23/12/2024

Nhiều linh mục được nhớ đến trong “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia”

Nhiều linh mục được nhớ đến trong “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia”

85 năm trước, vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược Ba Lan và tiến vào lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan. Ngày 17/9 được Ba Lan kỷ niệm như “Ngày Thế giới những người bị lưu đày đến Siberia” để tưởng nhớ số phận bi thảm của những người Ba Lan bị Liên Xô đày đến Siberia; trong số này có các giáo sĩ Ba Lan.

Tổng thống Ba Lan tại lễ tưởng niệm 85th năm hồng quân xâm lược Ba Lan

Tổng thống Ba Lan tại lễ tưởng niệm 85th năm hồng quân xâm lược Ba Lan  (ANSA)

Theo Cha Zdzisław Banaś, Tuyên uý toàn quốc của Những Người bị lưu đày ở Siberia, nhiều linh mục đã hy sinh vì đạo ở đó. Những người sống sót đã duy trì đức tin giữa những người bị lưu đày, và một số người vẫn tự nguyện ở lại đó để ở bên những người bị lưu đày. Cha Banaś nhấn mạnh: “Họ là những anh hùng không chỉ cứu rỗi linh hồn mà còn cứu sống rất nhiều người.”

“Những Người bị lưu đày ở Siberia” bao gồm những người bị đày đến nơi này trong thời Nga hoàng cũng như trong thời Liên Xô. Giáo sĩ đầu tiên được nhớ đến là Giám mục Kajetan Sołtyk, bị người Nga trục xuất đến Kaluga. Sau đó, hàng loạt các linh mục tiếp tục bị trục xuất trong thời Nữ hoàng Catarina II.

Cha Banas giải thích: “Các giáo sĩ là những người yêu nước, và Giáo hội Công giáo gắn liền với lịch sử của quốc gia, đó là lý do tại sao sự căm ghét chủ yếu nhắm vào các linh mục.”

Các linh mục bị lưu đày, dù là tù nhân, vẫn thi hành sứ vụ mục vụ. Các ngài hỗ trợ những tù nhân phải lao động nặng nhọc và bị bách hại. Giáo sư Jan Żaryn cho biết, vào cuối năm 1881, đã có 270 linh mục bị lưu đày ở Siberia hay những nơi khác ở Nga. Điều này cho thấy mức độ bách hại chống giáo sĩ.

Các linh mục không thể tưởng tượng được việc để lại các tín hữu một mình, đó là lý do tại sao nhiều vị sẵn sàng chịu cảnh lưu đày. Các ngài ban các bí tích, nghi thức cuối cùng và chôn cất. Theo giáo sư Jan Żaryn, ngôi nhà gulag bằng gỗ, “nhà của linh mục”, nơi các linh mục sống trong một trong những ngôi làng ở Siberia là một bằng chứng sống động có thể được coi là di tích tử đạo của các linh mục đã chịu đựng những điều kiện này trong nhiều năm. (eKai 17/09/2024)

Vatican News
Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/world/news/2024-09/ngay-the-gioi-nhung-nguoi-bi-luu-day-den-siberia.html