24/11/2024

Hung thủ xoá sổ loài khủng long: đã có lời đáp?

Một đội ngũ các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) vừa đưa ra các chứng cứ mới đổ lỗi hoàn toàn cho một tiểu hành tinh đã gây ra sự kiện tuyệt chủng ở các loài khủng long chứ không phải do núi lửa.

 

Hung thủ xoá sổ loài khủng long: đã có lời đáp?

Một đội ngũ các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) vừa đưa ra các chứng cứ mới đổ lỗi hoàn toàn cho một tiểu hành tinh đã gây ra sự kiện tuyệt chủng ở các loài khủng long chứ không phải do núi lửa.




 
 
Hình ảnh mô phỏng thời điểm tiểu hành tinh lao xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm /// Space.com

Hình ảnh mô phỏng thời điểm tiểu hành tinh lao xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm    Space.com

 

 
Kể từ khi một hố va chạm khổng lồ được tìm thấy bên dưới bán đảo Yucatan của Mexico vào đầu thập niên 1990, các nhà khoa học rất tự tin khi đưa ra kết luận rằng một tiểu hành tinh hoặc sao chổi đã lao vào Trái đất cách đây 66 triệu năm và quét sạch các loài khủng long khỏi bề mặt địa cầu và mang đến sự hủy diệt cho đa số sự sống trên hành tinh chúng ta.
 
Tuy nhiên, trên thực tế câu hỏi “tại sao khủng long lại tuyệt chủng” cho đến vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, đủ hợp lý để dàn xếp các tranh cãi trong giới khoa học, theo Đài CNN.
 
Một số nhà nghiên cứu tỏ ra hoài nghi về giả thuyết về “cái chết tức thời đến từ tiểu hành tinh (hoặc cũng có thể là sao chổi)”. Nhóm này cho rằng những đợt phun trào dữ dội của núi lửa thời đó tại khu vực giờ đây là Ấn Độ đã đóng vai trò đáng kể cho sự biến mất của loài khủng long.
 
Hung thủ xóa sổ loài khủng long: đã có lời đáp? - ảnh 1

Sơ đồ cho thấy vị trí của hố va chạm ở Mexico   DM

 

Mới đây, một đội ngũ các nhà nghiên cứu của Đại học Yale đang đưa ra các chứng cứ mới  thiên về giả thuyết liên quan đến tiểu hành tinh.
 
Họ cho hay bất kỳ các ảnh hưởng đến môi trường nào do hoạt động núi lửa và các dòng dung nham nóng chảy ở khu vực giờ đây là Ấn Độ đều xảy ra từ lâu trước khi khủng long tuyệt chủng trong một sự kiện mà các nhà khoa học gọi là K-Pg, theo báo cáo trên chuyên san Science.
 
“Nhiều người nghi ngờ núi lửa gây ra K-Pg, nhưng chúng tôi đang nói “không”với giả thuyết này”, theo đài CNN dẫn tác giả nghiên cứu Pincelli Hull, trợ lý giáo sư địa chất học và địa vật lý học.
 
Một số nhà nghiên cứu cho rằng khí thải tống ra từ các núi lửa, như sulfur dioxide và carbon dioxide, làm suy yếu hệ sinh thái khiến khủng long bị tuyệt chủng dễ dàng hơn so với khi thiên thạch tấn công.
 
Hung thủ xóa sổ loài khủng long: đã có lời đáp? - ảnh 2

Nhóm chuyên gia Đại học Yale nghiên cứu đá nóng chảy lấy từ hố va chạm ở Mexico

Science

 

Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia do Đại học Yale dẫn đầu đã phát hiện ít nhất 50% hoặc hơn số khí thải thời đó xảy ra sớm hơn thời điểm thiên thạch lao xuống, và chỉ có vụ va chạm trùng với quá trình tuyệt chủng của khủng long.
 
Các núi lửa cũng “gây ra sự kiện ấm lên toàn cầu”, nhưng ảnh hưởng của nó đã giảm đáng kể vào thời điểm xảy ra tuyệt chủng, theo cựu nhà nghiên cứu của Đại học Yale, ông Michael Henehan, hiện công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học địa chấn Đức GFZ.
 
 
Họ cũng giám định các lõi đá lấy từ thềm biển, cho thấy mức độ khủng khiếp của sự kiện va chạm thời đó, đủ sức tạo nên hố thiên thạch với đường kính 10 km.
 
Vậy thì kết luận trên liệu có chấm dứt tranh cãi lâu nay về số phận của khủng long?
 
Chuyên gia Hull hy vọng là có.
 
 
 
HẠO NHIÊN 

TNO