Đức Thánh Cha cảnh giác trước cám dỗ “chạy trốn Thiên Chúa”
VATICAN – ĐTC Phanxicô cảnh giác các tín hữu trước cám dỗ muốn “trốn chạy khỏi Thiên Chúa”. Trong bài giảng Thánh lễ lúc 7 giờ sáng 7-10-2013, tại Nhà khách Thánh Marta ở Nội Thành Vatican, ĐTC diễn giải về chuyện ông Giona chăm chỉ giữ luật và làm điều thiện, nhưng khi Chúa bảo ông đến giảng cho dân thành Nivive thì ông xuống thuyền chạy trốn.
Đức Thánh Cha cảnh giác trước cám dỗ “chạy trốn Thiên Chúa”
VATICAN – ĐTC Phanxicô cảnh giác các tín hữu trước cám dỗ muốn “trốn chạy khỏi Thiên Chúa”.
Trong bài giảng Thánh lễ lúc 7 giờ sáng 7-10-2013, tại Nhà khách Thánh Marta ở Nội Thành Vatican, ĐTC diễn giải về chuyện ông Giona chăm chỉ giữ luật và làm điều thiện, nhưng khi Chúa bảo ông đến giảng cho dân thành Nivive thì ông xuống thuyền chạy trốn. Ngài cũng nhắc đến sự tích người bị cướp đánh trọng thương và bỏ mặc bên vệ đường. Thầy tư tế và thầy Levi đi đang ngang qua đó, tránh sang bên kia đường, trong khi người Samaritanô, vốn bị người Do Thái coi là người tội lỗi, đã dừng lại cứu giúp người bị thương.
ĐTC khẳng định: “Sự trốn chạy khỏi Thiên Chúa như thế cũng có thể là thái độ của Kitô hữu, của người Công giáo, của linh mục, giám mục hay giáo hoàng. Tất cả chúng ta đều có thể chạy trốn khỏi Thiên Chúa. Đó là một cám dỗ hằng ngày. Đó là thái độ không lắng nghe tiếng Chúa, không nghe đề nghị và lời mời gọi của Chúa trong con tim chúng ta. Có những cách trốn chạy khỏi Thiên Chúa một cách tinh vi hơn như thái độ của thầy tư tế và thầy Levi, viện cớ sợ trễ giờ lễ, để không cứu giúp người bị thương.”
ĐTC đề cao thái độ của người Samaritanôo nhân lành, “ông ta không quen với những việc thực hành tôn giáo, với đời sống luân lý, và sai lầm về phương diện thần học, vì người xứ Samaria tin rằng phải thờ lạy Thiên Chúa ở nơi khác, chứ không phải tại nơi Chúa muốn… Nhưng ông đã hiểu Thiên Chúa đang gọi ông và ông không chạy trốn. Ông đến gần người bị thương, băng bó, săn sóc vết thương rồi vác lên ngựa, chở đới nhà trọ và săn sóc”.
ĐTC nhận xét rằng vị tư tế và thầy Levi trốn chạy Thiên Chúa vì họ có con tim khép kín. Khi bạn có con tim khép kín, thì không thể nghe tiếng Chúa… Trái lại, người Samaritanô, kẻ tội lỗi, đã có tâm hồn mở rộng, tâm hồn nhân bản… ông để cho Chúa viết lên cuộc sống: Ông đã thay đổi tất cả tối hôm đó, vì Chúa đã dẫn ông đến gần người bị thương đó nằm bên vệ đường.
“Tôi tự hỏi, và tôi cũng hỏi anh chị em: Chúng ta có để cho Thiên Chúa viết lên cuộc sống chúng ta hay chúng ta muốn tự mình viết ra cuộc sống ấy? Chúng ta có ngoan ngoãn đối với Lời Chúa hay không?… Bạn có khả năng tìm thấy Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày hay không hoặc những ý tưởng của bạn là những điều nâng đỡ bạn, và không để cho sự ngạc nhiên của Chúa nói với bạn?
“3 người đã trốn chạy khỏi Thiên Chúa và một người khác ở trong tình trạng bất hợp lệ, nhưng lại có khả năng lắng nghe, cởi mở tâm hồn và không chạy trốn… Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều thấy rằng người Samaritanô, kẻ tội lỗi, không chạy trốn khỏi Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta được nghe tiếng Chúa, Đấng nói với chúng ta: Con hãy đi và làm như vậy!” (SD 7-10-2013)
Trong bài giảng Thánh lễ lúc 7 giờ sáng 7-10-2013, tại Nhà khách Thánh Marta ở Nội Thành Vatican, ĐTC diễn giải về chuyện ông Giona chăm chỉ giữ luật và làm điều thiện, nhưng khi Chúa bảo ông đến giảng cho dân thành Nivive thì ông xuống thuyền chạy trốn. Ngài cũng nhắc đến sự tích người bị cướp đánh trọng thương và bỏ mặc bên vệ đường. Thầy tư tế và thầy Levi đi đang ngang qua đó, tránh sang bên kia đường, trong khi người Samaritanô, vốn bị người Do Thái coi là người tội lỗi, đã dừng lại cứu giúp người bị thương.
ĐTC khẳng định: “Sự trốn chạy khỏi Thiên Chúa như thế cũng có thể là thái độ của Kitô hữu, của người Công giáo, của linh mục, giám mục hay giáo hoàng. Tất cả chúng ta đều có thể chạy trốn khỏi Thiên Chúa. Đó là một cám dỗ hằng ngày. Đó là thái độ không lắng nghe tiếng Chúa, không nghe đề nghị và lời mời gọi của Chúa trong con tim chúng ta. Có những cách trốn chạy khỏi Thiên Chúa một cách tinh vi hơn như thái độ của thầy tư tế và thầy Levi, viện cớ sợ trễ giờ lễ, để không cứu giúp người bị thương.”
ĐTC đề cao thái độ của người Samaritanôo nhân lành, “ông ta không quen với những việc thực hành tôn giáo, với đời sống luân lý, và sai lầm về phương diện thần học, vì người xứ Samaria tin rằng phải thờ lạy Thiên Chúa ở nơi khác, chứ không phải tại nơi Chúa muốn… Nhưng ông đã hiểu Thiên Chúa đang gọi ông và ông không chạy trốn. Ông đến gần người bị thương, băng bó, săn sóc vết thương rồi vác lên ngựa, chở đới nhà trọ và săn sóc”.
ĐTC nhận xét rằng vị tư tế và thầy Levi trốn chạy Thiên Chúa vì họ có con tim khép kín. Khi bạn có con tim khép kín, thì không thể nghe tiếng Chúa… Trái lại, người Samaritanô, kẻ tội lỗi, đã có tâm hồn mở rộng, tâm hồn nhân bản… ông để cho Chúa viết lên cuộc sống: Ông đã thay đổi tất cả tối hôm đó, vì Chúa đã dẫn ông đến gần người bị thương đó nằm bên vệ đường.
“Tôi tự hỏi, và tôi cũng hỏi anh chị em: Chúng ta có để cho Thiên Chúa viết lên cuộc sống chúng ta hay chúng ta muốn tự mình viết ra cuộc sống ấy? Chúng ta có ngoan ngoãn đối với Lời Chúa hay không?… Bạn có khả năng tìm thấy Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày hay không hoặc những ý tưởng của bạn là những điều nâng đỡ bạn, và không để cho sự ngạc nhiên của Chúa nói với bạn?
“3 người đã trốn chạy khỏi Thiên Chúa và một người khác ở trong tình trạng bất hợp lệ, nhưng lại có khả năng lắng nghe, cởi mở tâm hồn và không chạy trốn… Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều thấy rằng người Samaritanô, kẻ tội lỗi, không chạy trốn khỏi Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta được nghe tiếng Chúa, Đấng nói với chúng ta: Con hãy đi và làm như vậy!” (SD 7-10-2013)