26/11/2024

Gần 90% người dùng Internet trên thế giới đang bị giám sát

Theo một báo cáo mới công bố của tổ chức giám sát độc lập Freedom House, mạng xã hội hoá ra không tự do như nhiều người tưởng, gần 90% người dùng đang bị theo dõi trên mạng Internet.

 

Gần 90% người dùng Internet trên thế giới đang bị giám sát

Theo một báo cáo mới công bố của tổ chức giám sát độc lập Freedom House, mạng xã hội hoá ra không tự do như nhiều người tưởng, gần 90% người dùng đang bị theo dõi trên mạng Internet.


 

 

 

Gần 90% người dùng Internet trên thế giới đang bị giám sát - Ảnh 1.

Ảnh (minh hoạ): FREEDOM HOUSE

 

Theo trang Mashable, báo cáo có tên “2019 Freedom on the net” (Tự do trên mạng) của tổ chức Freedom House cho thấy: những âm mưu can thiệp các cuộc bầu cử vẫn đang là nguy cơ cực lớn trên mạng Internet.

Ngoài ra, theo báo cáo này, có tới 40 trong số 65 nước (chiếm 62%) là đối tượng nghiên cứu trong phạm vi báo cáo này “đã triển khai các chương trình giám sát mạng xã hội tiên tiến”.

Về phương diện tự do trên mạng Internet, Trung Quốc là nước được xếp hạng là nước ít tự do nhất. Các nước gồm Nga và Ai Cập cũng được xếp hạng “không tự do”.

Tổng cộng, 89% người dùng Internet, tương đương với gần 3 tỉ người, đều đang bị giám sát bởi một loại chương trình theo dõi nào đó.

Các cách nước tiến hành việc kiểm soát hoạt động trên mạng Internet cũng rất đáng chú ý. Chẳng hạn, báo cáo chỉ ra tại Iran, có “một lực lượng khoảng 42.000 tình nguyện viên chuyên theo dõi những phát ngôn trên mạng”. Trung Quốc cũng có một hệ thống tương tự để lọc lựa những “nội dung có vấn đề” cần phải cảnh báo khi chúng xuất hiện trên mạng.

Công ty Semptian của Trung Quốc tuyên bố hệ thống theo dõi Aegis của họ đang hỗ trợ việc giám sát hơn 200 triệu người dân Trung Quốc.

Ngay cả ở Mỹ, một nước được xếp vào diện “tự do” về kiểm duyệt trên mạng, báo cáo của Freedom House cũng cho thấy rõ thực tế không hẳn vậy.

Theo báo cáo nghiên cứu, công ty bảo mật mạng Cellebrite của Israel gần đây đã thống nhất được một thỏa thuận mới trị giá từ 30-35 triệu USD với Cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE). Các công cụ của Cellebrite giúp người dùng có thể dễ dàng hack các điện thoại và thu thập đủ mọi loại dữ liệu.

Nhiều quốc gia cũng đang gửi chuyên viên tới Mỹ học hỏi phương pháp giám sát hoạt động trên mạng xã hội. Cụ thể, báo cáo cho biết “các viên chức Philippines đã tới North Carolina để được nhân sự của Lục quân Mỹ đào tạo về cách phát triển một đơn vị giám sát mạng xã hội mới”.

Hay như tổ chức chống khủng bố Rapid Action Battalion (RAB) của Bangladesh đã được phê chuẩn việc tới Mỹ hồi tháng 4-2019 để học cách sử dụng “phần mềm hệ thống theo dõi mạng xã hội dựa trên định vị”.

 

 

ĐỖ DƯƠNG