ĐHY Bo kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát ở Hồng Kông
Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Giáo phận Yangoon của Myanmar, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, đã ký một thư mở lên án sự tàn bạo của cảnh sát ở Hồng Kông trong những ngày nghỉ Lễ Giáng Sinh.
ĐHY Bo kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát ở Hồng Kông
Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Giáo phận Yangoon của Myanmar, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, đã ký một thư mở lên án sự tàn bạo của cảnh sát ở Hồng Kông trong những ngày nghỉ Lễ Giáng Sinh.
Thư mở được đề ngày 31/12, có chữ ký của 40 người, được phổ biến bởi tổ chức Hong Kong Watch có trụ sở ở Anh, một tổ chức chuyên theo dõi các mối đe dọa đối với các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, luật pháp và quyền tự trị như đã hứa theo nguyên tắc của “một quốc gia, hai hệ thống, gửi cho bà Carrie Lâm, đặc khu trưởng Hồng Kông.”
Kinh hoàng vì sự tàn bạo
Nội dung lá thư có viết: “Chúng tôi rất kinh hoàng khi thấy các báo cáo về việc cảnh sát bắn vòi rồng, bình xịt hơi cay và đạn cao su vào người mua sắm, người biểu tình ôn hoà và người ngoài cuộc vô tội vào đêm Giáng Sinh, ngày Giáng Sinh, Ngày Quyền Anh và vào ngày 28/12… Chúng tôi rất lo lắng trước cảnh trẻ em và người trẻ bị đánh đập nặng nề, và đạn cao su bắn vào mặt người, hành động mà bất kỳ chuyên gia đạn đạo nào cũng xác nhận có nguy cơ bị thương hoặc tử vong nghiêm trọng, và do đó là vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn quốc tế.”
Chỉ sử dụng các biện pháp tương xứng
Lá thư kêu gọi bà Lâm và cảnh sát Hồng Kông “chỉ sử dụng các biện pháp tương xứng khi xử lý bất kỳ hành vi bạo lực nào”. Những người ký tên trong thư mở không đồng tình với một nhóm nhỏ người biểu tình gây bạo loạn, nhưng lưu ý rằng đa số người biểu tình ôn hoà nhưng lại bị cảnh sát Hồng Kông tấn công dữ dội; và những bạo lực xuất phát từ sự thất vọng và tuyệt vọng vì chính phủ từ chối lắng nghe sự sỡ hãi của họ.
Trợ giúp của cộng đồng quốc tế cho một quá trình trung gian và hoà giải
Lá thư cũng yêu cầu thực hiện cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát và thả những người biểu tình ôn hoà bị giam giữ bất công; đối thoại có ý nghĩa với các ủy viên hội đồng quận được bầu gần đây và cải cách chính trị. Thư cũng đưa ra sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho một quá trình trung gian và hoà giải.
Thư cảnh báo rằng nếu không có nỗ lực chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát, thì sẽ có thêm đau khổ, sợ hãi, bạo lực và bất an cho con người và sự sa sút bi thảm cho Hồng Kông nếu nó nổi tiếng về đàn áp.
Mặc dù Công giáo chỉ chiếm 5% dân số Hồng Kông, các thành viên của Giáo hội đã nổi bật trong chiến dịch bảo vệ tự do của các vùng lãnh thổ, bao gồm quyền tự do tôn giáo. Giáo hội điều hành một số trường học trong lãnh thổ và nhiều trường trong số đó là những điểm sáng trong các cuộc biểu tình. (Crux 03/01/2019)
Thư mở được đề ngày 31/12, có chữ ký của 40 người, được phổ biến bởi tổ chức Hong Kong Watch có trụ sở ở Anh, một tổ chức chuyên theo dõi các mối đe dọa đối với các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, luật pháp và quyền tự trị như đã hứa theo nguyên tắc của “một quốc gia, hai hệ thống, gửi cho bà Carrie Lâm, đặc khu trưởng Hồng Kông.”
Kinh hoàng vì sự tàn bạo
Nội dung lá thư có viết: “Chúng tôi rất kinh hoàng khi thấy các báo cáo về việc cảnh sát bắn vòi rồng, bình xịt hơi cay và đạn cao su vào người mua sắm, người biểu tình ôn hoà và người ngoài cuộc vô tội vào đêm Giáng Sinh, ngày Giáng Sinh, Ngày Quyền Anh và vào ngày 28/12… Chúng tôi rất lo lắng trước cảnh trẻ em và người trẻ bị đánh đập nặng nề, và đạn cao su bắn vào mặt người, hành động mà bất kỳ chuyên gia đạn đạo nào cũng xác nhận có nguy cơ bị thương hoặc tử vong nghiêm trọng, và do đó là vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn quốc tế.”
Chỉ sử dụng các biện pháp tương xứng
Lá thư kêu gọi bà Lâm và cảnh sát Hồng Kông “chỉ sử dụng các biện pháp tương xứng khi xử lý bất kỳ hành vi bạo lực nào”. Những người ký tên trong thư mở không đồng tình với một nhóm nhỏ người biểu tình gây bạo loạn, nhưng lưu ý rằng đa số người biểu tình ôn hoà nhưng lại bị cảnh sát Hồng Kông tấn công dữ dội; và những bạo lực xuất phát từ sự thất vọng và tuyệt vọng vì chính phủ từ chối lắng nghe sự sỡ hãi của họ.
Trợ giúp của cộng đồng quốc tế cho một quá trình trung gian và hoà giải
Lá thư cũng yêu cầu thực hiện cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát và thả những người biểu tình ôn hoà bị giam giữ bất công; đối thoại có ý nghĩa với các ủy viên hội đồng quận được bầu gần đây và cải cách chính trị. Thư cũng đưa ra sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho một quá trình trung gian và hoà giải.
Thư cảnh báo rằng nếu không có nỗ lực chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát, thì sẽ có thêm đau khổ, sợ hãi, bạo lực và bất an cho con người và sự sa sút bi thảm cho Hồng Kông nếu nó nổi tiếng về đàn áp.
Mặc dù Công giáo chỉ chiếm 5% dân số Hồng Kông, các thành viên của Giáo hội đã nổi bật trong chiến dịch bảo vệ tự do của các vùng lãnh thổ, bao gồm quyền tự do tôn giáo. Giáo hội điều hành một số trường học trong lãnh thổ và nhiều trường trong số đó là những điểm sáng trong các cuộc biểu tình. (Crux 03/01/2019)
Hồng Thuỷ
https://www.vaticannews.va/vi/world/news/2020-01/dhy-charles-bo-cham-dut-su-tan-bao-cua-canh-sat-o-hong-kong.html