Người loan báo Tin Mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị
Lệnh truyền của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Các con hãy đi giảng dạy và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Nhưng loan báo Tin Mừng nghĩa là gì? Điều này được hai bài đọc trong Thánh lễ kính nhớ Thánh Barnaba giải thích và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến điều này trong bài giảng trong Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta sáng 11.06.2016.
Người loan báo Tin Mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị
Lệnh truyền của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Các con hãy đi giảng dạy và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Nhưng loan báo Tin Mừng nghĩa là gì? Điều này được hai bài đọc trong Thánh lễ kính nhớ Thánh Barnaba giải thích và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến điều này trong bài giảng trong Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta sáng 11.06.2016.
Từ đoạn sách Công vụ Tông đồ và đoạn Tin Mừng Thánh Mátthêu, chúng ta có thể rút ra 3 chiều kích căn bản của việc loan báo Tin Mừng. Đó là việc loan báo, sự phục vụ và sự trao ban nhưng không.
Đầu tiên, cần hiểu rằng rao giảng Tin Mừng không phải là một việc rao giảng đơn giản, nhưng còn hơn thế, nó là một lời loan báo. Đó là lời loan báo chạm đến trái tim, đi vào trái tim và thay đổi con tim. Lý do thật là đơn giản. Vì trong việc rao giảng này có Chúa Thánh Thần. Không có Chúa Thánh Thần thì không có việc loan báo Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc loan báo Tin Mừng, còn chúng ta là những người phục vụ. Chính Chúa Thánh Thần làm cho việc loan báo Tin mừng được tiến triển. Như thế, khi không có Chúa Thánh Thần thì khi đó chỉ có những khả năng của chúng ta. Cũng có thể là có cả đức tin của chúng ta nữa, nhưng mà không có Chúa Thánh Thần, thì việc loan báo Tin mừng không tiến triển, không thể hoán cải con tim con người.
Lời loan báo chạm vào trái tim cách trực tiếp. Nhiều lần, chúng ta đã thấy những chương trình mục vụ được thực hiện thật tốt đẹp, hoàn hảo, khi người ta phải làm nhiều việc, từng bước một, nhưng đó không phải là những khí cụ của việc loan báo Tin Mừng; chúng sẽ tự kết thúc. Và những chương trình mục vụ này không đem đến kết quả. Tại sao? Bởi vì chúng không thể hoán cải con tim. Chúa Giêsu đã không đòi hỏi một thái độ kinh doanh nhưng là sự vâng lời Thần Khí. Sự can đảm thật sự của việc loan báo Tin Mừng không phải là sự cứng đầu của con người, nhưng nó được tìm thấy trong Thánh Thần. Tóm lại: lời loan báo được tiến triển khi thực hiện mọi việc được suy nghĩ kỹ càng, được cầu nguyện sốt sắng, nhưng luôn với Chúa Thánh Thần như tác nhân chính.
Chiều kích thứ hai của việc loan báo Tin Mừng chính là sự phục vụ. Chúa Giêsu cũng ra lệnh cho các môn đệ rõ ràng về điểm này: “Các con hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.” Do đó loan báo Tin Mừng là lời loan báo đi kèm với việc phục vụ. Nếu thiếu chiều kích này, nó có thể giống như là một lời loan báo nhưng lại không phải. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần là nền tảng, và Chúa Thánh Thần không chỉ đưa bạn tiến bước, loan báo chân lý về Thiên Chúa và về sự sống của Thiên Chúa, nhưng còn đưa bạn đến với anh chị em để phục vụ họ, ngay cả trong những điều nhỏ bé.
Thật là tồi tệ khi người ta thấy những người loan báo Tin Mừng, đúng ra là những người phục vụ thì lại là những người sống để được phục vụ. Đó là thực tại đáng buồn của những người tin mình là nguyên tắc của việc loan báo Tin Mừng và họ nghĩ rằng: “Tôi đi đến đó, thay vì loan báo, với Chúa Thánh Thần và sự phục vụ, tôi để mình được người khác phục vụ, bởi vì tôi đã leo lên những bậc thang của Giáo hội, của xã hội và giờ đây tôi có địa vị…” Bò lên trên thang danh vọng trong Giáo Hội là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không biết loan báo Tin Mừng là gì. Đó là một dấu hiệu. Những người sử dụng người khác để được phục vụ. Không: Bạn phải phục vụ! Những người truyền lệnh phải giống như những người phục vụ, Chúa nói.”
Chiều kích thứ ba là trao ban nhưng không. Chúa phán: “Các con đã nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không.” Một nguyên tắc không có luật trừ, ít nhất là không thể nói. “Không, tôi được miễn trừ vì nhiều điều tôi đã làm được.” Nhưng tôi nghĩ là giữa chúng ta không có ai mà đã làm được những điều tốt đủ để được cứu độ. Tất cả chúng ta được cứu độ cách nhưng không bởi Chúa Giêsu Kitô và do đó chúng ta phải cho nhưng không. Đây là một bài học cho tất cả “những người hoạt động mục vụ”, những người phải học điều này: cuộc sống của họ phải phục vụ cách nhưng không cho lời loan báo được Chúa Thánh Thần thực hiện. (Osservatore Romano 11/06/2018)
Đầu tiên, cần hiểu rằng rao giảng Tin Mừng không phải là một việc rao giảng đơn giản, nhưng còn hơn thế, nó là một lời loan báo. Đó là lời loan báo chạm đến trái tim, đi vào trái tim và thay đổi con tim. Lý do thật là đơn giản. Vì trong việc rao giảng này có Chúa Thánh Thần. Không có Chúa Thánh Thần thì không có việc loan báo Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc loan báo Tin Mừng, còn chúng ta là những người phục vụ. Chính Chúa Thánh Thần làm cho việc loan báo Tin mừng được tiến triển. Như thế, khi không có Chúa Thánh Thần thì khi đó chỉ có những khả năng của chúng ta. Cũng có thể là có cả đức tin của chúng ta nữa, nhưng mà không có Chúa Thánh Thần, thì việc loan báo Tin mừng không tiến triển, không thể hoán cải con tim con người.
Lời loan báo chạm vào trái tim cách trực tiếp. Nhiều lần, chúng ta đã thấy những chương trình mục vụ được thực hiện thật tốt đẹp, hoàn hảo, khi người ta phải làm nhiều việc, từng bước một, nhưng đó không phải là những khí cụ của việc loan báo Tin Mừng; chúng sẽ tự kết thúc. Và những chương trình mục vụ này không đem đến kết quả. Tại sao? Bởi vì chúng không thể hoán cải con tim. Chúa Giêsu đã không đòi hỏi một thái độ kinh doanh nhưng là sự vâng lời Thần Khí. Sự can đảm thật sự của việc loan báo Tin Mừng không phải là sự cứng đầu của con người, nhưng nó được tìm thấy trong Thánh Thần. Tóm lại: lời loan báo được tiến triển khi thực hiện mọi việc được suy nghĩ kỹ càng, được cầu nguyện sốt sắng, nhưng luôn với Chúa Thánh Thần như tác nhân chính.
Chiều kích thứ hai của việc loan báo Tin Mừng chính là sự phục vụ. Chúa Giêsu cũng ra lệnh cho các môn đệ rõ ràng về điểm này: “Các con hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.” Do đó loan báo Tin Mừng là lời loan báo đi kèm với việc phục vụ. Nếu thiếu chiều kích này, nó có thể giống như là một lời loan báo nhưng lại không phải. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần là nền tảng, và Chúa Thánh Thần không chỉ đưa bạn tiến bước, loan báo chân lý về Thiên Chúa và về sự sống của Thiên Chúa, nhưng còn đưa bạn đến với anh chị em để phục vụ họ, ngay cả trong những điều nhỏ bé.
Thật là tồi tệ khi người ta thấy những người loan báo Tin Mừng, đúng ra là những người phục vụ thì lại là những người sống để được phục vụ. Đó là thực tại đáng buồn của những người tin mình là nguyên tắc của việc loan báo Tin Mừng và họ nghĩ rằng: “Tôi đi đến đó, thay vì loan báo, với Chúa Thánh Thần và sự phục vụ, tôi để mình được người khác phục vụ, bởi vì tôi đã leo lên những bậc thang của Giáo hội, của xã hội và giờ đây tôi có địa vị…” Bò lên trên thang danh vọng trong Giáo Hội là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không biết loan báo Tin Mừng là gì. Đó là một dấu hiệu. Những người sử dụng người khác để được phục vụ. Không: Bạn phải phục vụ! Những người truyền lệnh phải giống như những người phục vụ, Chúa nói.”
Chiều kích thứ ba là trao ban nhưng không. Chúa phán: “Các con đã nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không.” Một nguyên tắc không có luật trừ, ít nhất là không thể nói. “Không, tôi được miễn trừ vì nhiều điều tôi đã làm được.” Nhưng tôi nghĩ là giữa chúng ta không có ai mà đã làm được những điều tốt đủ để được cứu độ. Tất cả chúng ta được cứu độ cách nhưng không bởi Chúa Giêsu Kitô và do đó chúng ta phải cho nhưng không. Đây là một bài học cho tất cả “những người hoạt động mục vụ”, những người phải học điều này: cuộc sống của họ phải phục vụ cách nhưng không cho lời loan báo được Chúa Thánh Thần thực hiện. (Osservatore Romano 11/06/2018)
Hồng Thuỷ