Đức Thánh Cha: “Đây là điều Châu Á có thể trao tặng Phương Tây”
Chiều 23/11, sau khi vừa đến Nhật Bản, tại Toà Sứ thần, Đức Thánh Cha đã gặp các Giám mục Nhật Bản. Sau bài diễn văn đã chuẩn bị sẵn, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các Giám mục trong cuộc trò chuyến kéo dài nửa giờ.
Đức Thánh Cha: “Đây là điều Châu Á có thể trao tặng Phương Tây”
Chiều 23/11, sau khi vừa đến Nhật Bản, tại Toà Sứ thần, Đức Thánh Cha đã gặp các Giám mục Nhật Bản.
Sau bài diễn văn đã chuẩn bị sẵn, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các Giám mục trong cuộc trò chuyến kéo dài nửa giờ.
Ước mơ truyền giáo ở Nhật Bản
Câu hỏi đầu tiên là về ước mơ của vị linh mục trẻ Bergoglio, người rất muốn đến Nhật Bản truyền giáo. Đức Thánh Cha trả lời: “Tôi muốn đến Nhật truyền giáo khi tôi đang học triết học. Nhật Bản rất thu hút tôi… tôi không biết tại sao. Đó là một nơi truyền giáo, có thể la vì vẻ đẹp nên tôi ao ước đến Nhật. Sau đó, tôi đã chính thức xin cha tổng quyền mới được bầu, Cha Arrupe. Nhưng vì tôi đã bị cắt một lá phổi nên ngài trả lời “không”: không, sức khoẻ của cha không cho phép. Và ngài còn nói thêm rằng tôi phải hướng nhiệt tâm tông đồ sang một hướng khác. Ngài làm cho tôi nghĩ rằng tôi sẽ còn sống một ít năm nữa thôi. Nhưng khi làm giám tỉnh tôi đã “trả thù” bằng cách gửi 5 người trẻ sang Nhật.”
Tấm hình em bé Nagasaki: “Thành quả của chiến tranh”
Câu hỏi tiếp theo là Đức Thánh Cha đã tìm thấy tấm hình em bé Nagasaki đang chờ để đưa em trai bị giết bởi bức xạ bom nguyên tử vào lò hoả táng. Đức Thánh Cha đã in nó thành hàng ngàn bản và phân phát khắp nơi. Ngài trả lời: “Tôi không nhớ rõ. Nhưng khi đó tôi đã là Giáo hoàng. Ai đó đã gửi nó cho tôi, tôi tin rằng đó là một nhà báo và khi tôi nhìn thấy nó, nó đã chạm vào trái tim tôi. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều khi nhìn vào bức tranh đó, và trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ đăng nó và sử dụng nó như một tấm card để phân phát… Tôi chỉ thêm một tiêu đề “Thành quả của chiến tranh”. Và tôi đã phân phát nó ở khắp mọi nơi…”
Sứ điệp cho người trẻ: Hãy luôn bước đi!
Được hỏi đâu là sứ điệp chính mà ngài dự định mang đến Nhật trong những ngày này, Đức Thánh Cha nói: “Sứ điệp đầu tiên tôi đã trao cho các bạn trẻ ở phi trường. Họ rất đông và nói với tôi: ‘Xin Cha cho người trẻ chúng con một sứ điệp!’ Tôi quan sát họ và nói: ‘Hãy bước đi, luôn bước đi và ai biết, có thể con sẽ ngã nhưng mà như thế con học đứng đậy và phát triển trong cuộc sống.’ Sau đó, tôi nhận ra rằng vô thức đã phản bội tôi vì đó là một thông điệp chống lại sự cầu toàn và chán nản của những người trẻ tuổi khi họ không có được những gì họ muốn và có quá nhiều phiền muộn, tự tử và những vấn đề mà bạn biết.”
Sự gần gũi
Đức Thánh Cha nói thêm rằng một từ quan trọng khác trong các thông điệp của ngài tại Nhật Bản sẽ là “sự gần gũi”: “Đối với gia đình, và nhất là đối với các linh mục và những người nam nữ tận hiến, các giáo lý viên, tôi mong họ không nản lòng, mong họ gần gũi với dân Chúa để sứ điệp đến với người dân.” Đức Thánh Cha cũng nói trước rằng trong các chuyến thăm tới Nagasaki và Hiroshima, ngài sẽ lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Chiều kích siêu việt của Giáo hội Á châu
Được hỏi sau những chuyến thăm các nước khác nhau của Á châu, đâu là đóng góp của Giáo hội Á châu cho Giáo hội hoàn vũ mà Đức Thánh Cha mong đợi, ngài trả lời: “Điều đầu tiên làm tôi xúc động đó là sự siêu việt. Giáo hội Á châu là một Giáo hội với chiều kích siêu việt, bởi vì trong nền văn hoá của các quốc gia này có một dấu hiệu cho thấy tất cả không kết thúc trên trái đất này. Chiều kích siêu việt này tốt cho các quốc gia Phương Tây. Chúng ta cần điều đó.”
Đức Thánh Cha được tặng áo số 86
Đức Giám mục của Hiroshima tặng Đức Thánh Cha một áo thun bóng đá có số 86, để tưởng nhớ ngày (6 tháng 8) về vụ nổ nguyên tử tàn phá thành phố… Đức Thánh Cha nói rằng ngài thích chơi bóng đá, một niềm đam mê lớn của ngài, nhưng với kết quả tồi tệ: “Họ gọi tôi là “patadura”, chân gỗ, và họ đưa tôi vào nhà.” Vào cuối buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã mời các giám mục đọc lại số 80 của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, về việc phân biệt nhà truyền giáo tốt với nhà truyền giáo xấu.
Sau bài diễn văn đã chuẩn bị sẵn, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các Giám mục trong cuộc trò chuyến kéo dài nửa giờ.
Ước mơ truyền giáo ở Nhật Bản
Câu hỏi đầu tiên là về ước mơ của vị linh mục trẻ Bergoglio, người rất muốn đến Nhật Bản truyền giáo. Đức Thánh Cha trả lời: “Tôi muốn đến Nhật truyền giáo khi tôi đang học triết học. Nhật Bản rất thu hút tôi… tôi không biết tại sao. Đó là một nơi truyền giáo, có thể la vì vẻ đẹp nên tôi ao ước đến Nhật. Sau đó, tôi đã chính thức xin cha tổng quyền mới được bầu, Cha Arrupe. Nhưng vì tôi đã bị cắt một lá phổi nên ngài trả lời “không”: không, sức khoẻ của cha không cho phép. Và ngài còn nói thêm rằng tôi phải hướng nhiệt tâm tông đồ sang một hướng khác. Ngài làm cho tôi nghĩ rằng tôi sẽ còn sống một ít năm nữa thôi. Nhưng khi làm giám tỉnh tôi đã “trả thù” bằng cách gửi 5 người trẻ sang Nhật.”
Tấm hình em bé Nagasaki: “Thành quả của chiến tranh”
Câu hỏi tiếp theo là Đức Thánh Cha đã tìm thấy tấm hình em bé Nagasaki đang chờ để đưa em trai bị giết bởi bức xạ bom nguyên tử vào lò hoả táng. Đức Thánh Cha đã in nó thành hàng ngàn bản và phân phát khắp nơi. Ngài trả lời: “Tôi không nhớ rõ. Nhưng khi đó tôi đã là Giáo hoàng. Ai đó đã gửi nó cho tôi, tôi tin rằng đó là một nhà báo và khi tôi nhìn thấy nó, nó đã chạm vào trái tim tôi. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều khi nhìn vào bức tranh đó, và trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ đăng nó và sử dụng nó như một tấm card để phân phát… Tôi chỉ thêm một tiêu đề “Thành quả của chiến tranh”. Và tôi đã phân phát nó ở khắp mọi nơi…”
Sứ điệp cho người trẻ: Hãy luôn bước đi!
Được hỏi đâu là sứ điệp chính mà ngài dự định mang đến Nhật trong những ngày này, Đức Thánh Cha nói: “Sứ điệp đầu tiên tôi đã trao cho các bạn trẻ ở phi trường. Họ rất đông và nói với tôi: ‘Xin Cha cho người trẻ chúng con một sứ điệp!’ Tôi quan sát họ và nói: ‘Hãy bước đi, luôn bước đi và ai biết, có thể con sẽ ngã nhưng mà như thế con học đứng đậy và phát triển trong cuộc sống.’ Sau đó, tôi nhận ra rằng vô thức đã phản bội tôi vì đó là một thông điệp chống lại sự cầu toàn và chán nản của những người trẻ tuổi khi họ không có được những gì họ muốn và có quá nhiều phiền muộn, tự tử và những vấn đề mà bạn biết.”
Sự gần gũi
Đức Thánh Cha nói thêm rằng một từ quan trọng khác trong các thông điệp của ngài tại Nhật Bản sẽ là “sự gần gũi”: “Đối với gia đình, và nhất là đối với các linh mục và những người nam nữ tận hiến, các giáo lý viên, tôi mong họ không nản lòng, mong họ gần gũi với dân Chúa để sứ điệp đến với người dân.” Đức Thánh Cha cũng nói trước rằng trong các chuyến thăm tới Nagasaki và Hiroshima, ngài sẽ lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Chiều kích siêu việt của Giáo hội Á châu
Được hỏi sau những chuyến thăm các nước khác nhau của Á châu, đâu là đóng góp của Giáo hội Á châu cho Giáo hội hoàn vũ mà Đức Thánh Cha mong đợi, ngài trả lời: “Điều đầu tiên làm tôi xúc động đó là sự siêu việt. Giáo hội Á châu là một Giáo hội với chiều kích siêu việt, bởi vì trong nền văn hoá của các quốc gia này có một dấu hiệu cho thấy tất cả không kết thúc trên trái đất này. Chiều kích siêu việt này tốt cho các quốc gia Phương Tây. Chúng ta cần điều đó.”
Đức Thánh Cha được tặng áo số 86
Đức Giám mục của Hiroshima tặng Đức Thánh Cha một áo thun bóng đá có số 86, để tưởng nhớ ngày (6 tháng 8) về vụ nổ nguyên tử tàn phá thành phố… Đức Thánh Cha nói rằng ngài thích chơi bóng đá, một niềm đam mê lớn của ngài, nhưng với kết quả tồi tệ: “Họ gọi tôi là “patadura”, chân gỗ, và họ đưa tôi vào nhà.” Vào cuối buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã mời các giám mục đọc lại số 80 của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, về việc phân biệt nhà truyền giáo tốt với nhà truyền giáo xấu.