Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho các Hàn lâm viện Toà Thánh
VATICAN – ĐTC Phanxicô đề cao sự liên kết giữa đức tin và lòng mến trong việc tìm kiếm chân lý đức tin. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự phiên nhóm chung và công cộng lần thứ 18 của các Hàn lâm viện Toà Thánh, chiều hôm 28-1-2014, tại Roma dưới quyền chủ toạ của ĐHY Gianfranco Ravasi.
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho các Hàn lâm viện Toà Thánh
VATICAN – ĐTC Phanxicô đề cao sự liên kết giữa đức tin và lòng mến trong việc tìm kiếm chân lý đức tin.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự phiên nhóm chung và công cộng lần thứ 18 của các Hàn lâm viện Toà Thánh, chiều hôm 28-1-2014, tại Roma dưới quyền chủ toạ của ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá và có chủ đề là “Oculata fides” [Đức tin nhìn thấy]. Đọc thực tại với đôi mắt của Chúa Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng đề tài này nhắc lại thành ngữ “Oculata fies” của Thánh Tômaso Aquino, Tiến sĩ Thiên thần, mừng ngày 28-1. Thành ngữ này được trích dẫn trong Thông điệp ‘Lumen Fidei’ (Ánh sáng Đức tin) và cả trong Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm). Cả hai văn kiện này đều mời gọi suy tư về chiều kích “sáng ngời” của đức tin và liên hệ giữa đức tin và chân lý, cần phải tìm hiểu không những bằng đôi mắt của tâm trí, nhưng còn với đôi mắt của con tim, nghĩa trong viễn tượng tình yêu. Thánh Phaolô khẳng định: “Ta thấy bằng con tim.” (Rm 10,10).
Đây là điều có những hệ luận quan trọng đối với hành động của các tín hữu cũng như phương pháp làm việc của các nhà thần học. Ngài phê bình xu hướng coi chân lý chỉ là một nhận thức chủ quan và viết:
“Chân lý ngày nay thường bị thu hẹp vào sự xác thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị đối với đời sống cá nhân. Chân lý chung làm cho người ta sợ hãi, vì người ta đồng hóa nó với sự ngoan cố áp đặt của các chế độ độc đoán. Nhưng nếu chân lý là chân lý tình thương, nếu chân lý được mở ra trong cuộc gặp gỡ bản chân với Đấng Khác và với tha nhân, thì chân lý ấy được giải thoát khỏi sự khép kín nơi mỗi ngừơi và có thể là thành phần của công ích… Thay vì làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc, sự chắc chắn của đức tin làm cho chúng ta lên đường, làm cho chứng tá và đối thoại với mọi người trở thành điều có thể thực hiện được.” (Lumen Fidei, 34).
Trong Sứ điệp, ĐTC cũng tuyên bố danh tánh hai học giả trẻ được giải thưởng năm nay của các Hàn lâm viện Toà Thánh về Nghiên cứu Thần học, đó là Lm. Giáo sư Alessandro Clemenzia với tác phẩm tựa đề “Trong Chúa Ba Ngôi như Giáo Hội. Đối thoại với Heribert Muehlen”, và nữ giáo sư Maria Silvia Vaccarezza với tác phẩm “Những lý lẽ của tuỳ thể. Sự khôn ngoan thực hành giữa Aristote và Thánh Tômaso Aquino” (SD 28-1-2014)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự phiên nhóm chung và công cộng lần thứ 18 của các Hàn lâm viện Toà Thánh, chiều hôm 28-1-2014, tại Roma dưới quyền chủ toạ của ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá và có chủ đề là “Oculata fides” [Đức tin nhìn thấy]. Đọc thực tại với đôi mắt của Chúa Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng đề tài này nhắc lại thành ngữ “Oculata fies” của Thánh Tômaso Aquino, Tiến sĩ Thiên thần, mừng ngày 28-1. Thành ngữ này được trích dẫn trong Thông điệp ‘Lumen Fidei’ (Ánh sáng Đức tin) và cả trong Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm). Cả hai văn kiện này đều mời gọi suy tư về chiều kích “sáng ngời” của đức tin và liên hệ giữa đức tin và chân lý, cần phải tìm hiểu không những bằng đôi mắt của tâm trí, nhưng còn với đôi mắt của con tim, nghĩa trong viễn tượng tình yêu. Thánh Phaolô khẳng định: “Ta thấy bằng con tim.” (Rm 10,10).
Đây là điều có những hệ luận quan trọng đối với hành động của các tín hữu cũng như phương pháp làm việc của các nhà thần học. Ngài phê bình xu hướng coi chân lý chỉ là một nhận thức chủ quan và viết:
“Chân lý ngày nay thường bị thu hẹp vào sự xác thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị đối với đời sống cá nhân. Chân lý chung làm cho người ta sợ hãi, vì người ta đồng hóa nó với sự ngoan cố áp đặt của các chế độ độc đoán. Nhưng nếu chân lý là chân lý tình thương, nếu chân lý được mở ra trong cuộc gặp gỡ bản chân với Đấng Khác và với tha nhân, thì chân lý ấy được giải thoát khỏi sự khép kín nơi mỗi ngừơi và có thể là thành phần của công ích… Thay vì làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc, sự chắc chắn của đức tin làm cho chúng ta lên đường, làm cho chứng tá và đối thoại với mọi người trở thành điều có thể thực hiện được.” (Lumen Fidei, 34).
Trong Sứ điệp, ĐTC cũng tuyên bố danh tánh hai học giả trẻ được giải thưởng năm nay của các Hàn lâm viện Toà Thánh về Nghiên cứu Thần học, đó là Lm. Giáo sư Alessandro Clemenzia với tác phẩm tựa đề “Trong Chúa Ba Ngôi như Giáo Hội. Đối thoại với Heribert Muehlen”, và nữ giáo sư Maria Silvia Vaccarezza với tác phẩm “Những lý lẽ của tuỳ thể. Sự khôn ngoan thực hành giữa Aristote và Thánh Tômaso Aquino” (SD 28-1-2014)