Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian
Ơn gọi của Kitô hữu môn đệ thừa sai là muối đất và là ánh sáng thế gian, là đén cháy sáng để cuộc sống thánh thiện của chúng ta trao ban “hương vị” cho các môi trường sống khác nhau và bảo vệ chúng khỏi bị hư thối. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian
Ơn gọi của Kitô hữu môn đệ thừa sai là muối đất và là ánh sáng thế gian, là đén cháy sáng để cuộc sống thánh thiện của chúng ta trao ban “hương vị” cho các môi trường sống khác nhau và bảo vệ chúng khỏi bị hư thối.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đề cập tới bài Phúc Âm Chúa Nhật kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ – “Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14), Đức Thánh Cha nói: Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót… thì các con sẽ là muối đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn, chúng ta chú ý tới Luật lệ Dothái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đề cập tới bài Phúc Âm Chúa Nhật kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ – “Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14), Đức Thánh Cha nói: Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót… thì các con sẽ là muối đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn, chúng ta chú ý tới Luật lệ Dothái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa ánh sáng như sau:
Thế rồi ánh sáng, đối với dân Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thăng bóng tối của dân ngoại. Như vậy, các Kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái, họ có thể hướng dẫn, thánh hoá và làm cho nhân loại trở nên phong phú. Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một Phúc Âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban “hương vị” cho các mội trường khác nhau và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các Kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là một sứ mệnh mà chúng ta có. Nó đẹp. Và cũng thật đẹp khi phát huy ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn trao ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món quà của Thiên Chúa, là món quà của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha khẳng định thêm:
Nếu Kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ sẽ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu Kitô chỉ có danh mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ, tôi muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay như một cái đèn tắt ngúm? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào? Tín hữu trả lời “cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói: “Ở đây người ta không nghe gì cả.” Tín hữu la “cháy sáng” to hơn. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho người khác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi Kitô của chúng ta.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết ngày 11-2 này là lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là “Ngày Quốc tế Bệnh nhân”. Đức Thánh Cha nói đây là địp thuận tiện để đặt các anh chị em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng từ một kiểu nói của Thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em.” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt, chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng.
Đức Thánh Cha cám ơn các nhân viên y tế trên toàn thế giới.
Ngài nói: “Công việc của anh chị em thật quý báu! Xin cám ơn công việc quý báu của anh chị em rất nhiều. Anh chị em gặp gỡ các bệnh nhân mỗi ngày không phải chỉ các thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, nhưng là các bản vị con người mà họ cống hiến sự chú ý và các câu trả lời thoả đáng. Phẩm giá con người không bao giờ bị giản lược vào các khả thể hay năng khiếu của nó, và nó không giảm thiểu, khi chính con người yếu đuối, tàn tật và cần giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ tới các gia đình, nơi việc săn sóc ai đau yếu là điều bình thường; nhưng đôi khi các tình hình có thể nặng nề hơn… Có rất nhiều người viết thư cho tôi và hôm nay tôi muốn bảo đảm một lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình đó, và tôi nói với họ: ‘Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúa.’
Thái độ quang đại và Kitô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.
Trong những ngày này, Thế Vận hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi, nước Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn.
Tiếp đến, ngài chào nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại quảng trường, trong đó có nhóm các nữ thần học gia đang tham dự một đại hội tại Roma. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho những người đang khổ đau vì các thiên tai tại nhiều nước khác nhau, kể cả ở Roma.
Trước khi kết thúc buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha còn lặp lại câu hỏi tín hữu muốn là đèn cháy sàng hay đèn bị tắt, rồi nói: Kitô hữu đem ánh sáng. Họ là một chiếc đèn cháy sáng. Hãy luôn tiến bước với ánh sáng của Chúa Giêsu.
Thế rồi ánh sáng, đối với dân Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thăng bóng tối của dân ngoại. Như vậy, các Kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái, họ có thể hướng dẫn, thánh hoá và làm cho nhân loại trở nên phong phú. Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một Phúc Âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban “hương vị” cho các mội trường khác nhau và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các Kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là một sứ mệnh mà chúng ta có. Nó đẹp. Và cũng thật đẹp khi phát huy ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn trao ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món quà của Thiên Chúa, là món quà của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha khẳng định thêm:
Nếu Kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ sẽ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu Kitô chỉ có danh mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ, tôi muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay như một cái đèn tắt ngúm? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào? Tín hữu trả lời “cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói: “Ở đây người ta không nghe gì cả.” Tín hữu la “cháy sáng” to hơn. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho người khác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi Kitô của chúng ta.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết ngày 11-2 này là lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là “Ngày Quốc tế Bệnh nhân”. Đức Thánh Cha nói đây là địp thuận tiện để đặt các anh chị em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng từ một kiểu nói của Thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em.” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt, chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng.
Đức Thánh Cha cám ơn các nhân viên y tế trên toàn thế giới.
Ngài nói: “Công việc của anh chị em thật quý báu! Xin cám ơn công việc quý báu của anh chị em rất nhiều. Anh chị em gặp gỡ các bệnh nhân mỗi ngày không phải chỉ các thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, nhưng là các bản vị con người mà họ cống hiến sự chú ý và các câu trả lời thoả đáng. Phẩm giá con người không bao giờ bị giản lược vào các khả thể hay năng khiếu của nó, và nó không giảm thiểu, khi chính con người yếu đuối, tàn tật và cần giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ tới các gia đình, nơi việc săn sóc ai đau yếu là điều bình thường; nhưng đôi khi các tình hình có thể nặng nề hơn… Có rất nhiều người viết thư cho tôi và hôm nay tôi muốn bảo đảm một lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình đó, và tôi nói với họ: ‘Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúa.’
Thái độ quang đại và Kitô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.
Trong những ngày này, Thế Vận hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi, nước Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn.
Tiếp đến, ngài chào nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại quảng trường, trong đó có nhóm các nữ thần học gia đang tham dự một đại hội tại Roma. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho những người đang khổ đau vì các thiên tai tại nhiều nước khác nhau, kể cả ở Roma.
Trước khi kết thúc buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha còn lặp lại câu hỏi tín hữu muốn là đèn cháy sàng hay đèn bị tắt, rồi nói: Kitô hữu đem ánh sáng. Họ là một chiếc đèn cháy sáng. Hãy luôn tiến bước với ánh sáng của Chúa Giêsu.