ĐHY Bo kêu gọi chính quyền Myanmar và cộng đồng quốc tế quan tâm đến dân nghèo
Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, Myanmar, kêu gọi chính quyền ngừng bạo lực, chăm sóc cho dân nghèo. Và ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến lợi ích của người dân.
ĐHY Bo kêu gọi chính quyền Myanmar và cộng đồng quốc tế quan tâm đến dân nghèo
Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, Myanmar, kêu gọi chính quyền ngừng bạo lực, chăm sóc cho dân nghèo. Và ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến lợi ích của người dân.
Hôm đầu tháng 12, trong một thư mở, Đức Hồng y Bo đưa ra lời kêu gọi: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Myanmar từ bỏ vũ khí và bạo lực để đối thoại với tất cả các cộng đồng, mọi sắc tộc và tôn giáo, để tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho nhiều thập kỷ xung đột, bắt đầu một tiến trình hoà bình, công lý, sự thật và hoà giải mới.”
Chăm sóc người nghèo và người đau khổ
Đức Hồng y Bo kêu gọi các nhà lãnh đạo Myanmar dùng tất cả năng lực và nỗ lực của họ “chăm sóc người nghèo và người đau khổ”, trong một quốc gia vẫn mang vết thương của những năm xung đột kéo dài. Đức Hồng y Bo nhắc nhở mọi người rằng đó là nhiệm vụ của ngài, với tư cách là linh mục và mục tử, lên tiếng thay cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lễ xã hội và những người không có tiếng nói. Ngài nói: “Bây giờ là lúc tìm kiếm sự thật, công lý, hoà bình và hoà giải. Tôi là một linh mục, không phải là luật sư hay chính trị gia, vì vậy tôi sẽ không bình luận về các sáng kiến pháp lý quốc tế hiện tại. Nhưng tôi biết rằng để có hoà bình, cần phải có công lý, và để có hoà giải, cần phải có sự công nhận về sự thật.”
Không trừng phạt tất cả người dân Myanmar
Ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế nghĩ đến sự thịnh vượng của tất cả người dân Myanmar. Ngài nói: “Đặc biệt, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo rằng, trong nỗ lực truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người, không trừng phạt những người không chịu trách nhiệm và không trừng phạt tất cả người dân Myanmar. Cộng đồng quốc tế nên cẩn thận không áp dụng các biện pháp có thể làm tổn thương người nghèo nhất. Tôi khuyến khích cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực của mình theo cách nhắm vào những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và những bất công nghiêm trọng.”
Công lý và hoà bình, sự thật và hoà giải
Trong thư, Đức Hồng y Bo cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của đối thoại liên tôn và cam kết hoà bình, hoà giải và công lý của Giáo hội, trong khi đất nước đang trải qua giai đoạn lịch sử rất cần được chữa lành. Ngài nhắc nhớ: “Trong 70 năm, Myanmar đã bị xâu xé bởi các cuộc xung đột sắc tộc, chế độ độc tài và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo đã dẫn đến sự đổ máu kinh hoàng, chết chóc, hủy diệt, nô lệ và lạm dụng.” Đức Hồng y lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ, Myanmar đã bị thế giới cắt đứt liên lạc. Trong bảy năm qua, một số dấu hiệu hy vọng và dấu hiệu của ánh sáng đã xuất hiện, rồi lại bị thay thế bằng những đám mây đen mới.
Đức Hồng y kết luận: “Công lý và hoà bình song hành với nhau, sự thật và sự hoà giải đồng hành với nhau. Myanmar cần sự giúp đỡ của thế giới để đi trên con đường của sự thật và sự tha thứ. Tôi cầu nguyện cho quốc gia của tôi và cộng đồng quốc tế, để cùng nhau chúng ta có thể tìm kiếm hoà bình thực sự.” (Agenzia Fides 2/12/2019)
Hôm đầu tháng 12, trong một thư mở, Đức Hồng y Bo đưa ra lời kêu gọi: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Myanmar từ bỏ vũ khí và bạo lực để đối thoại với tất cả các cộng đồng, mọi sắc tộc và tôn giáo, để tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho nhiều thập kỷ xung đột, bắt đầu một tiến trình hoà bình, công lý, sự thật và hoà giải mới.”
Chăm sóc người nghèo và người đau khổ
Đức Hồng y Bo kêu gọi các nhà lãnh đạo Myanmar dùng tất cả năng lực và nỗ lực của họ “chăm sóc người nghèo và người đau khổ”, trong một quốc gia vẫn mang vết thương của những năm xung đột kéo dài. Đức Hồng y Bo nhắc nhở mọi người rằng đó là nhiệm vụ của ngài, với tư cách là linh mục và mục tử, lên tiếng thay cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lễ xã hội và những người không có tiếng nói. Ngài nói: “Bây giờ là lúc tìm kiếm sự thật, công lý, hoà bình và hoà giải. Tôi là một linh mục, không phải là luật sư hay chính trị gia, vì vậy tôi sẽ không bình luận về các sáng kiến pháp lý quốc tế hiện tại. Nhưng tôi biết rằng để có hoà bình, cần phải có công lý, và để có hoà giải, cần phải có sự công nhận về sự thật.”
Không trừng phạt tất cả người dân Myanmar
Ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế nghĩ đến sự thịnh vượng của tất cả người dân Myanmar. Ngài nói: “Đặc biệt, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo rằng, trong nỗ lực truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người, không trừng phạt những người không chịu trách nhiệm và không trừng phạt tất cả người dân Myanmar. Cộng đồng quốc tế nên cẩn thận không áp dụng các biện pháp có thể làm tổn thương người nghèo nhất. Tôi khuyến khích cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực của mình theo cách nhắm vào những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và những bất công nghiêm trọng.”
Công lý và hoà bình, sự thật và hoà giải
Trong thư, Đức Hồng y Bo cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của đối thoại liên tôn và cam kết hoà bình, hoà giải và công lý của Giáo hội, trong khi đất nước đang trải qua giai đoạn lịch sử rất cần được chữa lành. Ngài nhắc nhớ: “Trong 70 năm, Myanmar đã bị xâu xé bởi các cuộc xung đột sắc tộc, chế độ độc tài và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo đã dẫn đến sự đổ máu kinh hoàng, chết chóc, hủy diệt, nô lệ và lạm dụng.” Đức Hồng y lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ, Myanmar đã bị thế giới cắt đứt liên lạc. Trong bảy năm qua, một số dấu hiệu hy vọng và dấu hiệu của ánh sáng đã xuất hiện, rồi lại bị thay thế bằng những đám mây đen mới.
Đức Hồng y kết luận: “Công lý và hoà bình song hành với nhau, sự thật và sự hoà giải đồng hành với nhau. Myanmar cần sự giúp đỡ của thế giới để đi trên con đường của sự thật và sự tha thứ. Tôi cầu nguyện cho quốc gia của tôi và cộng đồng quốc tế, để cùng nhau chúng ta có thể tìm kiếm hoà bình thực sự.” (Agenzia Fides 2/12/2019)
Hồng Thuỷ