Tài liệu của Bộ Giáo dục Công giáo: “Giáo dục về đối thoại liên văn hoá trong các trường Công giáo”
“Giáo dục về đối thoại liên văn hoá trong các trường Công giáo. Cùng nhau sống nền văn minh tình yêu” là chủ đề của một văn kiện mới được Bộ Giáo dục Công giáo công bố.
Tài liệu của Bộ Giáo dục Công giáo: “Giáo dục về đối thoại liên văn hoá trong các trường Công giáo”
WHĐ (20.12.2013) – “Giáo dục về đối thoại liên văn hoá trong các trường Công giáo. Cùng nhau sống nền văn minh tình yêu” là chủ đề của một văn kiện mới được Bộ Giáo dục Công giáo công bố.
Ngày 19-12, Đức hồng y Zenon Grocholewski, và Đức Tổng giám mục Angelo Vincenzo Zani – Bộ trưởng và Thư ký của Bộ, cùng với giáo sư Italo Fiorin thuộc Viện Đại học LUMSA của Roma, đã giới thiệu văn kiện này tại Tòa Thánh.
Đức Hồng y Grocholewski cho biết Văn kiện này được Đức Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn, nhằm đào sâu nền giáo dục về đối thoại liên văn hoá.
Ngài nhắc đến bối cảnh của giáo dục trong thế giới ngày nay, trong đó có “hơn một tỉ người trẻ trong độ tuổi đi học, và hơn 58 triệu giáo viên tham gia giảng dạy”.
Đức Hồng y cũng nhấn mạnh những thách đố hiện nay: “Theo số liệu của UNICEF (2013), có hơn 70 triệu trẻ em không được đến trường, hầu hết trong số đó sống tại các quốc gia đang bị xâu xé vì xung đột.” Ngoài ra, trên toàn thế giới “còn thiếu khoảng 1,7 triệu giáo viên”.
Từ năm 2008 đến 2011, ngài nói thêm, số trường Công giáo đã tăng thêm 6.000 trường, đặc biệt là tại châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, với tổng số 209.670 trường.
Văn kiện mới kêu gọi trường học Công giáo “cung cấp cho các thế hệ trẻ những yếu tố cần thiết để phát triển một quan điểm liên văn hoá về việc chung sống với nhau”, bởi vì “hiện tượng di dân đã khiến cho thực tế của đa văn hóa và đa tôn giáo mang tính toàn cầu”.
Đức Hồng y nhấn mạnh: Từ chủ chốt nối kết mọi khía cạnh được đề cập trong văn kiện này là “đối thoại”, vì “đó là hướng dẫn của Đức Thánh Cha, là cách ứng xử của Giáo hội trong mọi tình huống”.
Mục tiêu chính của giáo dục về đối thoại liên văn hoá là xây dựng một nền văn minh tình yêu, một xã hội bình an và liên đới, không phải một thứ liên đới mơ hồ, nhưng là tìm cách thể hiện “tình yêu Chúa Kitô”.
Bộ Giáo dục Công giáo kêu gọi “trở lại với căn tính của các trường Công giáo, mà nền tảng là Chúa Kitô”. Thật vậy, “để có thể đóng vai trò xây dựng, các trường Công giáo không được để cho căn tính của mình trở nên nhạt nhoà, nhưng trái lại, phải củng cố căn tính ấy, và sứ vụ của trường học Công giáo không được tách rời khỏi Phúc-Âm-hoá”.
Văn kiện này trước hết gửi đến các bậc cha mẹ , các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục và nhân viên các trường Công giáo, đến các Uỷ ban Giám mục, các dòng tu, các phong trào và hiệp hội có nghĩa vụ chăm sóc mục vụ giáo dục thường xuyên, và sau đó gửi đến tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục con người.
Văn kiện được ký ngày 28-10-2013, để kỷ niệm 48 năm công bố Tuyên ngôn Gravissimum Educationis của Công đồng Vatican II về Giáo dục Kitô giáo, là tài liệu tham khảo của Bộ Giáo dục Công giáo.
Ngày 19-12, Đức hồng y Zenon Grocholewski, và Đức Tổng giám mục Angelo Vincenzo Zani – Bộ trưởng và Thư ký của Bộ, cùng với giáo sư Italo Fiorin thuộc Viện Đại học LUMSA của Roma, đã giới thiệu văn kiện này tại Tòa Thánh.
Đức Hồng y Grocholewski cho biết Văn kiện này được Đức Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn, nhằm đào sâu nền giáo dục về đối thoại liên văn hoá.
Ngài nhắc đến bối cảnh của giáo dục trong thế giới ngày nay, trong đó có “hơn một tỉ người trẻ trong độ tuổi đi học, và hơn 58 triệu giáo viên tham gia giảng dạy”.
Đức Hồng y cũng nhấn mạnh những thách đố hiện nay: “Theo số liệu của UNICEF (2013), có hơn 70 triệu trẻ em không được đến trường, hầu hết trong số đó sống tại các quốc gia đang bị xâu xé vì xung đột.” Ngoài ra, trên toàn thế giới “còn thiếu khoảng 1,7 triệu giáo viên”.
Từ năm 2008 đến 2011, ngài nói thêm, số trường Công giáo đã tăng thêm 6.000 trường, đặc biệt là tại châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, với tổng số 209.670 trường.
Văn kiện mới kêu gọi trường học Công giáo “cung cấp cho các thế hệ trẻ những yếu tố cần thiết để phát triển một quan điểm liên văn hoá về việc chung sống với nhau”, bởi vì “hiện tượng di dân đã khiến cho thực tế của đa văn hóa và đa tôn giáo mang tính toàn cầu”.
Đức Hồng y nhấn mạnh: Từ chủ chốt nối kết mọi khía cạnh được đề cập trong văn kiện này là “đối thoại”, vì “đó là hướng dẫn của Đức Thánh Cha, là cách ứng xử của Giáo hội trong mọi tình huống”.
Mục tiêu chính của giáo dục về đối thoại liên văn hoá là xây dựng một nền văn minh tình yêu, một xã hội bình an và liên đới, không phải một thứ liên đới mơ hồ, nhưng là tìm cách thể hiện “tình yêu Chúa Kitô”.
Bộ Giáo dục Công giáo kêu gọi “trở lại với căn tính của các trường Công giáo, mà nền tảng là Chúa Kitô”. Thật vậy, “để có thể đóng vai trò xây dựng, các trường Công giáo không được để cho căn tính của mình trở nên nhạt nhoà, nhưng trái lại, phải củng cố căn tính ấy, và sứ vụ của trường học Công giáo không được tách rời khỏi Phúc-Âm-hoá”.
Văn kiện này trước hết gửi đến các bậc cha mẹ , các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục và nhân viên các trường Công giáo, đến các Uỷ ban Giám mục, các dòng tu, các phong trào và hiệp hội có nghĩa vụ chăm sóc mục vụ giáo dục thường xuyên, và sau đó gửi đến tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục con người.
Văn kiện được ký ngày 28-10-2013, để kỷ niệm 48 năm công bố Tuyên ngôn Gravissimum Educationis của Công đồng Vatican II về Giáo dục Kitô giáo, là tài liệu tham khảo của Bộ Giáo dục Công giáo.
(Theo Zenit)