điệp ĐHY Parolin nhắc đến phong trào giới trẻ Âu châu cách đây 50 năm, hồi tháng 5 năm 1968, muốn đảo lộn và thay đổi các cơ cấu, và hy vọng nhờ đó đảm bảo một cuộc sống chân thực hơn. Nhưng nửa thế kỷ đã trôi qua, người ta thấy nhiều triệu chứng tiêu cực ở Tây phương: có hiện tượng tái dựng lên các bức tường thay vì bắc những nhịp cầu. Người ta có xu hướng khép kín thay vì cởi mở đối với những người khác chúng ta. Thái độ dửng dưng gia tăng, thay vì ước muốn đề ra những sáng kiến thay đổi. Nhiều người có tâm tình sợ hãi và không còn tin tưởng nơi tương lai.
ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Kitô hữu không thể từ bỏ mơ ước thế giới được cải tiến tốt đẹp hơn. Mơ ước như thế là điều hợp lý vì nơi căn cội sự chắn chắn ấy có xác tín sâu xa: Chúa Kitô chính là khởi đầu của thế giới mới.”
ĐHY Parolin cho biết: “ĐTC cầu mong rằng cuộc gặp gỡ các dân tộc năm nay, đối với tất cả các tham dự viên, là cơ hội để đào sâu hoặc đón nhận lời mời gọi “các bạn hãy đến mà xem” của Chúa Giêsu. Trong khi giải thoát con người khỏi nô lệ những “thứ giả tạo hạn hẹp”, hứa hẹn hạnh phúc mà không thể bảo đảm lời hứa, sức mạnh ấy biến con người thành những tác nhân giữ vai chính trên trường thế giới, giúp họ được kêu gọi biến lịch sử thành nơi gặp gỡ của các con cái Thiên Chúa với Chúa Cha và những người anh chị em của mình.”
Đức Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ
Trong số các vị được mời phát biểu tại cuộc gặp gỡ, cũng có Đức TGM Christophe Pierre, người Pháp, Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ. Ngài có nhắc đến mối quan tâm của ĐTC và nhiều GM về tình hình những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và nói rằng chúng ta phải giúp Giáo hội địa phương và ĐTC vượt thắng tình trạng khủng hoảng này. “Điều quan trọng là chúng ta đừng gây thêm hoang mang và nói nhiều quá. Tất cả mọi thành phần của Giáo Hội, chứ không phải chỉ có các GM và LM tìm ra câu trả lời đích thực cho vấn đề này.”
Lập trường của ĐTC được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, gửi đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ này và được Đức cha Francesco Lambiasi, GM Giáo phận Rimini, tuyên đọc trong Thánh lễ ngài chủ sự sáng Chúa Nhật 19-8 vừa qua, để khai mạc cuộc gặp gỡ các dân tộc, năm nay có chủ đề là “Những sức mạnh làm chuyển động lịch sử cũng là những sức mạnh làm cho con người được hạnh phúc”, một câu nói của cố Lm. Giussani, người sáng lập Phong trào “Hiệp thông và Giải phóng”.
Đây cũng là phong trào khởi xướng và tổ chức các cuộc gặp gỡ thường niên này tại Rimini, với một loạt các sinh hoạt đa diện, các buổi thuyết trình, hội luận về nhiều vấn đề thời sự, và các sinh hoạt văn hoá, với sự tham dự của nhiều nhân vật quốc tế. Trong một tuần lễ, thông thường có hàng trăm ngàn người đến dự các sinh hoạt của cuộc gặp gỡ này.
Sứ điệp của ĐHY Parolin
Trong sứ điệp ĐHY Parolin nhắc đến phong trào giới trẻ Âu châu cách đây 50 năm, hồi tháng 5 năm 1968, muốn đảo lộn và thay đổi các cơ cấu, và hy vọng nhờ đó đảm bảo một cuộc sống chân thực hơn. Nhưng nửa thế kỷ đã trôi qua, người ta thấy nhiều triệu chứng tiêu cực ở Tây phương: có hiện tượng tái dựng lên các bức tường thay vì bắc những nhịp cầu. Người ta có xu hướng khép kín thay vì cởi mở đối với những người khác chúng ta. Thái độ dửng dưng gia tăng, thay vì ước muốn đề ra những sáng kiến thay đổi. Nhiều người có tâm tình sợ hãi và không còn tin tưởng nơi tương lai.
ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh: “Kitô hữu không thể từ bỏ mơ ước thế giới được cải tiến tốt đẹp hơn. Mơ ước như thế là điều hợp lý vì nơi căn cội sự chắn chắn ấy có xác tín sâu xa: Chúa Kitô chính là khởi đầu của thế giới mới.”
ĐHY Parolin cho biết: “ĐTC cầu mong rằng cuộc gặp gỡ các dân tộc năm nay, đối với tất cả các tham dự viên, là cơ hội để đào sâu hoặc đón nhận lời mời gọi “các bạn hãy đến mà xem” của Chúa Giêsu. Trong khi giải thoát con người khỏi nô lệ những “thứ giả tạo hạn hẹp”, hứa hẹn hạnh phúc mà không thể bảo đảm lời hứa, sức mạnh ấy biến con người thành những tác nhân giữ vai chính trên trường thế giới, giúp họ được kêu gọi biến lịch sử thành nơi gặp gỡ của các con cái Thiên Chúa với Chúa Cha và những người anh chị em của mình.”
Đức Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ
Trong số các vị được mời phát biểu tại cuộc gặp gỡ, cũng có Đức TGM Christophe Pierre, người Pháp, Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ. Ngài có nhắc đến mối quan tâm của ĐTC và nhiều GM về tình hình những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và nói rằng chúng ta phải giúp Giáo hội địa phương và ĐTC vượt thắng tình trạng khủng hoảng này. “Điều quan trọng là chúng ta đừng gây thêm hoang mang và nói nhiều quá. Tất cả mọi thành phần của Giáo Hội, chứ không phải chỉ có các GM và LM tìm ra câu trả lời đích thực cho vấn đề này.”
G. Trần Đức Anh OP