Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ với 18 hồng y mới và Hồng y đoàn
VATICAN – Sáng Chúa Nhật 23-2-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô với 150 Hồng Y trong đó có 18 vị mới được ngài phong sáng thứ bảy hôm trước. Trong số 9.000 người hiện diện trong Thánh đường có hơn 100 giám mục và 150 linh mục đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh.
Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ với 18 hồng y mới và Hồng y đoàn
VATICAN – Sáng Chúa Nhật 23-2-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô với 150 Hồng Y trong đó có 18 vị mới được ngài phong sáng thứ bảy hôm trước.
Trong số 9.000 người hiện diện trong Thánh đường có hơn 100 giám mục và 150 linh mục đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh.
Lúc 10 giờ, 18 hồng y mới đi rước lên bàn thờ chính cùng với ĐTC, đặc biệt có một vị ngồi trên ghế lăn là ĐHY Jean Pierre Kutwa, 69 tuổi (1945), TGM Giáo phận Abidjan của Côte d’Ivoire, Phi châu.
Các tân hồng y ngồi thành hai hàng cánh cung trước bàn thờ. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn 40 người thuộc Giáo hoàng Học viện Thánh nhạc ở Roma.
Trong số 9.000 người hiện diện trong Thánh đường có hơn 100 giám mục và 150 linh mục đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh.
Lúc 10 giờ, 18 hồng y mới đi rước lên bàn thờ chính cùng với ĐTC, đặc biệt có một vị ngồi trên ghế lăn là ĐHY Jean Pierre Kutwa, 69 tuổi (1945), TGM Giáo phận Abidjan của Côte d’Ivoire, Phi châu.
Các tân hồng y ngồi thành hai hàng cánh cung trước bàn thờ. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn 40 người thuộc Giáo hoàng Học viện Thánh nhạc ở Roma.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài đọc I và bài Tin Mừng của ngày lễ để nhắc nhở các hồng y mới về nghĩa vụ nên thánh, xa tránh mọi lối cư xử trần tục và dấn thân làm chứng về tình thương của Thiên Chúa.
“Lạy Cha từ bi, ước gì ơn phù trợ của Cha làm cho chúng con luôn chú ý tới tiếng Chúa Thánh Linh.” (Kinh Tổng Nguyện)
Kinh nguyện này được đọc lên vào đầu Thánh lễ, nhắc nhở chúng ta về một thái độ cơ bản: lắng nghe Chúa Thánh Linh, Đấng làm cho Giáo Hội được sinh động và linh hoạt Giáo Hội. Với sức sáng tạo và đổi mới, Chúa Thánh Linh luôn nâng đỡ niềm hy vọng của Dân Chúa lữ hành trong lịch sử, và trong tư cách là Đấng An Ủi, Chúa luôn hỗ trợ chứng tá của các Kitô hữu. Trong lúc này đây, cùng với các hồng y mới, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh, Đấng nói qua Kinh Thánh được công bố.
Trong bài đọc I vang dội lời kêu gọi của Chúa gửi đến dân Ngài: “Các con hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các con, là Đấng Thánh.” (Lv 19,2). Và Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng vọng lại: “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời.” (Mt 5,48). Những lời này gọi hỏi tất cả chúng ta, là môn đệ của Chúa; và hôm nay được đặc biệt gửi đến tôi và anh em, các anh em Hồng y quí mến, cách riêng anh em là những người đã gia nhập Hồng y đoàn hôm qua. Sự noi gương thánh thiện và hoàn hảo của Thiên Chúa có vẻ là một mục tiêu không thể đạt tới được. Nhưng bài đọc I và Tin Mừng gợi lên những tấm gương cụ thể để cách cư xử của Thiên Chúa trở thành quy luật hành động của chúng ta. Tuy vậy, chúng ta hãy nhớ rằng nếu không có Thánh Linh thì nỗ lực của chúng ta trở nên vô ích! Trước tiên, sự thánh thiện theo tinh thần Kitô không phải là công trình của chúng ta, nhưng là thành quả của sự ngoan ngoãn – được mong muốn và vun trồng – đối với Chúa Thánh Linh của Chúa ba lần thánh.
Sách Lêvi đã nói: “Đừng nuôi trong tâm hồn con sự oán ghét đối với người anh em con… Đừng báo thù và nuôi oán hận… nhưng hãy yêu thương tha nhân.” (19,17-19). Những thái độ này nảy sinh từ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta quá khác nhau, ích kỷ và kiêu ngạo… nhưng lòng nhân lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta, và Chúa Thánh Linh có thể thanh tẩy chúng ta, có thể uốn nắn chúng ta ngày qua ngày.
ĐTC giải thích tiếp:
“Trong Tin Mừng, cả Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta về sự thánh thiện và giải thích cho chúng ta luật mới, luật của Ngài, Ngài giải thích qua một vài phản đề giữa sự công chính bất toàn của những người luật sĩ và biệt phái, và sự công chính cao cả hơn của Nước Thiên Chúa. Phản đề đầu tiên của đoạn Phúc Âm hôm nay nói về sự trả thù: “Các con đã nghe nói: Mắt đền mắt, răng đền răng. Nhưng thầy bảo các con: … nếu ai vả má phải của các con thì hãy giơ cả má kia cho họ.” (Mt 5,38-39). Không những chúng ta không được đáp lại sự ác mà người khác làm cho ta, nhưng chúng ta còn phải cố gắng rộng rãi làm điều thiện cho họ nữa.
Phản đề thứ hai nói về kẻ thù: “Các con đã nghe nói: Hãy yêu thương người thân cận và ghét kẻ thù. Nhưng Thầy nói với các con: Hãy yêu thương kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những người bách hại các con.” (cc. 43-44). Ai muốn theo Chúa Giêsu, Chúa yêu cầu họ yêu thương những người không đáng yêu, không đền trả lại, để lấp đầy sự trống rỗng tình thương trong các tâm hồn, trong những phản ứng con người, trong các gia đình, các cộng đoàn và trên thế giới. Chúa Giêsu không đến để dạy chúng ta những cung cách lịch sự, những kiểu cách phòng trà! Bởi vì nếu thế thì ngài chẳng cần từ trời xuống và chết trên thập giá. Chúa Kitô đến để cứu vớt chúng ta, tỏ cho chúng ta con đường, con đường duy nhất để ra khỏi cát lún của tội lỗi và con đường này là lòng từ bi thương xót. Nên thánh không phải là một điều xa xỉ, nhưng là điều cần thiết cho sự cứu độ thế giới.”
Anh em hồng y thân mến, Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội yêu cầu chúng ta làm chứng tá hăng say nhiệt thành hơn về những thái độ thánh thiện. Sự thánh thiện của một hồng y hệ tại gia tăng dâng hiến nhưng không như vậy. Vì thế, chúng ta hãy yêu mến những người đố kỵ chúng ta; chúng ta hãy chúc lành cho những người nói xấu chúng ta; hãy chào hỏi với một nụ cười những người có lẽ không đáng; chúng ta đừng khao khát làm cho mình nổi bật, nhưng hãy dùng sự dịu dàng chống lại sự hách dịch; hãy quên đi những tủi nhục phải chịu. Hãy luôn để cho Thánh Linh của Chúa Kitô hướng dẫn, Đấng đã hy sinh bản thân trên thập giá, để chúng ta có thể là những máng chuyển tình thương của Chúa. Đó là thái độ, đó là cách cư xử của một hồng y. Một hồng y gia nhập Giáo hội Roma, không gia nhập một triều đình. Chúng ta hãy tránh tất cả và giúp nhau tránh những tập tục và lối cư xử triều đình: mưu mô, nói hành nói xấu, phe phái, bè đảng, thiên vị. Ngôn ngữ chúng ta phải là ngôn ngữ của Tin Mừng: Có thì nói có, không thì nói không: thái độ chúng ta phải là thái độ Bát Phúc, và con đường chúng ta là con đường thánh thiện.
Chúa Thánh Linh nói với chúng ta ngày hôm nay qua những lời của Thánh Phaolô: “Anh em là Đền thờ của Thiên Chúa… Đền thờ thánh thiêng của Thiên Chúa là anh em.” (1 Cr 3,16-17). Trong Đền thờ này là chúng ta, có cử hành một phụng vụ nòng cốt: phụng vụ của lòng từ nhân, tha thứ, phục vụ, tóm một lời là phụng vụ tình thương. Đền thờ này sẽ bị xúc phạm, nếu chúng ta lơ là các nghĩa vụ đối với tha nhân. Một khi trong con tim chúng ta có một chỗ cho người bé nhỏ nhất trong anh em chúng ta, thì chính Thiên Chúa tìm được chỗ trong đó. Khi người anh em chúng ta bị bỏ rơi ở ngoài, thì chính Thiên Chúa không được đón nhận. Một con tim không có tình thương thì giống như một thánh đường bị xúc phạm, bị rút khỏi việc việc phụng thờ Thiên Chúa và dùng vào việc khác.
Và ĐTC kết luận:
Anh em hồng y thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau! Tôi xin anh em hãy gần gũi tôi, bằng kinh nguyện, lời cố vấn, sự cộng tác. Và tất cả anh em chị em, các giám mục, linh mục, phó tế những người thánh hiến và giáo dân, anh chị em hãy cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Linh, để Hồng y đoàn luôn đầy lòng bác ái mục tử nồng nhiệt, đầu thánh thiện, để phục vụ Tin Mừng và giúp Giáo Hội chiếu toả tình thương của Chúa Kitô trên thế giới.
Kinh Truyền Tin
Thánh lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc lúc 11 giờ 30. Nửa tiếng sau đó, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo hoàng ở lầu 3 trong Dinh Tông Toà để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 60.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến bài đọc thứ hai của Chúa Nhật 23-2-2014, trong đó Thánh Phaolô nói đến tình trạng chia rẽ trong giáo đoàn Côrintô (1 Cr 1,12..): họ họp thành những nhóm theo những nhà giảng thuyết khác nhau mà họ coi là thủ lãnh, Phaolo, Apollo, Cepha. Thánh Phaolô giải thích rằng cách suy tư như thế là sai lầm, vì cộng đoàn không thuộc về các tông đồ, nhưng các vị thuộc về cộng đoàn, nhưng toàn thể cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô. Từ sự thuộc về ấy phát sinh điều này là trong các cộng đoàn Kitô – giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, phong trào – các khác biệt không thể đi ngược sự kiện tất cả chúng ta có cùng phẩm giá nhờ Bí tích Rửa Tội: tất cả đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Những người đã nhận sứ vụ hướng dẫn, rao giảng, cử hành các bí tích, không được coi mình là những người sở hữu các quyền bính đặc biệt, nhưng phải đặt mình phục vụ cộng đoàn, giúp cộng đoàn tiến bước trên con đường nên thánh trong vui tươi. Hôm nay Giáo Hội uỷ thác việc làm chứng tá về lối sống mục vụ ấy cho các hồng y mới mà tôi đã cử hành thánh lễ với các vị sáng nay. Ước gì Công nghị Hồng y hôm qua mang lại cho chúng ta cơ hội quý giá để cảm nghiệm đặc tính Công giáo, hoàn vũ của Giáo Hội, được biểu lộ qua nguyên quán khác nhau của các thành viên Hồng y đoàn, liên kết trong niềm hiệp thông chặt chẽ quanh người kế vị Thánh Phêrô. Và xin chúa ban cho chúng ta ơn được hoạt động cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.
ĐTC nói thêm: “Ước gì những lúc cử hành phụng vụ và mừng lễ mà chúng ta đã được cơ hội trải qua trong hai ngày qua, củng cố nơi tất cả chúng ta niềm tin, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa! Tôi cũng mời gọi anh chị em hãy nâng đỡ các vị mục tử ấy và trợ giúp các vị bằng lời cầu nguyện để các vị luôn nhiệt thành hướng dẫn dân được uỷ thác cho các vị, tỏ cho tất cả mọi người thấy sự dịu dàng và tình thương của Chúa. Một giám mục, một hồng y, một giáo hoàng, cần lời cầu nguyện dường nào, để có thể giúp dân Chúa tiến bước. Tôi nói “giúp đỡ” có nghĩa là phục vụ Dân Chúa, vì ơn gọi của giám mục, của hồng y và của giáo hoàng chính là người phục vụ, phục vụ nhân dân Chúa Kitô. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi là những người đầy tớ tốt, chứ không phải là những ông chủ tốt! Tất cả các giám mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân chúng ta phải cùng nhau làm chứng về một Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô, được linh hoạt bằng ước muốn phục vụ anh em và với lòng can đảm như các ngôn sứ, sẵn sàng đáp ứng những mong đợi và đòi hỏi tinh thần của con người thời nay. Xin Mẹ Maria tháp tùng và bảo vệ chúng ta trong hành trình này.”
Tiếp đó, ĐTC và mọi người đã Kinh Truyền Tin, ngài đã ban phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người.
Sau phép lành ĐTC còn chào thăm tất cả những người đến đây để tháp tùng các hồng y mới, ngài nhiệt liệt cám ơn các nước đã muốn hiện diện tại đây với các phái đoàn chính thức. ĐTC không quên chào thăm đông đảo các tín hữu đến từ các giáo phận ở Italia, và nhiều hội đoàn khác.
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài đọc I và bài Tin Mừng của ngày lễ để nhắc nhở các hồng y mới về nghĩa vụ nên thánh, xa tránh mọi lối cư xử trần tục và dấn thân làm chứng về tình thương của Thiên Chúa.
“Lạy Cha từ bi, ước gì ơn phù trợ của Cha làm cho chúng con luôn chú ý tới tiếng Chúa Thánh Linh.” (Kinh Tổng Nguyện)
Kinh nguyện này được đọc lên vào đầu Thánh lễ, nhắc nhở chúng ta về một thái độ cơ bản: lắng nghe Chúa Thánh Linh, Đấng làm cho Giáo Hội được sinh động và linh hoạt Giáo Hội. Với sức sáng tạo và đổi mới, Chúa Thánh Linh luôn nâng đỡ niềm hy vọng của Dân Chúa lữ hành trong lịch sử, và trong tư cách là Đấng An Ủi, Chúa luôn hỗ trợ chứng tá của các Kitô hữu. Trong lúc này đây, cùng với các hồng y mới, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh, Đấng nói qua Kinh Thánh được công bố.
Trong bài đọc I vang dội lời kêu gọi của Chúa gửi đến dân Ngài: “Các con hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các con, là Đấng Thánh.” (Lv 19,2). Và Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng vọng lại: “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời.” (Mt 5,48). Những lời này gọi hỏi tất cả chúng ta, là môn đệ của Chúa; và hôm nay được đặc biệt gửi đến tôi và anh em, các anh em Hồng y quí mến, cách riêng anh em là những người đã gia nhập Hồng y đoàn hôm qua. Sự noi gương thánh thiện và hoàn hảo của Thiên Chúa có vẻ là một mục tiêu không thể đạt tới được. Nhưng bài đọc I và Tin Mừng gợi lên những tấm gương cụ thể để cách cư xử của Thiên Chúa trở thành quy luật hành động của chúng ta. Tuy vậy, chúng ta hãy nhớ rằng nếu không có Thánh Linh thì nỗ lực của chúng ta trở nên vô ích! Trước tiên, sự thánh thiện theo tinh thần Kitô không phải là công trình của chúng ta, nhưng là thành quả của sự ngoan ngoãn – được mong muốn và vun trồng – đối với Chúa Thánh Linh của Chúa ba lần thánh.
Sách Lêvi đã nói: “Đừng nuôi trong tâm hồn con sự oán ghét đối với người anh em con… Đừng báo thù và nuôi oán hận… nhưng hãy yêu thương tha nhân.” (19,17-19). Những thái độ này nảy sinh từ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta quá khác nhau, ích kỷ và kiêu ngạo… nhưng lòng nhân lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta, và Chúa Thánh Linh có thể thanh tẩy chúng ta, có thể uốn nắn chúng ta ngày qua ngày.
ĐTC giải thích tiếp:
“Trong Tin Mừng, cả Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta về sự thánh thiện và giải thích cho chúng ta luật mới, luật của Ngài, Ngài giải thích qua một vài phản đề giữa sự công chính bất toàn của những người luật sĩ và biệt phái, và sự công chính cao cả hơn của Nước Thiên Chúa. Phản đề đầu tiên của đoạn Phúc Âm hôm nay nói về sự trả thù: “Các con đã nghe nói: Mắt đền mắt, răng đền răng. Nhưng thầy bảo các con: … nếu ai vả má phải của các con thì hãy giơ cả má kia cho họ.” (Mt 5,38-39). Không những chúng ta không được đáp lại sự ác mà người khác làm cho ta, nhưng chúng ta còn phải cố gắng rộng rãi làm điều thiện cho họ nữa.
Phản đề thứ hai nói về kẻ thù: “Các con đã nghe nói: Hãy yêu thương người thân cận và ghét kẻ thù. Nhưng Thầy nói với các con: Hãy yêu thương kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những người bách hại các con.” (cc. 43-44). Ai muốn theo Chúa Giêsu, Chúa yêu cầu họ yêu thương những người không đáng yêu, không đền trả lại, để lấp đầy sự trống rỗng tình thương trong các tâm hồn, trong những phản ứng con người, trong các gia đình, các cộng đoàn và trên thế giới. Chúa Giêsu không đến để dạy chúng ta những cung cách lịch sự, những kiểu cách phòng trà! Bởi vì nếu thế thì ngài chẳng cần từ trời xuống và chết trên thập giá. Chúa Kitô đến để cứu vớt chúng ta, tỏ cho chúng ta con đường, con đường duy nhất để ra khỏi cát lún của tội lỗi và con đường này là lòng từ bi thương xót. Nên thánh không phải là một điều xa xỉ, nhưng là điều cần thiết cho sự cứu độ thế giới.”
Anh em hồng y thân mến, Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội yêu cầu chúng ta làm chứng tá hăng say nhiệt thành hơn về những thái độ thánh thiện. Sự thánh thiện của một hồng y hệ tại gia tăng dâng hiến nhưng không như vậy. Vì thế, chúng ta hãy yêu mến những người đố kỵ chúng ta; chúng ta hãy chúc lành cho những người nói xấu chúng ta; hãy chào hỏi với một nụ cười những người có lẽ không đáng; chúng ta đừng khao khát làm cho mình nổi bật, nhưng hãy dùng sự dịu dàng chống lại sự hách dịch; hãy quên đi những tủi nhục phải chịu. Hãy luôn để cho Thánh Linh của Chúa Kitô hướng dẫn, Đấng đã hy sinh bản thân trên thập giá, để chúng ta có thể là những máng chuyển tình thương của Chúa. Đó là thái độ, đó là cách cư xử của một hồng y. Một hồng y gia nhập Giáo hội Roma, không gia nhập một triều đình. Chúng ta hãy tránh tất cả và giúp nhau tránh những tập tục và lối cư xử triều đình: mưu mô, nói hành nói xấu, phe phái, bè đảng, thiên vị. Ngôn ngữ chúng ta phải là ngôn ngữ của Tin Mừng: Có thì nói có, không thì nói không: thái độ chúng ta phải là thái độ Bát Phúc, và con đường chúng ta là con đường thánh thiện.
Chúa Thánh Linh nói với chúng ta ngày hôm nay qua những lời của Thánh Phaolô: “Anh em là Đền thờ của Thiên Chúa… Đền thờ thánh thiêng của Thiên Chúa là anh em.” (1 Cr 3,16-17). Trong Đền thờ này là chúng ta, có cử hành một phụng vụ nòng cốt: phụng vụ của lòng từ nhân, tha thứ, phục vụ, tóm một lời là phụng vụ tình thương. Đền thờ này sẽ bị xúc phạm, nếu chúng ta lơ là các nghĩa vụ đối với tha nhân. Một khi trong con tim chúng ta có một chỗ cho người bé nhỏ nhất trong anh em chúng ta, thì chính Thiên Chúa tìm được chỗ trong đó. Khi người anh em chúng ta bị bỏ rơi ở ngoài, thì chính Thiên Chúa không được đón nhận. Một con tim không có tình thương thì giống như một thánh đường bị xúc phạm, bị rút khỏi việc việc phụng thờ Thiên Chúa và dùng vào việc khác.
Và ĐTC kết luận:
Anh em hồng y thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau! Tôi xin anh em hãy gần gũi tôi, bằng kinh nguyện, lời cố vấn, sự cộng tác. Và tất cả anh em chị em, các giám mục, linh mục, phó tế những người thánh hiến và giáo dân, anh chị em hãy cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Linh, để Hồng y đoàn luôn đầy lòng bác ái mục tử nồng nhiệt, đầu thánh thiện, để phục vụ Tin Mừng và giúp Giáo Hội chiếu toả tình thương của Chúa Kitô trên thế giới.
Kinh Truyền Tin
Thánh lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc lúc 11 giờ 30. Nửa tiếng sau đó, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo hoàng ở lầu 3 trong Dinh Tông Toà để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 60.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến bài đọc thứ hai của Chúa Nhật 23-2-2014, trong đó Thánh Phaolô nói đến tình trạng chia rẽ trong giáo đoàn Côrintô (1 Cr 1,12..): họ họp thành những nhóm theo những nhà giảng thuyết khác nhau mà họ coi là thủ lãnh, Phaolo, Apollo, Cepha. Thánh Phaolô giải thích rằng cách suy tư như thế là sai lầm, vì cộng đoàn không thuộc về các tông đồ, nhưng các vị thuộc về cộng đoàn, nhưng toàn thể cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô. Từ sự thuộc về ấy phát sinh điều này là trong các cộng đoàn Kitô – giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, phong trào – các khác biệt không thể đi ngược sự kiện tất cả chúng ta có cùng phẩm giá nhờ Bí tích Rửa Tội: tất cả đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Những người đã nhận sứ vụ hướng dẫn, rao giảng, cử hành các bí tích, không được coi mình là những người sở hữu các quyền bính đặc biệt, nhưng phải đặt mình phục vụ cộng đoàn, giúp cộng đoàn tiến bước trên con đường nên thánh trong vui tươi. Hôm nay Giáo Hội uỷ thác việc làm chứng tá về lối sống mục vụ ấy cho các hồng y mới mà tôi đã cử hành thánh lễ với các vị sáng nay. Ước gì Công nghị Hồng y hôm qua mang lại cho chúng ta cơ hội quý giá để cảm nghiệm đặc tính Công giáo, hoàn vũ của Giáo Hội, được biểu lộ qua nguyên quán khác nhau của các thành viên Hồng y đoàn, liên kết trong niềm hiệp thông chặt chẽ quanh người kế vị Thánh Phêrô. Và xin chúa ban cho chúng ta ơn được hoạt động cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.
ĐTC nói thêm: “Ước gì những lúc cử hành phụng vụ và mừng lễ mà chúng ta đã được cơ hội trải qua trong hai ngày qua, củng cố nơi tất cả chúng ta niềm tin, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa! Tôi cũng mời gọi anh chị em hãy nâng đỡ các vị mục tử ấy và trợ giúp các vị bằng lời cầu nguyện để các vị luôn nhiệt thành hướng dẫn dân được uỷ thác cho các vị, tỏ cho tất cả mọi người thấy sự dịu dàng và tình thương của Chúa. Một giám mục, một hồng y, một giáo hoàng, cần lời cầu nguyện dường nào, để có thể giúp dân Chúa tiến bước. Tôi nói “giúp đỡ” có nghĩa là phục vụ Dân Chúa, vì ơn gọi của giám mục, của hồng y và của giáo hoàng chính là người phục vụ, phục vụ nhân dân Chúa Kitô. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi là những người đầy tớ tốt, chứ không phải là những ông chủ tốt! Tất cả các giám mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân chúng ta phải cùng nhau làm chứng về một Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô, được linh hoạt bằng ước muốn phục vụ anh em và với lòng can đảm như các ngôn sứ, sẵn sàng đáp ứng những mong đợi và đòi hỏi tinh thần của con người thời nay. Xin Mẹ Maria tháp tùng và bảo vệ chúng ta trong hành trình này.”
Tiếp đó, ĐTC và mọi người đã Kinh Truyền Tin, ngài đã ban phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người.
Sau phép lành ĐTC còn chào thăm tất cả những người đến đây để tháp tùng các hồng y mới, ngài nhiệt liệt cám ơn các nước đã muốn hiện diện tại đây với các phái đoàn chính thức. ĐTC không quên chào thăm đông đảo các tín hữu đến từ các giáo phận ở Italia, và nhiều hội đoàn khác.