Sứ điệp của ĐTC ở Châu Phi nhưng dành cho tất cả chúng ta
Chuyến viếng thăm Châu Phi của ĐTC đã kết thúc. Chắc chắn còn nhiều điều lưu lại trong tâm hồn của người dân 3 nước Mozambqiue, Madagascar và Maurice: niềm vui, hy vọng, an ủi, những lời của ĐTC…
Sứ điệp của ĐTC ở Châu Phi nhưng dành cho tất cả chúng ta
Chuyến viếng thăm Châu Phi của ĐTC đã kết thúc. Chắc chắn còn nhiều điều lưu lại trong tâm hồn của người dân 3 nước Mozambqiue, Madagascar và Maurice: niềm vui, hy vọng, an ủi, những lời của ĐTC… Nhưng không chỉ đối với họ, mà đối với các tín hữu Công giáo khác, cũng còn rất nhiều điều đọng lại. Ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập của Vatican News, chia sẻ rằng “sứ điệp được ĐTC nói ở Châu Phi và vì Châu Phi, nhưng dành cho tất cả chúng ta”.
Đối với Ông Tornielli, “điều vẫn còn ấn tượng trong tâm trí của nhiều người sau chuyến viếng thăm của ĐTC chính là những khuôn mặt tràn đầy niềm vui của các trẻ em, những người nam người nữ đã đi cùng với ĐTC dọc theo con đường lầy lội, bụi bặm của thủ đô Maputo và thủ đô Antananarivo, và những buổi cử hành phụng vụ tại ba quốc gia”.
Dữ liệu kinh tế không đủ để đánh giá hạnh phúc của người dân
Niềm vui mà người dân tại 3 nước này có thể bày tỏ, bất chấp những khó khăn và điều kiện bấp bênh nhiều người trong họ đang phải sống, có một cái gì đó để dạy tất cả chúng ta. Nó dạy chúng ta rằng trong việc đánh giá hạnh phúc của một dân tộc, các thông số liên quan đến dữ liệu kinh tế thôi là chưa đủ: đức tin sống động, tình bạn, khả năng thiết lập các tương quan, các mối quan hệ gia đình, tình liên đới, khả năng tận hưởng những điều nhỏ nhặt, sự sẵn sàng dấn thân, những điều này không bao giờ được thống kê.
Truyền giảng Tin Mừng và thăng tiến con người
“Thời điểm xúc động nhất tại Madagascar có lẽ là cuộc gặp gỡ của ĐTC với 8.000 trẻ em tại “Thành phố Tình bạn”, nơi trước đây là một bãi rác khổng lồ và hiện nay là những ngôi nhà gạch, nhỏ nhưng đàng hoàng, các trường học, nơi giải trí. Cha Pedro Opeka đã thành lập cộng đồng này và nhờ sự dấn thân của cha, hàng ngàn gia đình tìm được công việc và phẩm giá, hàng ngàn trẻ em tìm được mái nhà, thức ăn và có thể đến trường.”
Ông Tornielli nhận định rằng “sự chào đón ồn ào và hân hoan mà những đứa trẻ của Akamasoa dành cho Đức Giáo hoàng là nhiên liệu cho tâm hồn. Có bao nhiêu Cha Pedro khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, và cả tại các vùng ngoại biên đầy vấn đề của Tây phương. Nhìn thấy gương mặt của các trẻ em vui mừng đón tiếp “ông nội” mặc áo trắng đến từ Roma, chúng ta nhận ra bản chất sâu xa nhất của Giáo hội và sứ vụ của Giáo hội, đó là truyền giảng Tin Mừng và thăng tiến con người”.
Gần gũi người yếu đuối, bị loại bỏ
“Truyền giảng Tin Mừng bằng cách chọn gần gũi người yếu đuối, bị loại bỏ. Truyền giảng Tin Mừng bằng cách làm chứng về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã quyết định sống và ở lại giữa dân Người”, như ĐTC đã nói ở Akamasoa. Trong những ngày này, nhiều lần ĐTC đã kêu gọi các linh mục, tu sĩ nam nữ, làm sống lại ngọn lửa của tinh thần truyền giáo đích thực, không thể tách rời khỏi việc gần gũi với những người đau khổ.
Ông kết luận: “Sứ điệp được ĐTC nói ở Châu Phi và vì Châu Phi, nhưng dành cho tất cả chúng ta”.
Đối với Ông Tornielli, “điều vẫn còn ấn tượng trong tâm trí của nhiều người sau chuyến viếng thăm của ĐTC chính là những khuôn mặt tràn đầy niềm vui của các trẻ em, những người nam người nữ đã đi cùng với ĐTC dọc theo con đường lầy lội, bụi bặm của thủ đô Maputo và thủ đô Antananarivo, và những buổi cử hành phụng vụ tại ba quốc gia”.
Dữ liệu kinh tế không đủ để đánh giá hạnh phúc của người dân
Niềm vui mà người dân tại 3 nước này có thể bày tỏ, bất chấp những khó khăn và điều kiện bấp bênh nhiều người trong họ đang phải sống, có một cái gì đó để dạy tất cả chúng ta. Nó dạy chúng ta rằng trong việc đánh giá hạnh phúc của một dân tộc, các thông số liên quan đến dữ liệu kinh tế thôi là chưa đủ: đức tin sống động, tình bạn, khả năng thiết lập các tương quan, các mối quan hệ gia đình, tình liên đới, khả năng tận hưởng những điều nhỏ nhặt, sự sẵn sàng dấn thân, những điều này không bao giờ được thống kê.
Truyền giảng Tin Mừng và thăng tiến con người
“Thời điểm xúc động nhất tại Madagascar có lẽ là cuộc gặp gỡ của ĐTC với 8.000 trẻ em tại “Thành phố Tình bạn”, nơi trước đây là một bãi rác khổng lồ và hiện nay là những ngôi nhà gạch, nhỏ nhưng đàng hoàng, các trường học, nơi giải trí. Cha Pedro Opeka đã thành lập cộng đồng này và nhờ sự dấn thân của cha, hàng ngàn gia đình tìm được công việc và phẩm giá, hàng ngàn trẻ em tìm được mái nhà, thức ăn và có thể đến trường.”
Ông Tornielli nhận định rằng “sự chào đón ồn ào và hân hoan mà những đứa trẻ của Akamasoa dành cho Đức Giáo hoàng là nhiên liệu cho tâm hồn. Có bao nhiêu Cha Pedro khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, và cả tại các vùng ngoại biên đầy vấn đề của Tây phương. Nhìn thấy gương mặt của các trẻ em vui mừng đón tiếp “ông nội” mặc áo trắng đến từ Roma, chúng ta nhận ra bản chất sâu xa nhất của Giáo hội và sứ vụ của Giáo hội, đó là truyền giảng Tin Mừng và thăng tiến con người”.
Gần gũi người yếu đuối, bị loại bỏ
“Truyền giảng Tin Mừng bằng cách chọn gần gũi người yếu đuối, bị loại bỏ. Truyền giảng Tin Mừng bằng cách làm chứng về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã quyết định sống và ở lại giữa dân Người”, như ĐTC đã nói ở Akamasoa. Trong những ngày này, nhiều lần ĐTC đã kêu gọi các linh mục, tu sĩ nam nữ, làm sống lại ngọn lửa của tinh thần truyền giáo đích thực, không thể tách rời khỏi việc gần gũi với những người đau khổ.
Ông kết luận: “Sứ điệp được ĐTC nói ở Châu Phi và vì Châu Phi, nhưng dành cho tất cả chúng ta”.
Hồng Thuỷ