02/01/2025

ĐGM Shomali: Hai dân tộc Israel và Palestine đều khao khát hoà bình

Việc nối lại các cuộc đối thoại giữa Israel và Palestine không được êm thắm. Theo thoả thuận, hai bên sẽ gặp lại nhau vào thứ Tư 14-8 tại Jerusalem để tiếp tục các cuộc thảo luận và ra khỏi thế bế tắc, nhưng một vài giờ trước cuộc gặp gỡ, phía Israel thông báo họ đã bật đèn xanh cho việc xây thêm những ngôi nhà mới tại Đông Jerusalem, vốn bị phía Palestine phản đối quyết liệt. Về phần Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, họ kêu gọi hai bên hãy “kềm chế mọi hành động có thể làm hỏng các cuộc đàm phán”.

 ĐGM Shomali: Hai dân tộc Israel và Palestine đều khao khát hoà bình

 
WHĐ (15.08.2013) – Việc nối lại các cuộc đối thoại giữa Israel và Palestine không được êm thắm. Theo thoả thuận, hai bên sẽ gặp lại nhau vào thứ Tư 14-8 tại Jerusalem để tiếp tục các cuộc thảo luận và ra khỏi thế bế tắc, nhưng một vài giờ trước cuộc gặp gỡ, phía Israel thông báo họ đã bật đèn xanh cho việc xây thêm những ngôi nhà mới tại Đông Jerusalem, vốn bị phía Palestine phản đối quyết liệt. Về phần Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, họ kêu gọi hai bên hãy “kềm chế mọi hành động có thể làm hỏng các cuộc đàm phán”.

Các Kitô hữu tại Thánh Địa sống giai đoạn mới này như thế nào, liệu họ có tiếng nói trong tiến trình này không? Đức Giám mục William Shomali, Giám mục Phụ tá và Đại diện Thượng phụ Jerusalem, cho biết: “Việc nối lại các cuộc đàm phán là một điều tuyệt vời vì không thể có hoà bình mà không qua đàm phán.” Nhưng quan điểm của ngài rất rõ ràng: “Quyết định xây dựng những căn nhà mới là không đúng thời điểm, bởi vì làm sao có thể biện minh cho những quyết định này nếu thực sự muốn có hoà bình?”

Vị Giám mục phụ tá nhắc lại: “Người ta muốn có hoà bình, bởi vì họ đã mệt mỏi với chiến tranh.” Và ngài nhấn mạnh: “Nhưng cũng có một niềm vui lớn, đó là việc Israel trả tự do cho 26 người Palestine đã bị họ bắt giữ trước hiệp định Oslo (1993).” Về phía Israel cũng như Palestine, “có một niềm hy vọng nhuốm vẻ bi quan. Còn tôi, là một tín hữu nên tôi tin rằng Chúa có thể can thiệp và thay đổi các não trạng. Chúng tôi còn 9 tháng trước mắt và người Israel có thể hiểu rằng ký hiệp ước hoà bình là điều có lợi cho họ. Những người Palestine cực đoan nhất như Hamas cũng có thể hiểu rằng dân tộc Palestine không thể sống đơn giản bằng cách từ chối đàm phán”.

Theo cách nhìn này, tiếng nói của các Kitô hữu – được Đức giám mục Shomali đánh giá là ôn hoà – là rất đáng kể, qua hoạt động xã hội của các Kitô hữu Palestine và qua các nhà thương thuyết Kitô hữu trong thành phần phái đoàn Palestine. Và ngài kết luận: “Cuối cùng bao giờ tiếng nói ôn hòa cũng thắng.”

(Vatican Radio)