ĐTC Phanxicô: Đừng phàn nàn, Chúa an ủi và sửa phạt bằng sự dịu dàng
Trong bài giảng Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời câu hỏi mà bài đọc phụng vụ hôm nay đặt ra: “Thiên Chúa an ủi và sửa dạy ta thế nào?” Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ rằng Thiên Chúa là mục tử tốt lành, Người chăm sóc những ai chạy đến xin ơn tha thứ và mở ra với ơn hoà giải.
ĐTC Phanxicô: Đừng phàn nàn, Chúa an ủi và sửa phạt bằng sự dịu dàng
Trong bài giảng Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời câu hỏi mà bài đọc phụng vụ hôm nay đặt ra: “Thiên Chúa an ủi và sửa dạy ta thế nào?” Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ rằng Thiên Chúa là mục tử tốt lành, Người chăm sóc những ai chạy đến xin ơn tha thứ và mở ra với ơn hoà giải.
Thiên Chúa hướng dẫn dân Người, an ủi họ, nhưng cũng sửa lỗi và sửa phạt họ bằng sự dịu dàng của một người cha, của một mục tử “ấp ủ vào lòng lũ chiên con và tận tình dẫn dắt bầy chiên mẹ”. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, 10/12/2019, Đức Thánh Cha trả lời cho câu hỏi: “Đức Chúa an ủi và sửa dạy thế nào?” Bài đọc thứ nhất trích sách Isaia nói về việc an ủi dân Israel mở đầu bằng “lời tuyên bố hy vọng”. “Hãy an ủi, an ủi dân ta, hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong.”
Thiên Chúa hướng dẫn dân Người, an ủi họ, nhưng cũng sửa lỗi và sửa phạt họ bằng sự dịu dàng của một người cha, của một mục tử “ấp ủ vào lòng lũ chiên con và tận tình dẫn dắt bầy chiên mẹ”. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, 10/12/2019, Đức Thánh Cha trả lời cho câu hỏi: “Đức Chúa an ủi và sửa dạy thế nào?” Bài đọc thứ nhất trích sách Isaia nói về việc an ủi dân Israel mở đầu bằng “lời tuyên bố hy vọng”. “Hãy an ủi, an ủi dân ta, hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong.”
Chúa an ủi những ai để chính mình được an ủi
“Chúa luôn an ủi chúng ta miễn là chúng ta để cho mình được an ủi.” Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Thiên Chúa sửa chữa với sự an ủi, nhưng Người làm thế nào? Và Đức Thánh Cha đọc một đoạn khác trích từ sách Isaia, đoạn nói về Thiên Chúa – Mục tử nhân lành, Đấng tập trung cả đoàn chiên dưới cánh tay, lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhiều lần điều này khi thêm rằng: Đức Chúa an ủi chúng ta như thế nào? Với sự dịu dàng. Chúa sửa dạy chúng ta thế nào? Với sự dịu dàng. Chúa sửa phạt dân thế nào? Với sự dịu dàng.” Bạn có thể hình dung mình ở trong lòng Thiên Chúa sau khi mình phạm tội không?
Thiên Chúa dẫn dắt dân Người và Người sửa dạy. Cũng vậy, Người sửa phạt dân cũng bằng sự dịu dàng. Đó không phải là thái độ mang tính giáo huấn hay ngoại giao: thái độ ấy đến từ bên trong, là niềm vui khi một tội nhân đến với Người. Và niềm vui ấy làm cho Người trở nên dịu dàng.
Niềm vui của Chúa trở nên dịu dàng
Trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”, người cha “nhìn thấy” con trai mình từ đàng xa, bởi vì ông đang đợi anh. Ông lên sân thượng để xem con trai ông có trở về không. Đó là trái tim của người cha. Và khi trở về, anh bắt đầu với cả một “bài diễn văn ăn năn được dọn sẵn”. Và khi nó vừa cất lên, ông đã ngăn lại và bắt đầu tổ chức ăn mừng. Đó chính là “sự gần gũi dịu dàng của Thiên Chúa.”
Trong Tin Mừng, người chăn chiên chẳng phải sẽ không để lại 99 con trên núi để tìm cho bằng được con chiên đã bị mất sao? Và nếu ông tìm thấy, ông sẽ vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Đó là niềm vui của Chúa trước tội nhân, trước mỗi người chúng ta, khi chúng ta để chính mình được tha thứ, chúng ta đến gần Người để Người tha thứ cho chúng ta. Niềm vui trở thành sự ân cần dịu dàng, và sự dịu dàng ấy an ủi chúng ta.
Đừng phàn nàn, Thiên Chúa tha thứ cho tội lỗi của chúng ta
“Nhiều lần chúng ta phàn nàn về những khó khăn chúng ta gặp phải: ma quỷ muốn chúng ta rơi vào buồn phiền, cay đắng vì cuộc sống, vì tội lỗi của chính mình.” Và Đức Thánh Cha kể: “Tôi biết một người đã được thánh hiến cho Thiên Chúa, và được người ta gọi là “thánh than”, bởi vì người ấy không làm gì khác hơn là than phiền và phàn nàn, và đã đạt Giải Nobel về những lời than vãn.”
Nhưng không biết bao lần chúng ta phàn nàn, và không ít lần chúng ta nghĩ rằng tội lỗi của chúng ta, giới hạn của chúng ta không thể được tha thứ. Và chính khi đó, tiếng Chúa vang vọng: “Ta an ủi con, Ta ở bên con”, và Người đón nhận chúng ta với sự dịu dàng. Vị Thiên Chúa hùng mạnh đã tạo ra trời và đất, vị Thiên Chúa anh hùng, người anh của chúng ta, Đấng đã để chính mình vác thập giá chịu chết vì chúng ta, có thể ân cần với chúng ta và nói: Đừng khóc.
Chúng ta hãy để mình được Chúa Cha an ủi như góa phụ thành Nain
“Chúa Giêsu đã tỏ cho thấy sự dịu dàng biết mấy khi Người nói với bà góa thành Nain rằng: Đừng khóc. Có lẽ, đứng trước quan tài của đứa con trai bà, ngài đã tỏ ra sự dịu dàng ân cần trước khi nói với bà: đừng khóc. Đúng là có một thảm họa ở đó, nhưng chúng ta tin vào sự an ủi của thầy Giêsu, vì sau ấy là ơn tha thứ.
“Thưa cha, con đã phạm quá nhiều tội, con đã phạm rất nhiều sai lầm trong đời” – “Nhưng hãy để Người an ủi con” – “Nhưng ai sẽ an ủi con?” – “Là Chúa đó” – “Vậy con nên đi đâu?” – “Hãy đi xin ơn tha thứ: đi mau đi. Hãy dũng cảm lên. Hãy mở cửa! Và Người sẽ ân cần dịu dàng với con”. Người sẽ đến bằng sự dịu dàng của một người cha, của một người anh: như một người mục tử chăn dắt đàn chiên và tập họp cả đoàn dưới cánh tay, ấp ủ vào lòng lũ chiên con và tận tình dẫn dắt bầy chiên mẹ. Và đó là cách Thiên Chúa an ủi chúng ta.
“Chúa luôn an ủi chúng ta miễn là chúng ta để cho mình được an ủi.” Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Thiên Chúa sửa chữa với sự an ủi, nhưng Người làm thế nào? Và Đức Thánh Cha đọc một đoạn khác trích từ sách Isaia, đoạn nói về Thiên Chúa – Mục tử nhân lành, Đấng tập trung cả đoàn chiên dưới cánh tay, lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhiều lần điều này khi thêm rằng: Đức Chúa an ủi chúng ta như thế nào? Với sự dịu dàng. Chúa sửa dạy chúng ta thế nào? Với sự dịu dàng. Chúa sửa phạt dân thế nào? Với sự dịu dàng.” Bạn có thể hình dung mình ở trong lòng Thiên Chúa sau khi mình phạm tội không?
Thiên Chúa dẫn dắt dân Người và Người sửa dạy. Cũng vậy, Người sửa phạt dân cũng bằng sự dịu dàng. Đó không phải là thái độ mang tính giáo huấn hay ngoại giao: thái độ ấy đến từ bên trong, là niềm vui khi một tội nhân đến với Người. Và niềm vui ấy làm cho Người trở nên dịu dàng.
Niềm vui của Chúa trở nên dịu dàng
Trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”, người cha “nhìn thấy” con trai mình từ đàng xa, bởi vì ông đang đợi anh. Ông lên sân thượng để xem con trai ông có trở về không. Đó là trái tim của người cha. Và khi trở về, anh bắt đầu với cả một “bài diễn văn ăn năn được dọn sẵn”. Và khi nó vừa cất lên, ông đã ngăn lại và bắt đầu tổ chức ăn mừng. Đó chính là “sự gần gũi dịu dàng của Thiên Chúa.”
Trong Tin Mừng, người chăn chiên chẳng phải sẽ không để lại 99 con trên núi để tìm cho bằng được con chiên đã bị mất sao? Và nếu ông tìm thấy, ông sẽ vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Đó là niềm vui của Chúa trước tội nhân, trước mỗi người chúng ta, khi chúng ta để chính mình được tha thứ, chúng ta đến gần Người để Người tha thứ cho chúng ta. Niềm vui trở thành sự ân cần dịu dàng, và sự dịu dàng ấy an ủi chúng ta.
Đừng phàn nàn, Thiên Chúa tha thứ cho tội lỗi của chúng ta
“Nhiều lần chúng ta phàn nàn về những khó khăn chúng ta gặp phải: ma quỷ muốn chúng ta rơi vào buồn phiền, cay đắng vì cuộc sống, vì tội lỗi của chính mình.” Và Đức Thánh Cha kể: “Tôi biết một người đã được thánh hiến cho Thiên Chúa, và được người ta gọi là “thánh than”, bởi vì người ấy không làm gì khác hơn là than phiền và phàn nàn, và đã đạt Giải Nobel về những lời than vãn.”
Nhưng không biết bao lần chúng ta phàn nàn, và không ít lần chúng ta nghĩ rằng tội lỗi của chúng ta, giới hạn của chúng ta không thể được tha thứ. Và chính khi đó, tiếng Chúa vang vọng: “Ta an ủi con, Ta ở bên con”, và Người đón nhận chúng ta với sự dịu dàng. Vị Thiên Chúa hùng mạnh đã tạo ra trời và đất, vị Thiên Chúa anh hùng, người anh của chúng ta, Đấng đã để chính mình vác thập giá chịu chết vì chúng ta, có thể ân cần với chúng ta và nói: Đừng khóc.
Chúng ta hãy để mình được Chúa Cha an ủi như góa phụ thành Nain
“Chúa Giêsu đã tỏ cho thấy sự dịu dàng biết mấy khi Người nói với bà góa thành Nain rằng: Đừng khóc. Có lẽ, đứng trước quan tài của đứa con trai bà, ngài đã tỏ ra sự dịu dàng ân cần trước khi nói với bà: đừng khóc. Đúng là có một thảm họa ở đó, nhưng chúng ta tin vào sự an ủi của thầy Giêsu, vì sau ấy là ơn tha thứ.
“Thưa cha, con đã phạm quá nhiều tội, con đã phạm rất nhiều sai lầm trong đời” – “Nhưng hãy để Người an ủi con” – “Nhưng ai sẽ an ủi con?” – “Là Chúa đó” – “Vậy con nên đi đâu?” – “Hãy đi xin ơn tha thứ: đi mau đi. Hãy dũng cảm lên. Hãy mở cửa! Và Người sẽ ân cần dịu dàng với con”. Người sẽ đến bằng sự dịu dàng của một người cha, của một người anh: như một người mục tử chăn dắt đàn chiên và tập họp cả đoàn dưới cánh tay, ấp ủ vào lòng lũ chiên con và tận tình dẫn dắt bầy chiên mẹ. Và đó là cách Thiên Chúa an ủi chúng ta.
Trần Đỉnh, SJ