ĐTC Phanxicô gặp các cấp chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Mozambic
Chương trình viếng thăm chính thức của ĐTC tại Mozambique bắt đầu vào sáng ngày 5/9, với việc thăm ngoại giao Tổng thống Filipe Nyussi của Mozambique tại Dinh Tổng thống “Ponte Vermelha”. Sau đó, cũng tại đây, ĐTC đã gặp các thành viên chính phủ, quốc hội, ngoại giao đoàn, đại diện chính quyền và xã hội dân sự của Mozambique.
ĐTC Phanxicô gặp các cấp chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Mozambic
Trong diễn văn trước các cấp chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Mozambic, ĐTC Phanxicô khẳng định: “Hoà bình là một bông hoa mỏng manh, phải vật lộn để vươn mình nở hoa giữa lớp đá bạo lực. Do đó, nó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục, với quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không cao ngạo, kiên cường nhưng không theo cách mánh khoé, để thúc đẩy hoà bình và hoà giải, chứ không phải bạo lực, là thứ chỉ mang lại sự huỷ diệt.”
Chương trình viếng thăm chính thức của ĐTC tại Mozambique bắt đầu vào sáng ngày 5/9, với việc thăm ngoại giao Tổng thống Filipe Nyussi của Mozambique tại Dinh Tổng thống “Ponte Vermelha”. Sau đó, cũng tại đây, ĐTC đã gặp các thành viên chính phủ, quốc hội, ngoại giao đoàn, đại diện chính quyền và xã hội dân sự của Mozambique.
Chương trình viếng thăm chính thức của ĐTC tại Mozambique bắt đầu vào sáng ngày 5/9, với việc thăm ngoại giao Tổng thống Filipe Nyussi của Mozambique tại Dinh Tổng thống “Ponte Vermelha”. Sau đó, cũng tại đây, ĐTC đã gặp các thành viên chính phủ, quốc hội, ngoại giao đoàn, đại diện chính quyền và xã hội dân sự của Mozambique.
Diễn văn của ĐTC
Trong diễn văn đáp lời Đức Thánh Cha cảm ơn tổng thống, các thành viên của Chính phủ và những người hiện diện vì lời chào mừng và đặc biệt là lời mời để ngài có cơ hội thăm đất nước Mozambique, một đất nước giàu về văn hoá.
Liên đới với nạn nhân của hai cơn lốc xoáy Idai và Kenneth
Trước hết, ĐTC diễn tả sự gần gũi và liên đới của ngài với những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn lốc xoáy Idai và Kenneth. Ngài nói: “Thật tiếc là tôi không thể đích thân đến thăm anh chị em, nhưng tôi muốn anh chị em biết rằng tôi cùng tham dự nỗi thống khổ của anh chị em; và cộng đồng Công giáo cũng sẽ dấn thân đáp lại tình cảnh khó khăn nhất này. Giữa thảm khốc và hoang tàn, tôi cầu xin, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, để tất cả các nhóm xã hội và dân sự dành ưu tiên quan tâm trong việc tái thiết.”
Ca ngợi thoả thuận hoà bình được ký tại Serra da Gorongosa
Về thoả thuận hoà bình được ký tại Serra da Gorongosa hồi tháng trước nhằm chấm dứt sự đối kháng quân sự giữa các nhóm người Mozambiques, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của cá nhân tôi và cũng như của cộng đồng thế giới lớn hơn, về những nỗ lực trong những thập niên vừa qua nhằm làm cho hoà bình trở thành chuẩn mực, và hoà giải trở thành con đường tốt nhất khi đứng trước những khó khăn và thách đố mà quý vị, như là một quốc gia, đang gặp phải.”
Đức Thánh Cha hy vọng thoả thuận vừa được ký là một cột mốc để người ta có thể hy vọng về một quyết định dứt khoát hơn nữa trên con đường hoà bình đã bắt đầu với Hiệp định Hoà bình chung đã được ký tại Roma từ năm 1992.
Hãy nói ‘không’ với bạo lực và nói ‘có’ hoà bình!”
Quý vị đã trải qua những đau khổ và bi thương nhưng quý vị đã không để cho các mối tương quan con người bị chi phối bởi oán thù và không để cho thù ghét và bạo lực có tiếng nói cuối cùng. Như vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Gioan Phaolô II đã ghi nhớ trong chuyến viếng thăm đất nước của quý vị năm 1988: “Nhiều người nam nữ và trẻ em thiếu nhà ở, lương thực, trường để học, bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ, nhà thờ để gặp gỡ cầu nguyện và các cánh đồng cho người lao động. Hàng ngàn người buộc phải tản cư để tìm an ninh và phương tiện sinh sống; những người khác đã phải lánh nạn ở các quốc gia lân cận… Hãy nói ‘không’ với bạo lực và nói ‘có’ hoà bình!” (Chuyến thăm viếng Tổng thống Cộng hoà, 16 tháng 9 năm 1988, 3).
Quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không cao ngạo
Trong suốt những năm này, quý vị đã nhận ra cách thế để theo đuổi hoà bình dài lâu – một sứ mạng liên quan đến mọi người – đòi hỏi những nỗ lực vất vả, liên tục và không ngừng; vì hoà bình là một bông hoa mỏng manh, phải vật lộn để vươn mình nở hoa giữa lớp đá bạo lực (Thông điệp cho Ngày Hoà bình Thế giới 2019). Do đó, nó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục, với quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không cao ngạo, kiên cường nhưng theo cách mánh khoé, để thúc đẩy hoà bình và hoà giải, chứ không phải bạo lực, là thứ chỉ mang lại sự huỷ diệt.
Hoà bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một sự dấn thân không mệt mỏi
Như chúng ta biết, hoà bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một sự dấn thân không mệt mỏi – đặc biệt là về phía chúng ta, những người chịu trách nhiệm lớn hơn – để nhận ra, bảo vệ và phục hồi phẩm giá của anh chị em chúng ta một cách cụ thể, mà thường bị phớt lờ hoặc bỏ qua, để họ có thể thấy mình đóng vai chính trong vận mệnh quốc gia. Chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế rằng “nếu không có những cơ hội ngang nhau, thì nhiều loại hình thức gây hấn và xung đột sẽ có được một mảnh đất màu mỡ để phát triển và cuối cùng là bùng nổ. Khi một xã hội – dù là địa phương, quốc gia hay quốc tế – vẫn để lại một phần nào đó bên lề, thì không một chương trình hay tài nguyên chính trị nào có thể dùng áp chế của luật hay hệ thống giám sát để đảm bảo sự yên bình”. (Evangelii Gaudium, 59).
Những tiến bộ đầy hứa hẹn
Hòa bình đã làm cho sự phát triển của Mozambique ở một số lĩnh vực trở nên có thể. Những tiến bộ đầy hứa hẹn đã được thực hiện trong các lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Tôi khuyến khích quý vị tiếp tục nỗ lực xây dựng các cơ cấu và thể chế cần thiết để đảm bảo rằng không ai cảm thấy bị bỏ rơi, đặc biệt là những người trẻ chiếm một phần rất lớn dân số của đất nước quý vị. Họ không chỉ là hy vọng của vùng đất này; họ còn là món quà của đất nước, một món quà thách thức, tìm kiếm và cần tìm ra những kênh xứng đáng có thể cho phép họ sử dụng hiệu quả tất cả những tài năng của mình. Họ có khả năng gieo những hạt giống cho sự phát triển hoà hợp xã hội mà tất cả mọi người mong ước.
Văn hoá gặp gỡ
Một nền văn hoá hoà bình đòi hỏi “một tiến trình tiếp diễn, nơi đó mọi thế hệ mới phải tham gia vào cộng đồng” (ibid., 220). Vì lý do này, tiến trình này phải là một trong những ưu tiên và thấm nhuần văn hoá gặp gỡ: chấp nhận người khác, tạo kết nối và xây dựng những cầu nối. Về vấn đề này, điều cần thiết là phải trân trọng ký ức như một con đường mở ra tương lai, như một hành trình đưa đến chỗ đạt được những mục tiêu chung, những giá trị và ý tưởng được chia sẻ có thể giúp vượt qua những lợi ích hẹp hòi hoặc đảng phái. Bằng cách này, sự giàu có thực sự của quốc gia quý vị có thể được tìm thấy trong việc phục vụ người khác, đặc biệt là người nghèo.
Quý vị có một nhiệm vụ lịch sử và can đảm cần thực hiện: Quý vị sẽ không dừng dấn thân bao lâu còn có trẻ em không được đến trường, gia đình vô gia cư, công nhân thất nghiệp, nông dân không có đất canh tác. Đây là những nền tảng cho một tương lai hy vọng, một tương lai của phẩm giá! Những điều này là khí giới của hoà bình.
Chăm sóc “ngôi nhà chung”
Hoà bình cũng mời chúng ta nhìn về trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Từ cái nhìn này, Mozambique là một quốc gia rất may mắn, và quý vị có trách nhiệm đặc biệt trong việc chăm sóc phúc lành này. Bảo vệ đất đai cũng là bảo vệ sự sống, vốn đòi hỏi phải chú ý đặc biệt khi chúng ta thấy xu hướng cướp phá và bóc lột gây ra bởi lòng tham, mà thường không xuất phát từ những cư dân sống trên những vùng đất này, và cũng không được thúc đẩy bởi lợi ích chung của người dân của quý vị. Văn hoá hoà bình còn có một sự phát triển toàn diện, bền vững và bao gồm, nơi tất cả mọi người Mozambique có thể cảm thấy rằng vùng đất này là của họ. Nơi đây họ có thể thiết lập mối tương quan huynh đệ và công bằng với láng giềng và với tất cả mọi điều xung quanh.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Tổng thống và quý chức trách thân mến! Tất cả quý vị hãy là những nghệ nhân kiến tạo những tác phẩm tuyệt vời nhất: tương lai hoà bình và hoà giải để có thể bảo vệ quyền của con cái quý vị trong tương lai. Tôi cầu xin Thiên Chúa để, trong thời gian trải qua với quý vị, ngay cả tôi, trong sự hiệp thông với các anh em giám mục và Giáo hội Công giáo tại vùng đất này, có thể giúp làm cho hoà bình, hoà giải và hy vọng ngự trị giữa mọi người.
Liên đới với nạn nhân của hai cơn lốc xoáy Idai và Kenneth
Trước hết, ĐTC diễn tả sự gần gũi và liên đới của ngài với những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn lốc xoáy Idai và Kenneth. Ngài nói: “Thật tiếc là tôi không thể đích thân đến thăm anh chị em, nhưng tôi muốn anh chị em biết rằng tôi cùng tham dự nỗi thống khổ của anh chị em; và cộng đồng Công giáo cũng sẽ dấn thân đáp lại tình cảnh khó khăn nhất này. Giữa thảm khốc và hoang tàn, tôi cầu xin, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, để tất cả các nhóm xã hội và dân sự dành ưu tiên quan tâm trong việc tái thiết.”
Ca ngợi thoả thuận hoà bình được ký tại Serra da Gorongosa
Về thoả thuận hoà bình được ký tại Serra da Gorongosa hồi tháng trước nhằm chấm dứt sự đối kháng quân sự giữa các nhóm người Mozambiques, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của cá nhân tôi và cũng như của cộng đồng thế giới lớn hơn, về những nỗ lực trong những thập niên vừa qua nhằm làm cho hoà bình trở thành chuẩn mực, và hoà giải trở thành con đường tốt nhất khi đứng trước những khó khăn và thách đố mà quý vị, như là một quốc gia, đang gặp phải.”
Đức Thánh Cha hy vọng thoả thuận vừa được ký là một cột mốc để người ta có thể hy vọng về một quyết định dứt khoát hơn nữa trên con đường hoà bình đã bắt đầu với Hiệp định Hoà bình chung đã được ký tại Roma từ năm 1992.
Hãy nói ‘không’ với bạo lực và nói ‘có’ hoà bình!”
Quý vị đã trải qua những đau khổ và bi thương nhưng quý vị đã không để cho các mối tương quan con người bị chi phối bởi oán thù và không để cho thù ghét và bạo lực có tiếng nói cuối cùng. Như vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Gioan Phaolô II đã ghi nhớ trong chuyến viếng thăm đất nước của quý vị năm 1988: “Nhiều người nam nữ và trẻ em thiếu nhà ở, lương thực, trường để học, bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ, nhà thờ để gặp gỡ cầu nguyện và các cánh đồng cho người lao động. Hàng ngàn người buộc phải tản cư để tìm an ninh và phương tiện sinh sống; những người khác đã phải lánh nạn ở các quốc gia lân cận… Hãy nói ‘không’ với bạo lực và nói ‘có’ hoà bình!” (Chuyến thăm viếng Tổng thống Cộng hoà, 16 tháng 9 năm 1988, 3).
Quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không cao ngạo
Trong suốt những năm này, quý vị đã nhận ra cách thế để theo đuổi hoà bình dài lâu – một sứ mạng liên quan đến mọi người – đòi hỏi những nỗ lực vất vả, liên tục và không ngừng; vì hoà bình là một bông hoa mỏng manh, phải vật lộn để vươn mình nở hoa giữa lớp đá bạo lực (Thông điệp cho Ngày Hoà bình Thế giới 2019). Do đó, nó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục, với quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không cao ngạo, kiên cường nhưng theo cách mánh khoé, để thúc đẩy hoà bình và hoà giải, chứ không phải bạo lực, là thứ chỉ mang lại sự huỷ diệt.
Hoà bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một sự dấn thân không mệt mỏi
Như chúng ta biết, hoà bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một sự dấn thân không mệt mỏi – đặc biệt là về phía chúng ta, những người chịu trách nhiệm lớn hơn – để nhận ra, bảo vệ và phục hồi phẩm giá của anh chị em chúng ta một cách cụ thể, mà thường bị phớt lờ hoặc bỏ qua, để họ có thể thấy mình đóng vai chính trong vận mệnh quốc gia. Chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế rằng “nếu không có những cơ hội ngang nhau, thì nhiều loại hình thức gây hấn và xung đột sẽ có được một mảnh đất màu mỡ để phát triển và cuối cùng là bùng nổ. Khi một xã hội – dù là địa phương, quốc gia hay quốc tế – vẫn để lại một phần nào đó bên lề, thì không một chương trình hay tài nguyên chính trị nào có thể dùng áp chế của luật hay hệ thống giám sát để đảm bảo sự yên bình”. (Evangelii Gaudium, 59).
Những tiến bộ đầy hứa hẹn
Hòa bình đã làm cho sự phát triển của Mozambique ở một số lĩnh vực trở nên có thể. Những tiến bộ đầy hứa hẹn đã được thực hiện trong các lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Tôi khuyến khích quý vị tiếp tục nỗ lực xây dựng các cơ cấu và thể chế cần thiết để đảm bảo rằng không ai cảm thấy bị bỏ rơi, đặc biệt là những người trẻ chiếm một phần rất lớn dân số của đất nước quý vị. Họ không chỉ là hy vọng của vùng đất này; họ còn là món quà của đất nước, một món quà thách thức, tìm kiếm và cần tìm ra những kênh xứng đáng có thể cho phép họ sử dụng hiệu quả tất cả những tài năng của mình. Họ có khả năng gieo những hạt giống cho sự phát triển hoà hợp xã hội mà tất cả mọi người mong ước.
Văn hoá gặp gỡ
Một nền văn hoá hoà bình đòi hỏi “một tiến trình tiếp diễn, nơi đó mọi thế hệ mới phải tham gia vào cộng đồng” (ibid., 220). Vì lý do này, tiến trình này phải là một trong những ưu tiên và thấm nhuần văn hoá gặp gỡ: chấp nhận người khác, tạo kết nối và xây dựng những cầu nối. Về vấn đề này, điều cần thiết là phải trân trọng ký ức như một con đường mở ra tương lai, như một hành trình đưa đến chỗ đạt được những mục tiêu chung, những giá trị và ý tưởng được chia sẻ có thể giúp vượt qua những lợi ích hẹp hòi hoặc đảng phái. Bằng cách này, sự giàu có thực sự của quốc gia quý vị có thể được tìm thấy trong việc phục vụ người khác, đặc biệt là người nghèo.
Quý vị có một nhiệm vụ lịch sử và can đảm cần thực hiện: Quý vị sẽ không dừng dấn thân bao lâu còn có trẻ em không được đến trường, gia đình vô gia cư, công nhân thất nghiệp, nông dân không có đất canh tác. Đây là những nền tảng cho một tương lai hy vọng, một tương lai của phẩm giá! Những điều này là khí giới của hoà bình.
Chăm sóc “ngôi nhà chung”
Hoà bình cũng mời chúng ta nhìn về trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Từ cái nhìn này, Mozambique là một quốc gia rất may mắn, và quý vị có trách nhiệm đặc biệt trong việc chăm sóc phúc lành này. Bảo vệ đất đai cũng là bảo vệ sự sống, vốn đòi hỏi phải chú ý đặc biệt khi chúng ta thấy xu hướng cướp phá và bóc lột gây ra bởi lòng tham, mà thường không xuất phát từ những cư dân sống trên những vùng đất này, và cũng không được thúc đẩy bởi lợi ích chung của người dân của quý vị. Văn hoá hoà bình còn có một sự phát triển toàn diện, bền vững và bao gồm, nơi tất cả mọi người Mozambique có thể cảm thấy rằng vùng đất này là của họ. Nơi đây họ có thể thiết lập mối tương quan huynh đệ và công bằng với láng giềng và với tất cả mọi điều xung quanh.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Tổng thống và quý chức trách thân mến! Tất cả quý vị hãy là những nghệ nhân kiến tạo những tác phẩm tuyệt vời nhất: tương lai hoà bình và hoà giải để có thể bảo vệ quyền của con cái quý vị trong tương lai. Tôi cầu xin Thiên Chúa để, trong thời gian trải qua với quý vị, ngay cả tôi, trong sự hiệp thông với các anh em giám mục và Giáo hội Công giáo tại vùng đất này, có thể giúp làm cho hoà bình, hoà giải và hy vọng ngự trị giữa mọi người.
Văn Yên, SJ