Sử dụng dữ liệu do đài quan sát vũ trụ Gaia của Cơ quan không gian châu Âu thu thập, các nhà khoa học đã có thể tìm đến vị trí của hành tinh sơ sinh trên, hiện cách hệ mặt trời khoảng 330 năm ánh sáng.
“Vật thể nguội, mờ nhạt được xác định có tuổi đời rất non trẻ, và chỉ gấp 10 lần khối lượng
sao Mộc. Điều này có nghĩa là chúng ta nhiều khả năng đang nhìn thấy một hành tinh sơ sinh, có lẽ vẫn trong giai đoạn tượng hình”, theo tác giả báo cáo Annie Dickson-Vandervelde.
Hành tinh trên được cho là đang xoay quanh một ngôi sao mới 5 triệu năm tuổi (tức trẻ hơn mặt trời chúng ta cả ngàn lần), và ở cách sao trung tâm gấp 600 lần khoảng cách từ
Trái đất – mặt trời.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những lần quan sát trong tương lai có thể mang đến lời giải cho lý do tại sao 2MASS 1155-7919 b ở quá xa sao trung tâm như thế.
Kết quả thu được nhiều khả năng sẽ hé lộ manh mối về các quỹ đạo lớn của những hành tinh kích thước quá khổ. Đồng thời giới thiên văn học hy vọng có thể nghiên cứu quá trình hình thành của các hành tinh khí khổng lồ, như
sao Mộc của chúng ta.
HẠO NHIÊN
TNO