ĐTC tiếp Học viện Giáo hoàng Etiopia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập
Đây là Học viện đào tạo duy nhất nằm trong nội thành Vatican. Từ năm 1481, nơi này là một nhà đón tiếp các khách hành hương vùng Abissinia. Năm 1919, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV đã chuyển nhà khách này đi và cho phép mở chủng viện tại đây. Sau đó, Đức Giáo hoàng Pio XI đã xây mới và mở rộng toà nhà.
ĐTC tiếp Học viện Giáo hoàng Etiopia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập
Lúc 12 giờ trưa ngày 11/01, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp cộng đoàn Học viện Giáo hoàng Etiopia ở nội thành Vatican nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập.
Học viện Giáo hoàng Etiopia
Đây là Học viện đào tạo duy nhất nằm trong nội thành Vatican. Từ năm 1481, nơi này là một nhà đón tiếp các khách hành hương vùng Abissinia. Năm 1919, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV đã chuyển nhà khách này đi và cho phép mở chủng viện tại đây. Sau đó, Đức Giáo hoàng Pio XI đã xây mới và mở rộng toà nhà.
Từ năm 1919, chủng viện này đón tiếp các chủng sinh từ Eritrea và Etiopia đến học trung học, sau đó học triết học và thần học tại các Đại học Giáo hoàng ở Roma. Từ năm 1970, chủng viện chỉ nhận các linh mục theo học các chuyên ngành. Cách chung, các linh mục này là linh mục giáo phận theo Nghi lễ Đông phương. Hiện nay chủng viện có 21 linh mục, 14 thuộc Etiopia và 7 thuộc Eritrea.
Đón tiếp
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến một từ nêu bật đặc tính của Chủng viện Etiopia, đó là đón tiếp. Ngài nói: “Gần mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, từ nhiều thế kỷ, những người người con của các dân tộc xa cách Roma về địa lý, nhưng lại gần trong đức tin của các tông đồ khi tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, đã tìm được ngôi nhà và sự đón tiếp.”
Đừng bao giờ có sự chia rẽ giữa các chủng tộc và quốc gia có cùng nguồn gốc
Nhắc đến các anh chị em của hai dân tộc Etiopia và Eritrea với cuộc sống nghèo khổ và cho đến vài tháng trước đây còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến huynh đệ, Đức Thánh Cha cầu nguyện để những kinh nghiệm đau thương của cả hai bên là bài học quý giá để không bao giờ có sự chia rẽ giữa các chủng tộc và quốc gia có cùng nguồn gốc. Ngài mời gọi các linh mục hãy luôn là các kiến trúc sư của những mối quan hệ tốt đẹp, những người xây dựng hoà bình; hãy giáo dục các tín hữu, vun trồng món quà này của Thiên Chúa, bằng cách chữa lành vết thương nội tâm và thể lý và cố gắng giúp đỡ con đường hoà giải, vì tương lai của các trẻ em và những người trẻ của đất nước họ.
Một điều thật buồn mà Đức Thánh Cha phải nhắc đến đó là nhiều người trẻ, bởi vì hy vọng đã rời bỏ quê hương với giá thật đắt và thường gặp phải thảm kịch trên đất liền cũng như trên biển. Ngài mời gọi các linh mục “tận dụng tối đa những năm học tập và cư trú tại Roma trong việc phục vụ khiêm nhường và quảng đại, luôn luôn trên nền tảng là sự kết hiệp với Chúa, Đấng mà chúng ta tận hiến cả sự sống của chúng ta”.
Tự do phục vụ công ích
Cuối cùng, ngài cầu chúc cho Giáo hội Công giáo tại hai quốc gia này được tự do phục vụ công ích, bằng cách vừa cho các sinh viên học hành ở Roma hay ở nơi khác, vừa bảo vệ các cơ sở giáo dục, y tế và phúc lợi, với niềm tin rằng các vị mục tử và giáo dân ao ước cùng với mọi người khác đóng góp cho thiện ích và sự thịnh vượng của các quốc gia. (REI 111/01/2020)
Học viện Giáo hoàng Etiopia
Đây là Học viện đào tạo duy nhất nằm trong nội thành Vatican. Từ năm 1481, nơi này là một nhà đón tiếp các khách hành hương vùng Abissinia. Năm 1919, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV đã chuyển nhà khách này đi và cho phép mở chủng viện tại đây. Sau đó, Đức Giáo hoàng Pio XI đã xây mới và mở rộng toà nhà.
Từ năm 1919, chủng viện này đón tiếp các chủng sinh từ Eritrea và Etiopia đến học trung học, sau đó học triết học và thần học tại các Đại học Giáo hoàng ở Roma. Từ năm 1970, chủng viện chỉ nhận các linh mục theo học các chuyên ngành. Cách chung, các linh mục này là linh mục giáo phận theo Nghi lễ Đông phương. Hiện nay chủng viện có 21 linh mục, 14 thuộc Etiopia và 7 thuộc Eritrea.
Đón tiếp
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến một từ nêu bật đặc tính của Chủng viện Etiopia, đó là đón tiếp. Ngài nói: “Gần mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, từ nhiều thế kỷ, những người người con của các dân tộc xa cách Roma về địa lý, nhưng lại gần trong đức tin của các tông đồ khi tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, đã tìm được ngôi nhà và sự đón tiếp.”
Đừng bao giờ có sự chia rẽ giữa các chủng tộc và quốc gia có cùng nguồn gốc
Nhắc đến các anh chị em của hai dân tộc Etiopia và Eritrea với cuộc sống nghèo khổ và cho đến vài tháng trước đây còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến huynh đệ, Đức Thánh Cha cầu nguyện để những kinh nghiệm đau thương của cả hai bên là bài học quý giá để không bao giờ có sự chia rẽ giữa các chủng tộc và quốc gia có cùng nguồn gốc. Ngài mời gọi các linh mục hãy luôn là các kiến trúc sư của những mối quan hệ tốt đẹp, những người xây dựng hoà bình; hãy giáo dục các tín hữu, vun trồng món quà này của Thiên Chúa, bằng cách chữa lành vết thương nội tâm và thể lý và cố gắng giúp đỡ con đường hoà giải, vì tương lai của các trẻ em và những người trẻ của đất nước họ.
Một điều thật buồn mà Đức Thánh Cha phải nhắc đến đó là nhiều người trẻ, bởi vì hy vọng đã rời bỏ quê hương với giá thật đắt và thường gặp phải thảm kịch trên đất liền cũng như trên biển. Ngài mời gọi các linh mục “tận dụng tối đa những năm học tập và cư trú tại Roma trong việc phục vụ khiêm nhường và quảng đại, luôn luôn trên nền tảng là sự kết hiệp với Chúa, Đấng mà chúng ta tận hiến cả sự sống của chúng ta”.
Tự do phục vụ công ích
Cuối cùng, ngài cầu chúc cho Giáo hội Công giáo tại hai quốc gia này được tự do phục vụ công ích, bằng cách vừa cho các sinh viên học hành ở Roma hay ở nơi khác, vừa bảo vệ các cơ sở giáo dục, y tế và phúc lợi, với niềm tin rằng các vị mục tử và giáo dân ao ước cùng với mọi người khác đóng góp cho thiện ích và sự thịnh vượng của các quốc gia. (REI 111/01/2020)
Hồng Thuỷ
https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-01/dtc-phanxico-hoc-vien-giao-hoang-etiopia-100-nam-thanh-lap.html