Các giám mục Cuba và những vấn đề xã hội
Ngày 8-9-2013 vừa qua, Hội đồng Giám mục Cuba công bố Thư Mục vụ với chủ đề Hy vọng, trong đó bàn đến nhiều vấn đề xã hội, khởi đi từ xác tín rằng đây là thành tố trong sứ vụ mục vụ của Hội Thánh.
Các giám mục Cuba và những vấn đề xã hội
WHĐ (24.10.2013) – Ngày 8-9-2013 vừa qua, Hội đồng Giám mục Cuba công bố Thư Mục vụ với chủ đề Hy vọng, trong đó bàn đến nhiều vấn đề xã hội, khởi đi từ xác tín rằng đây là thành tố trong sứ vụ mục vụ của Hội Thánh. Các giám mục khẳng định rằng Hội Thánh có nhiệm vụ phục vụ tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, giai tầng xã hội và quan điểm chính trị. Từ đó, các giám mục đưa ra nhiều nhận định và góp ý về các vấn đề xã hội.
Trong phân tích của mình, các giám mục cho rằng trong những năm qua, đã có một số thay đổi về kinh tế và xã hội, kể cả chính trị, và các ngài hy vọng tiến trình đổi mới rộng rãi hơn sẽ được tiếp tục thực hiện để đem lại phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên các ngài cũng ý thức về những lực đối kháng chống lại sự đổi mới, một phần là do cảm giác bất an trước những thay đổi, phần khác là do “não trạng, lối suy nghĩ mang nặng những yếu tố ý thức hệ đã kéo dài”, những yếu tố mà theo ý kiến của nhiều người là đã lỗi thời. Tình trạng này ngăn cản tiến trình đổi mới và tác động tiêu cực trên xã hội.
Trước hết là tình trạng nghèo đói gia tăng nơi nhiều nhóm xã hội như kỹ sư, công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo viên… vì đồng lương không đủ để chăm sóc gia đình cách xứng hợp. Tình trạng này ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của Cuba vì người dân, nhất là giới trẻ, tìm cách xuất cảnh với ước mong có đời sống tốt đẹp hơn.
Các giám mục cũng không ngần ngại kêu gọi phải có một trật tự chính trị mới, tôn trọng tính đa dạng về tư tưởng, sáng tạo, và sự tìm kiếm chân lý. Nhà nước thay vì giữ thái độ kẻ cả thì cần phải thúc đẩy sự tham gia của người dân, không sợ hãi trước sự phát triển tính tự lập xã hội mạnh mẽ và có trách nhiệm của người dân. Cùng với sự đa dạng này là tinh thần đối thoại, vì “cách thế duy nhất để thăng tiến đời sống người dân là nền văn hoá sống chung, trong đó tất cả mọi người đều có cái gì đó để góp phần và cũng có thể đón nhận điều tốt lành từ người khác”.
Trong Thư Mục vụ, các giám mục dành sự quan tâm đặc biệt đến các gia đình là “ngôi trường nhân văn và thông truyền những giá trị giúp mỗi người có thể có đời sống xã hội lành mạnh và tích cực”. Để thăng tiến đời sống gia đình, các ngài cho rằng những biện pháp của chính quyền áp dụng là chưa đủ. “Cần phải có một tiến trình giáo dục thúc đẩy mọi người dân Cuba khao khát điều tốt và thực hành các đức tính.” Mặc dù Giáo Hội không được tham gia vào hệ thống giáo dục do Nhà nước độc quyền, nhưng các giám mục quyết tâm “gieo vãi những giá trị chân chính trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, cũng như trong việc vun trồng các đức tính tốt”.
Đây không phải là lần đầu tiên các giám mục Cuba lên tiếng về những vấn đề xã hội. Trong 20 năm qua, đặc biệt từ chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Chân phước Gioan Phaolô II năm 1998, sau đó của Đức Bênêđictô XVI năm 2012, các ngài đã thường xuyên lên tiếng về những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội.
Trong phân tích của mình, các giám mục cho rằng trong những năm qua, đã có một số thay đổi về kinh tế và xã hội, kể cả chính trị, và các ngài hy vọng tiến trình đổi mới rộng rãi hơn sẽ được tiếp tục thực hiện để đem lại phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên các ngài cũng ý thức về những lực đối kháng chống lại sự đổi mới, một phần là do cảm giác bất an trước những thay đổi, phần khác là do “não trạng, lối suy nghĩ mang nặng những yếu tố ý thức hệ đã kéo dài”, những yếu tố mà theo ý kiến của nhiều người là đã lỗi thời. Tình trạng này ngăn cản tiến trình đổi mới và tác động tiêu cực trên xã hội.
Trước hết là tình trạng nghèo đói gia tăng nơi nhiều nhóm xã hội như kỹ sư, công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo viên… vì đồng lương không đủ để chăm sóc gia đình cách xứng hợp. Tình trạng này ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của Cuba vì người dân, nhất là giới trẻ, tìm cách xuất cảnh với ước mong có đời sống tốt đẹp hơn.
Các giám mục cũng không ngần ngại kêu gọi phải có một trật tự chính trị mới, tôn trọng tính đa dạng về tư tưởng, sáng tạo, và sự tìm kiếm chân lý. Nhà nước thay vì giữ thái độ kẻ cả thì cần phải thúc đẩy sự tham gia của người dân, không sợ hãi trước sự phát triển tính tự lập xã hội mạnh mẽ và có trách nhiệm của người dân. Cùng với sự đa dạng này là tinh thần đối thoại, vì “cách thế duy nhất để thăng tiến đời sống người dân là nền văn hoá sống chung, trong đó tất cả mọi người đều có cái gì đó để góp phần và cũng có thể đón nhận điều tốt lành từ người khác”.
Trong Thư Mục vụ, các giám mục dành sự quan tâm đặc biệt đến các gia đình là “ngôi trường nhân văn và thông truyền những giá trị giúp mỗi người có thể có đời sống xã hội lành mạnh và tích cực”. Để thăng tiến đời sống gia đình, các ngài cho rằng những biện pháp của chính quyền áp dụng là chưa đủ. “Cần phải có một tiến trình giáo dục thúc đẩy mọi người dân Cuba khao khát điều tốt và thực hành các đức tính.” Mặc dù Giáo Hội không được tham gia vào hệ thống giáo dục do Nhà nước độc quyền, nhưng các giám mục quyết tâm “gieo vãi những giá trị chân chính trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, cũng như trong việc vun trồng các đức tính tốt”.
Đây không phải là lần đầu tiên các giám mục Cuba lên tiếng về những vấn đề xã hội. Trong 20 năm qua, đặc biệt từ chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Chân phước Gioan Phaolô II năm 1998, sau đó của Đức Bênêđictô XVI năm 2012, các ngài đã thường xuyên lên tiếng về những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội.