Cuộc họp báo giới thiệu Tông huấn “Eveangelii Gaudium”
Lúc 11 giờ 30 sáng thứ ba 26-11-2013 tại Phòng Báo chí Toà Thánh đã có buổi họp báo giới thiệu Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chủ toạ cuộc họp báo có Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Cổ vũ Tái truyền giảng Tin Mừng, Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, và Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội.
Cuộc họp báo giới thiệu Tông huấn “Eveangelii Gaudium”
Lúc 11 giờ 30 sáng thứ ba 26-11-2013 tại Phòng Báo chí Toà Thánh đã có buổi họp báo giới thiệu Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chủ toạ cuộc họp báo có Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Cổ vũ Tái truyền giảng Tin Mừng, Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, và Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội.
Tông huấn của Đức Thánh Cha khai triển đề tài loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay bắt đầu với câu “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập con tim và toàn cuộc sống của những người gặp gỡ Đức Giêsu”. Tông huấn là kết quả các đóng góp của các Nghị phụ tham dự Thượng Hội đồng Giám mục về việc tái truyền giảng Tin Mừng diễn ra tại Vatican trong các ngày từ mùng 7 tới 28-10-2012. Vào cuối thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin sáng Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha đã trao CD Tông huấn cho 38 người thuộc 18 quốc gia đại diện cho mọi thành phần dân Chúa 5 châu.
Tông huấn của Đức Thánh Cha khai triển đề tài loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay bắt đầu với câu “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập con tim và toàn cuộc sống của những người gặp gỡ Đức Giêsu”. Tông huấn là kết quả các đóng góp của các Nghị phụ tham dự Thượng Hội đồng Giám mục về việc tái truyền giảng Tin Mừng diễn ra tại Vatican trong các ngày từ mùng 7 tới 28-10-2012. Vào cuối thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin sáng Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha đã trao CD Tông huấn cho 38 người thuộc 18 quốc gia đại diện cho mọi thành phần dân Chúa 5 châu.
Tông thư của Đức Thánh Cha nêu bật năm điểm sau đây: thứ nhất là việc tái truyền giảng Tin Mừng với niềm vui; thứ hai, canh tân óc sáng tạo trong việc loan báo Tin Mừng; thứ ba, Giáo Hội phải là một Giáo Hội rộng mở, tiếp đón và thương xót; thứ bốn Giáo Hội phải đối thoại và vặp gỡ; và thứ năm Giáo Hội phải là tiếng nói ngôn sứ.
Ngỏ lời với các nhà báo Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, nêu bật một số điểm của Tông huấn liên quan tới truyền thông. Trước hết, tài liệu có giọng văn nói chuyện, với ngôn từ thanh thản và thân tình, như mọi người đã nhận thấy trong các tháng qua trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thứ hai là vai trò của truyền thông trong công tác tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha muốn chỉ cho thấy con đường của Giáo Hội trong các năm tới. Ngài rất ý thức được những gì đang xảy ra trên thế giới trong các lĩnh vực sức khoẻ, giáo dục và truyền thông, các tiến bộ, thành công và các kỹ thuật tân tiến (số 52).
Thật thế, thế giới ngày nay tràn ngập các thông tin thuộc đủ loại có ảnh hưởng trên các vấn đề luân lý, vì thế cần phải giáo dục suy tư với óc phê bình giúp trưởng thành trong các giá trị (số 64). Các cơ may truyền thông lớn hơn này cũng phải trở thành các khả thể gặp gỡ giữa tất cả mọi người với nhau. Vì thế cần khám phá ra và thông truyền sự thần bí vủa việc chung sống, hòa trộn với nhau và gặp gỡ nhau (số 87). Đức Thánh Cha ý thức rằng các nền văn hoá mới và các dữ kiện địa lý cống hiến cho Kitô hữu các định hướng mới cho cuộc sống, thường khi trái nghịch với Tin Mừng của Chúa Giêsu (số 73). Nền văn hoá truyền thông và vài môi trường trí thức đôi khi thông truyền một sự mất tin tưởng và một loại vỡ mộng nào đó đối với sứ điệp của Giáo Hội (số 79).
Nói tiếp trong cuộc họp báo, Đức Tổng Giám mục Celli cho biết Đức Thánh Cha dành một phần rộng rãi cho kiểu thông truyền sứ điệp Tin Mừng. Việc thông tin nhanh chóng ngày nay đôi khi khiến cho các phương tiện truyền thông tuyển lựa các nội dung khác nhau theo sở thích và quan điểm riêng. Do đó có nguy cơ khiến cho sứ điệp què quặt và bị giảm thiểu vào những khía cạnh phụ thuộc. Và vài vấn đề trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội bị đặt ngoài bối cảnh trao ban ý nghĩa cho chúng, hay bị đồng hóa với các khía cạnh phụ thuộc không diễn tả trọng tâm đích thật sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc loan báo phải tập trung nơi điểm nòng cốt, liên quan tới những gì là hay đẹp hơn, lớn lao hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng cần thiết hơn của Tin Mừng (số 34).
Đức Thánh Cha cũng dành nhiều chỗ cho đề tài ngôn ngữ của việc loan báo Tin Mừng, là một thách đố lớn đối với Giáo Hội ngày nay. Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ có thể khiến cho các giáo huấn của Giáo Hội trở thành cái gì đễ hiểu và được mọi người ưa chuộng. Đức tin luôn duy trì một khía cạnh của thập giá, một cái gì mờ tối, nhưng không lấy đi sự cương quyết gắn bó với nó” (số 42). Nhưng cần phải liên tục chú ý tìm diễn tả các sự thật ngàn đời trong một ngôn ngữ cho phép nhận ra sự mới mẻ thường hằng của nó (số 41)… Ngoài ra cần có con tim truyền giáo, luôn luôn rộng mở, không khép kín trong các chắc chắn của mình hay lựa chọn thái độ tự vệ cứng nhắc (số 45). Đức Thánh Cha cũng chú ý tới bài giảng, phải biết nói gì, ra sao và khai triển cụ thể thế nào. Ngài khuyến khích việc dùng các hình ảnh trong bài giảng, làm thế nào để nó chứa dựng ”một ý tưởng, một tâm tình và một hình ảnh. Và phải dùng một thứ ngôn ngữ đơn sơ, rõ ràng, tích cực và dễ hiểu đối với người nghe, để thông truyền các chân lý của Chúa và đến với con tim của họ (số 158). Cần can đảm tìm ra các dấu chỉ mới, các biểu tượng mới, một thịt xác mới, các hình thức khác nhau của vẻ đẹp trong các môi trường văn hoá khác nhau để thông truyền Lời Chúa (số 167).
Trong bài giới thiệu của mình, Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, nêu bật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các đề nghị của các Nghị phụ, nhưng soạn thảo chúng một cách cá nhân. Ngài nhấn mạnh niềm vui của Tin Mừng và lập lại từ này đến 59 lần, và trích các đề nghị của các Nghị phụ 27 lần. Tông huấn được khai triển trong khung giáo thuyết với các trích dẫn Kinh Thánh, huấn quyền và các giáo phụ, chẳng hạn như thánh Ireneo, thánh Ambrogio và thánh Agostino, cũng như các thần học gia thời Trung Cổ như chân phước Isacco della Stella, thánh Toma Aguino, Toma thành Kempis. Trong số các thần học gia tân thời có Chân phước John Henry Newman, Henri de Lubac, Romano Guardini và các văn hào khác, trong đó có George Bernanos.
Tông huấn cũng quy chiếu các Tông huấn như: Evangelii nuntiandi của Đức Giáo hoàng Phaolô VI; các Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục như Christifideles laici; Familiaris consortio; Pastores dabo vobis; Ecclesia in Africa, in Asia, in Oceania, in America, in Medio Oriente, in Europa; Verbum Domini. Thêm vào đó cũng có các tài liệu của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh như các tài liệu Puebla và Aparecida, cũng như tài liệu của khóa họp thứ XVI của các Thượng phụ Công giáo Trung Đông và các Hội đồng Giám mục Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Brasil, Philipines và Congo.
Tiếp đến, Đức Cha Baldisseri nhấn mạnh vài đề tài trong Tông huấn. Chẳng hạn như đề tài ”tính cách thượng hội đồng giám mục”. Trong viễn tượng Giáo Hội ra khỏi chính mình và tiến tới với người anh em (số 179) Đức Thánh Cha đề nghị một “mục vụ hoán cải” 360 độ, khởi đầu từ giáo xứ (số 28), các cộng đoàn cơ bản, các phong trào và hiệp hội (s. 29), các Giáo Hội địa phương (s. 30) cho tới chức giáo hoàng (s. 32), đặc biệt là thực thi một cách giám mục đoàn quyền tối thượng của Phêrô. Vì thế cả chức giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Giáo Hội hoàn vũ cũng cần lắng nghe lời kêu gọi hoán cải mục vụ (s. 12).
Đề cập tới Công đồng Chung Vatican II, tương tự như các Giáo hội Thượng phụ Cổ xưa, Đức Thánh Cha cầu mong các Hội đồng Giám mục có thể phát triển phần đóng góp đa diện và phong phú để tình mến giám mục đoàn tìm ra các áp dụng cụ thể (LG 22; EG 32).
Trên bình diện đại kết, nhờ sự hiện diện tại Thượng Hôi đồng Giám mục của Đức Thượng phụ Costantinopoli và của Đức Tổng Giám mục Canterbury (số 245) tính cách thượng hội đồng giám mục được diễn tả trong cách thế đặc biệt, bởi vì qua sự đối thoại với các anh em chính thống, tín hữu Công giáo có khả thể học được cái gì hơn liên quan tới ý nghĩa của tinh thần giám mục đoàn và liên quan tới kinh nghiệm của tính cách thượng hội đồng giám mục (số 246).
Tiếp tục bài giới thiệu Tông huấn, Đức Tổng Giám mục Baldisseri nói có một yếu tố ý nghĩa khác: đó là sự kiện Tông huấn là tài liệu có tính cách đại đồng, nhưng tiếp nhận các kích thích mục vụ đến từ các Giáo Hội địa phương khác nhau trên thế giới. Điều này cho thấy tính cách Giám mục đoàn được thực thi. Trong chiều hướng này Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội ra đi truyền giáo tại những vùng ngoại biên, qua việc hoán cải mục vụ. Ngài dựa trên kinh nghiệm mục vụ đã có tại Tổng Giáo phận Buenos Aires, và việc soạn thảo tài liệu Aparecida của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (số 25). Đức Thánh Cha đã dành một phần rộng rãi để nói về lòng đạo đức bình dân, mà bên chậu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi các Giám mục gọi là “nền tu đức bình dân” hay “nền thần bí bình dân”. Đây là một “nền tu đức đích thật nhập thể trong nền văn hoá của những người đơn sơ” (số 124).
Lấy hứng từ định nghĩa của Thánh Toma Aquino, theo đó “ơn thánh giả thiết bản chất tự nhiên”, và dựa trên tài liệu Puebla, Đức Thánh Cha sáng chế ra câu nói: “Ơn thánh giả thiết nền văn hoá và ơn của Thiên Chúa nhập thể vào nền văn hoá của người tiếp nhận nó” (số 115). Việc đánh giá cao các nền văn hoá khác nhau sẵn sàng đón nhận Tin Mừng và thông tin nó với các phong phú của chúng, dẫn đưa Đức Thánh Cha tới chỗ tái lượng định yêu sách tuyệt đối của một nền văn hoá. Vì thế, không nhất thiết phải áp đặt một hình thức văn hoá xác định, cùng với đề nghị tin mừng, cho dù nó có xinh đẹp và cổ xưa tới đâu đi nữa (số 117). Liên quan tới việc này, các Giám mục châu Đại dương đã xin rằng tại đây Giáo Hội “phát triển một sự hiểu biết và giới thiệu sự thật của Chúa Kitô, khởi hành từ các truyền thống và các nền văn hoá của vùng này” (số 118).
Liên quan tới việc đối thoại giữa các tôn giáo được đặt để trong thái độ cởi mở trong sự thật và tình yêu thương, Đức Thánh Cha trình bày nó trước hết như là một sự hoán cải trong cuộc sống con người, hay một cách đơn sơ, như các Giám mục Ấn Độ đề nghị “một thái độ rộng mở đối với họ, chia sẻ các vui buồn khổ đau của họ” (số 250). Đối với Hồi giáo, “cần có sư đào tạo thích hợp của các người đối thoại, để họ không chỉ có khả năng nhận biết các giá trị của người khác, mà cũng hiểu biết các lo âu nằm bên dưới các đòi hỏi của họ, và đem ra ánh sáng các xác tín chung… Trước các vụ do khuynh hướng cực đoan bạo lực gây ra khiến cho chúng ta lo lắng, lòng thương mến đối với các tín hữu đích thật của Hồi giáo phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tránh việc tổng quát hoá, vì như các Thượng phụ Công giáo vùng Trung Đông dạy rằng “chúng ta biết rằng Hồi giáo đích thực và kinh Coran vô tội đối với mọi bạo lực” (số 253).
Tiếp đến còn có chiều kích xã hội của việc tái truyền giảng Tin Mừng khiến cho Giáo Hội chú ý tới những người nghèo, những người bị khai trừ, những người bị áp bức (số 176). Cần phải hội nhập họ vào xã hội. Giáo Hội phải lắng nghe tiếng gào thét đòi công lý và phẩm giá của họ (số 186). Cần phải chú ý tới các lý do gây ra thảm cảnh này, và phải thay đổi các cơ cấu thối nát, nặng nề và vô hiệu (số 189). Ngoài ra cũng cần phải lắng nghe tiếng kêu của nhiều dân tộc đòi quyền của họ được có các quốc gia.
Sau cùng là tương quan giữa công ích và nền hoà bình. Việc loan báo hoà bình không phải là loan báo một nền hoà bình được thương thuyết, nhưng là xác tín rằng sự hiệp nhất của Thần Khí làm hài hoà tất cả mọi khác biệt (230), bởi vì Thần Khí chính là sự hài hoà.
Ngỏ lời với các nhà báo Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, nêu bật một số điểm của Tông huấn liên quan tới truyền thông. Trước hết, tài liệu có giọng văn nói chuyện, với ngôn từ thanh thản và thân tình, như mọi người đã nhận thấy trong các tháng qua trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thứ hai là vai trò của truyền thông trong công tác tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha muốn chỉ cho thấy con đường của Giáo Hội trong các năm tới. Ngài rất ý thức được những gì đang xảy ra trên thế giới trong các lĩnh vực sức khoẻ, giáo dục và truyền thông, các tiến bộ, thành công và các kỹ thuật tân tiến (số 52).
Thật thế, thế giới ngày nay tràn ngập các thông tin thuộc đủ loại có ảnh hưởng trên các vấn đề luân lý, vì thế cần phải giáo dục suy tư với óc phê bình giúp trưởng thành trong các giá trị (số 64). Các cơ may truyền thông lớn hơn này cũng phải trở thành các khả thể gặp gỡ giữa tất cả mọi người với nhau. Vì thế cần khám phá ra và thông truyền sự thần bí vủa việc chung sống, hòa trộn với nhau và gặp gỡ nhau (số 87). Đức Thánh Cha ý thức rằng các nền văn hoá mới và các dữ kiện địa lý cống hiến cho Kitô hữu các định hướng mới cho cuộc sống, thường khi trái nghịch với Tin Mừng của Chúa Giêsu (số 73). Nền văn hoá truyền thông và vài môi trường trí thức đôi khi thông truyền một sự mất tin tưởng và một loại vỡ mộng nào đó đối với sứ điệp của Giáo Hội (số 79).
Nói tiếp trong cuộc họp báo, Đức Tổng Giám mục Celli cho biết Đức Thánh Cha dành một phần rộng rãi cho kiểu thông truyền sứ điệp Tin Mừng. Việc thông tin nhanh chóng ngày nay đôi khi khiến cho các phương tiện truyền thông tuyển lựa các nội dung khác nhau theo sở thích và quan điểm riêng. Do đó có nguy cơ khiến cho sứ điệp què quặt và bị giảm thiểu vào những khía cạnh phụ thuộc. Và vài vấn đề trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội bị đặt ngoài bối cảnh trao ban ý nghĩa cho chúng, hay bị đồng hóa với các khía cạnh phụ thuộc không diễn tả trọng tâm đích thật sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc loan báo phải tập trung nơi điểm nòng cốt, liên quan tới những gì là hay đẹp hơn, lớn lao hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng cần thiết hơn của Tin Mừng (số 34).
Đức Thánh Cha cũng dành nhiều chỗ cho đề tài ngôn ngữ của việc loan báo Tin Mừng, là một thách đố lớn đối với Giáo Hội ngày nay. Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ có thể khiến cho các giáo huấn của Giáo Hội trở thành cái gì đễ hiểu và được mọi người ưa chuộng. Đức tin luôn duy trì một khía cạnh của thập giá, một cái gì mờ tối, nhưng không lấy đi sự cương quyết gắn bó với nó” (số 42). Nhưng cần phải liên tục chú ý tìm diễn tả các sự thật ngàn đời trong một ngôn ngữ cho phép nhận ra sự mới mẻ thường hằng của nó (số 41)… Ngoài ra cần có con tim truyền giáo, luôn luôn rộng mở, không khép kín trong các chắc chắn của mình hay lựa chọn thái độ tự vệ cứng nhắc (số 45). Đức Thánh Cha cũng chú ý tới bài giảng, phải biết nói gì, ra sao và khai triển cụ thể thế nào. Ngài khuyến khích việc dùng các hình ảnh trong bài giảng, làm thế nào để nó chứa dựng ”một ý tưởng, một tâm tình và một hình ảnh. Và phải dùng một thứ ngôn ngữ đơn sơ, rõ ràng, tích cực và dễ hiểu đối với người nghe, để thông truyền các chân lý của Chúa và đến với con tim của họ (số 158). Cần can đảm tìm ra các dấu chỉ mới, các biểu tượng mới, một thịt xác mới, các hình thức khác nhau của vẻ đẹp trong các môi trường văn hoá khác nhau để thông truyền Lời Chúa (số 167).
Trong bài giới thiệu của mình, Đức Tổng Giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, nêu bật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các đề nghị của các Nghị phụ, nhưng soạn thảo chúng một cách cá nhân. Ngài nhấn mạnh niềm vui của Tin Mừng và lập lại từ này đến 59 lần, và trích các đề nghị của các Nghị phụ 27 lần. Tông huấn được khai triển trong khung giáo thuyết với các trích dẫn Kinh Thánh, huấn quyền và các giáo phụ, chẳng hạn như thánh Ireneo, thánh Ambrogio và thánh Agostino, cũng như các thần học gia thời Trung Cổ như chân phước Isacco della Stella, thánh Toma Aguino, Toma thành Kempis. Trong số các thần học gia tân thời có Chân phước John Henry Newman, Henri de Lubac, Romano Guardini và các văn hào khác, trong đó có George Bernanos.
Tông huấn cũng quy chiếu các Tông huấn như: Evangelii nuntiandi của Đức Giáo hoàng Phaolô VI; các Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục như Christifideles laici; Familiaris consortio; Pastores dabo vobis; Ecclesia in Africa, in Asia, in Oceania, in America, in Medio Oriente, in Europa; Verbum Domini. Thêm vào đó cũng có các tài liệu của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh như các tài liệu Puebla và Aparecida, cũng như tài liệu của khóa họp thứ XVI của các Thượng phụ Công giáo Trung Đông và các Hội đồng Giám mục Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Brasil, Philipines và Congo.
Tiếp đến, Đức Cha Baldisseri nhấn mạnh vài đề tài trong Tông huấn. Chẳng hạn như đề tài ”tính cách thượng hội đồng giám mục”. Trong viễn tượng Giáo Hội ra khỏi chính mình và tiến tới với người anh em (số 179) Đức Thánh Cha đề nghị một “mục vụ hoán cải” 360 độ, khởi đầu từ giáo xứ (số 28), các cộng đoàn cơ bản, các phong trào và hiệp hội (s. 29), các Giáo Hội địa phương (s. 30) cho tới chức giáo hoàng (s. 32), đặc biệt là thực thi một cách giám mục đoàn quyền tối thượng của Phêrô. Vì thế cả chức giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Giáo Hội hoàn vũ cũng cần lắng nghe lời kêu gọi hoán cải mục vụ (s. 12).
Đề cập tới Công đồng Chung Vatican II, tương tự như các Giáo hội Thượng phụ Cổ xưa, Đức Thánh Cha cầu mong các Hội đồng Giám mục có thể phát triển phần đóng góp đa diện và phong phú để tình mến giám mục đoàn tìm ra các áp dụng cụ thể (LG 22; EG 32).
Trên bình diện đại kết, nhờ sự hiện diện tại Thượng Hôi đồng Giám mục của Đức Thượng phụ Costantinopoli và của Đức Tổng Giám mục Canterbury (số 245) tính cách thượng hội đồng giám mục được diễn tả trong cách thế đặc biệt, bởi vì qua sự đối thoại với các anh em chính thống, tín hữu Công giáo có khả thể học được cái gì hơn liên quan tới ý nghĩa của tinh thần giám mục đoàn và liên quan tới kinh nghiệm của tính cách thượng hội đồng giám mục (số 246).
Tiếp tục bài giới thiệu Tông huấn, Đức Tổng Giám mục Baldisseri nói có một yếu tố ý nghĩa khác: đó là sự kiện Tông huấn là tài liệu có tính cách đại đồng, nhưng tiếp nhận các kích thích mục vụ đến từ các Giáo Hội địa phương khác nhau trên thế giới. Điều này cho thấy tính cách Giám mục đoàn được thực thi. Trong chiều hướng này Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội ra đi truyền giáo tại những vùng ngoại biên, qua việc hoán cải mục vụ. Ngài dựa trên kinh nghiệm mục vụ đã có tại Tổng Giáo phận Buenos Aires, và việc soạn thảo tài liệu Aparecida của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (số 25). Đức Thánh Cha đã dành một phần rộng rãi để nói về lòng đạo đức bình dân, mà bên chậu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi các Giám mục gọi là “nền tu đức bình dân” hay “nền thần bí bình dân”. Đây là một “nền tu đức đích thật nhập thể trong nền văn hoá của những người đơn sơ” (số 124).
Lấy hứng từ định nghĩa của Thánh Toma Aquino, theo đó “ơn thánh giả thiết bản chất tự nhiên”, và dựa trên tài liệu Puebla, Đức Thánh Cha sáng chế ra câu nói: “Ơn thánh giả thiết nền văn hoá và ơn của Thiên Chúa nhập thể vào nền văn hoá của người tiếp nhận nó” (số 115). Việc đánh giá cao các nền văn hoá khác nhau sẵn sàng đón nhận Tin Mừng và thông tin nó với các phong phú của chúng, dẫn đưa Đức Thánh Cha tới chỗ tái lượng định yêu sách tuyệt đối của một nền văn hoá. Vì thế, không nhất thiết phải áp đặt một hình thức văn hoá xác định, cùng với đề nghị tin mừng, cho dù nó có xinh đẹp và cổ xưa tới đâu đi nữa (số 117). Liên quan tới việc này, các Giám mục châu Đại dương đã xin rằng tại đây Giáo Hội “phát triển một sự hiểu biết và giới thiệu sự thật của Chúa Kitô, khởi hành từ các truyền thống và các nền văn hoá của vùng này” (số 118).
Liên quan tới việc đối thoại giữa các tôn giáo được đặt để trong thái độ cởi mở trong sự thật và tình yêu thương, Đức Thánh Cha trình bày nó trước hết như là một sự hoán cải trong cuộc sống con người, hay một cách đơn sơ, như các Giám mục Ấn Độ đề nghị “một thái độ rộng mở đối với họ, chia sẻ các vui buồn khổ đau của họ” (số 250). Đối với Hồi giáo, “cần có sư đào tạo thích hợp của các người đối thoại, để họ không chỉ có khả năng nhận biết các giá trị của người khác, mà cũng hiểu biết các lo âu nằm bên dưới các đòi hỏi của họ, và đem ra ánh sáng các xác tín chung… Trước các vụ do khuynh hướng cực đoan bạo lực gây ra khiến cho chúng ta lo lắng, lòng thương mến đối với các tín hữu đích thật của Hồi giáo phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tránh việc tổng quát hoá, vì như các Thượng phụ Công giáo vùng Trung Đông dạy rằng “chúng ta biết rằng Hồi giáo đích thực và kinh Coran vô tội đối với mọi bạo lực” (số 253).
Tiếp đến còn có chiều kích xã hội của việc tái truyền giảng Tin Mừng khiến cho Giáo Hội chú ý tới những người nghèo, những người bị khai trừ, những người bị áp bức (số 176). Cần phải hội nhập họ vào xã hội. Giáo Hội phải lắng nghe tiếng gào thét đòi công lý và phẩm giá của họ (số 186). Cần phải chú ý tới các lý do gây ra thảm cảnh này, và phải thay đổi các cơ cấu thối nát, nặng nề và vô hiệu (số 189). Ngoài ra cũng cần phải lắng nghe tiếng kêu của nhiều dân tộc đòi quyền của họ được có các quốc gia.
Sau cùng là tương quan giữa công ích và nền hoà bình. Việc loan báo hoà bình không phải là loan báo một nền hoà bình được thương thuyết, nhưng là xác tín rằng sự hiệp nhất của Thần Khí làm hài hoà tất cả mọi khác biệt (230), bởi vì Thần Khí chính là sự hài hoà.