ĐTC cử hành Kinh Chiều I Lễ Mẹ Thiên Chúa và Kinh Tạ Ơn cuối năm
Chiều cuối năm 31/12/2019, Đức Thánh Cha đọc Kinh Chiều I Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa cùng với khoảng 8 ngàn tín hữu tại Đền thờ Thánh Phêrô. Sau các Thánh Vịnh và bài đọc ngắn của giờ Kinh Chiều, Đức Thánh Cha có một bài giảng với tín hữu hiện diện.
ĐTC cử hành Kinh Chiều I Lễ Mẹ Thiên Chúa và Kinh Tạ Ơn cuối năm
Chiều cuối năm 31/12/2019, Đức Thánh Cha đọc Kinh Chiều I Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa cùng với khoảng 8 ngàn tín hữu tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Sau các Thánh Vịnh và bài đọc ngắn của giờ Kinh Chiều, Đức Thánh Cha có một bài giảng với tín hữu hiện diện.
Bài đọc được trích từ thư của thánh Phaolô gởi các tín hữu Galat 4,4: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến những hoàn cảnh khiêm hạ mà Người Con ở giữa nhân loại. Ngài cư ngụ tại Nazareth, ngôi làng được đề cập trong Kinh Thánh là “từ Nazareth có gì hay được?” (Ga 1,46), và Ngài đã chết bên ngoài thành phố lớn Giêrusalem, bị đóng đinh bên ngoài thành.
Quyết định của Thiên Chúa rất rõ ràng: biểu lộ tình yêu của mình. Ngài ở thành phố nhỏ bị coi thường, và khi đến Giêrusalem thì bị coi là thuộc hàng ngũ những người tội lỗi và bị loại bỏ.
Về những lời dạy của Ngài, dân chúng cũng dường như muốn lãng quên đi, khi nhà cầm quyền hỏi: “các ngươi muốn thả Giêsu hay Barnaba?” và dân chúng chọn Barnaba chứ không phải Ngài. Ngài bị đóng đinh trên đồi Golgotha. Nhưng từ đó, cây Thập Giá mới của sự sống với quyền năng của Thiên Chúa đã thu hút mọi người đến với mình.
Và Mẹ Thiên Chúa, đau khổ dưới thập giá, cũng giang rộng đôi tay đón nhận tất cả mọi người trong tình mẫu tử của Mẹ. Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Giáo Hội. Sự dịu dàng của Mẹ cũng dành cho tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha đề cập đặc biệt đến thành phố Roma, cũng tương tự như lời của Thánh Vịnh: nơi thành của mình, Thiên Chúa đã dựng lều tại đó. Thiên Chúa ở giữa Dân Người. Ngài cùng đi với họ và sống cuộc sống của họ. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn làm mới tất cả mọi sự qua Con của Ngài, bắt đầu không phải từ đền thờ, nhưng từ cung lòng của một phụ nữ bé nhỏ và nghèo hèn giữa Dân Người. Chọn lựa của Thiên Chúa thật phi thường. Ngài không thay đổi lịch sử qua những người quyền thế dân sự hay tôn giáo, nhưng khởi đi từ những phụ nữ bên rìa, như Mẹ Maria, hay những người son sẻ như bà Elisabeth.
Đức Thánh Cha nhắc đến những người can đảm, cả những người tin lẫn không tin, mà ngài gặp trong những năm qua. Họ đại diện cho “nhịp đập” của Roma. Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ thay đổi lịch sử và bộ mặt của thành phố ngang qua dân chúng bé nhỏ, những con người bé nhỏ.
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy lắng nghe những người khác, lắng nghe sự kêu cứu của họ. Lắng nghe đã là một hành động của tình yêu rồi. Ngài cầu xin cho thành phố và Giáo hội có một bầu khí mới, và bước đi trong bầu khí ấy, vượt qua những tư duy cũ đi ngược với sự cộng tác để xây dựng một thành phố công bằng và huynh đệ.
Sau Kinh Chiều I, Đức Thánh Cha cùng cộng đoàn rước kiệu và chầu Thánh Thể, và hát Kinh Te Deum – Bài ca Tạ ơn để tạ ơn về một năm sắp qua. Buổi Kinh Chiều kết thúc với phép lành Thánh Thể. (CSR_7876_2019)
Sau các Thánh Vịnh và bài đọc ngắn của giờ Kinh Chiều, Đức Thánh Cha có một bài giảng với tín hữu hiện diện.
Bài đọc được trích từ thư của thánh Phaolô gởi các tín hữu Galat 4,4: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến những hoàn cảnh khiêm hạ mà Người Con ở giữa nhân loại. Ngài cư ngụ tại Nazareth, ngôi làng được đề cập trong Kinh Thánh là “từ Nazareth có gì hay được?” (Ga 1,46), và Ngài đã chết bên ngoài thành phố lớn Giêrusalem, bị đóng đinh bên ngoài thành.
Quyết định của Thiên Chúa rất rõ ràng: biểu lộ tình yêu của mình. Ngài ở thành phố nhỏ bị coi thường, và khi đến Giêrusalem thì bị coi là thuộc hàng ngũ những người tội lỗi và bị loại bỏ.
Về những lời dạy của Ngài, dân chúng cũng dường như muốn lãng quên đi, khi nhà cầm quyền hỏi: “các ngươi muốn thả Giêsu hay Barnaba?” và dân chúng chọn Barnaba chứ không phải Ngài. Ngài bị đóng đinh trên đồi Golgotha. Nhưng từ đó, cây Thập Giá mới của sự sống với quyền năng của Thiên Chúa đã thu hút mọi người đến với mình.
Và Mẹ Thiên Chúa, đau khổ dưới thập giá, cũng giang rộng đôi tay đón nhận tất cả mọi người trong tình mẫu tử của Mẹ. Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Giáo Hội. Sự dịu dàng của Mẹ cũng dành cho tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha đề cập đặc biệt đến thành phố Roma, cũng tương tự như lời của Thánh Vịnh: nơi thành của mình, Thiên Chúa đã dựng lều tại đó. Thiên Chúa ở giữa Dân Người. Ngài cùng đi với họ và sống cuộc sống của họ. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn làm mới tất cả mọi sự qua Con của Ngài, bắt đầu không phải từ đền thờ, nhưng từ cung lòng của một phụ nữ bé nhỏ và nghèo hèn giữa Dân Người. Chọn lựa của Thiên Chúa thật phi thường. Ngài không thay đổi lịch sử qua những người quyền thế dân sự hay tôn giáo, nhưng khởi đi từ những phụ nữ bên rìa, như Mẹ Maria, hay những người son sẻ như bà Elisabeth.
Đức Thánh Cha nhắc đến những người can đảm, cả những người tin lẫn không tin, mà ngài gặp trong những năm qua. Họ đại diện cho “nhịp đập” của Roma. Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ thay đổi lịch sử và bộ mặt của thành phố ngang qua dân chúng bé nhỏ, những con người bé nhỏ.
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy lắng nghe những người khác, lắng nghe sự kêu cứu của họ. Lắng nghe đã là một hành động của tình yêu rồi. Ngài cầu xin cho thành phố và Giáo hội có một bầu khí mới, và bước đi trong bầu khí ấy, vượt qua những tư duy cũ đi ngược với sự cộng tác để xây dựng một thành phố công bằng và huynh đệ.
Sau Kinh Chiều I, Đức Thánh Cha cùng cộng đoàn rước kiệu và chầu Thánh Thể, và hát Kinh Te Deum – Bài ca Tạ ơn để tạ ơn về một năm sắp qua. Buổi Kinh Chiều kết thúc với phép lành Thánh Thể. (CSR_7876_2019)
Văn Yên, SJ
https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-12/kinh-chieu-i-me-thien-chua-va-kinh-ta-on-cuoi-nam.html