28/11/2024

Phỏng vấn ĐHY Ignatius Suharyo về chuyến tông du của ĐTC đến Indonesia

Phỏng vấn ĐHY Ignatius Suharyo về chuyến tông du của ĐTC đến Indonesia

Hướng đến cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Indonesia vào tháng 9 tới, Vatican News đã có cuộc phỏng vấn với Đức Hồng y Ignatitus Suharyo, Tổng Giám mục Jakarta, về chuyến tông du này.

2019.10.05 Concistoro cardinale Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo

Đức Hồng Y sẽ chào đón chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha như thế nào?

Tôi rất nóng lòng. Nhưng không chỉ cộng đoàn Công giáo rất vui mừng khi nhận được tin Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Indonesia, mà Đại Imam của Đền thờ Hồi giáo Istiqlal cũng là một trong những người đầu tiên thông báo về chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha, vài tuần trước khi có thông báo chính thức của Vatican.

Mối quan hệ giữa Vatican và Indonesia có lịch sử lâu dài. Vatican là một trong năm quốc gia công nhận Tuyên ngôn Độc lập Indonesia. Năm 1947, đã có Đại diện Tông toà, hiện đã có Toà Khâm sứ tại Jakarta.

Tôi nói với cộng đoàn Công giáo rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha rất quan trọng, và đừng quên luôn cố gắng đào sâu giáo huấn của ngài qua các Thông điệp và Tông huấn như Evangelii Gaudium, Laudato sì, Fratelli Tutti,…

Cộng đoàn Công giáo chiếm khoảng 3% dân số Indonesia, quốc gia châu Á có số tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Đức Hồng y có thể cho biết thêm về đàn chiên nhỏ bé đang chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha. Trong cuộc sống hằng ngày, việc trở thành một người Công giáo ở đất nước này như thế nào?

Indonesia là một quốc gia rất rộng lớn, gồm nhiều hòn đảo, gần 17.000 hòn đảo và nhiều bộ lạc, vì có hơn 1300 sắc tộc, với rất nhiều văn hóa và tôn giáo. Indonesia là quốc gia có số người theo Hồi giáo đông nhất thế giới. Nhưng Hồi giáo ở Indonesia không giống Hồi giáo ở nhiều quốc gia khác. Ở Indonesia có hai tổ chức Hồi giáo lớn nhất là Muhammadiyah và Nahdlatul Ulama, cả hai đều rất cởi mở và khoan dung. Đây là điều quyết định cuộc sống chung của dân chúng. Bản thân tôi có quan hệ rất tốt với các nhà lãnh đạo tôn giáo ở cấp trung ương và khu vực.

Nói chung, người Công giáo ở Indonesia sống bình thường với tư cách là thành viên của xã hội. Sống chung với nhau như đồng bào, dù khác tôn giáo nhưng là điều rất bình thường. Thực tế, có khá nhiều gia đình có thành viên là những người theo các tôn giáo khác nhau. Đây là điều có thể không hình dung được ở các nước khác. Ngoài ra còn có khá nhiều linh mục và tu sĩ xuất thân từ các gia đình Hồi giáo, Ấn giáo hoặc Phật giáo. Nhiều cộng đoàn tôn giáo sống trong tu viện, giữa nhà dân.

Có nhiều cuộc chiến tranh làm tê liệt thế giới, nhưng Indonesia dường như là một hình mẫu chung sống hoà bình, đặc biệt là giữa các tôn giáo. Bí quyết của điều này là gì? Có những lĩnh vực nào cần cải thiện không?

Một trong những lý do chính là lịch sử hình thành Nhà nước Indonesia. Trước khi Indonesia tồn tại, khu vực này đã bị nước ngoài xâm chiếm hơn 350 năm. Có ba cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của Indonesia. Đầu tiên, vào tháng 5/1908, nhận thức của cả nước bắt đầu được nâng cao. Nó được gọi là Ngày thức tỉnh quốc gia. Nhận thức này lên đến đỉnh điểm vào tháng 10/1928 trong một sự kiện mang tên Cam kết Thanh niên. Trong sự kiện này, phiên họp đầu tiên giữa ba người được tổ chức tại khu phức hợp của khuôn viên Nhà thờ Chính toà, các tổ chức thanh niên có nguồn gốc khu vực tuyên bố rằng họ là “một quê hương, một quốc gia và một ngôn ngữ”, đó là Indonesia. Thuật ngữ Indonesia bắt đầu được sử dụng. Phong trào này lên đến đỉnh điểm với Tuyên ngôn Độc lập Indonesia vào ngày 17/8/1945.

Nền độc lập của Indonesia không phải là một món quà từ thực dân nhưng là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài có sự tham gia của tất cả các thành phần quốc gia, liên quan đến tất cả các nhóm dân tộc và mọi tín đồ các tôn giáo. Ngày hôm sau Pancasila – lý thuyết triết học nền tảng chính thức của Indonesia – được thành lập, làm cơ sở của Nhà nước. Như vậy, Indonesia không phải là một quốc gia tôn giáo nhưng là Nhà nước thống nhất Cộng hoà Indonesia. Lịch sử đấu tranh liên quan đến mọi công dân và Pancasila là nền tảng của đất nước, làm cho sự đoàn kết của người dân Indonesia trở nên bền chặt.

Như thế nào?

Pancasila bao gồm năm nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là nền tảng của Hiến pháp Indonesia. Đầu tiên là “niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất”. Thứ hai là “nhân loại công bằng và văn minh”. Thứ ba là “sự thống nhất của Indonesia”. Thứ tư là “nền dân chủ được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan trong sự nhất trí nảy sinh từ sự cân nhắc giữa các đại diện”, và thứ năm là “công bằng xã hội cho toàn thể người dân Indonesia”.

Lịch sử của người dân Indonesia trong Giáo hội Công giáo được thể hiện trong Kinh nguyện Thánh Thể, được gọi là Lời mở đầu cho Đất nước, song song với việc giải phóng dân Chúa, trong Cựu Ước, khỏi Ai Cập đến miền đất hứa. Cũng như cuộc xuất hành không tránh khỏi những thách đố, hành trình hướng tới lý tưởng độc lập của Indonesia cũng có những thách đố. Một số vấn đề lớn nhất liên quan đến sự phân bổ thịnh vượng không đồng đều, cả ở Java và bên ngoài Java; ảnh hưởng Hồi giáo xuyên quốc gia, các nhóm vẫn muốn thành lập Nhà nước Hồi giáo; mất cân bằng kinh tế; và hệ thống chính trị, đặc biệt là nền kinh tế bất lợi đối với người yếu thế.

Đức Thánh Cha mời gọi một Năm Cầu nguyện. Đức Hồng y đón nhận sáng kiến này và đề xuất các tín hữu thực hiện như thế nào?

Chúng tôi đánh giá rất cao các phong trào do Đức Thánh Cha đưa ra, các phong trào đến từ Vatican và do Giáo hội khởi xướng. Thách đố là đồng bộ hoá các sáng kiến này với các chủ đề mục vụ của chúng tôi. Hằng năm, Hội đồng Giám mục đưa ra chủ đề mục vụ quốc gia. Sau đó, mỗi giáo phận lấy cảm hứng từ chủ đề mục vụ quốc gia, chọn cho giáo phận phù hợp với bối cảnh của mình. Ngay cả khi chưa có Năm Cầu nguyện, cộng đoàn Công giáo ở Indonesia vẫn siêng năng cầu nguyện.

Đức Hồng Y có thể nói thêm về điều này không?

Có những buổi cầu nguyện trong Mùa Vọng, Mùa Chay, Tháng Thánh Kinh, Tháng Phụng vụ, cầu nguyện trong các cộng đoàn cơ bản, các cuộc hành hương và nhiều sáng kiến khác trong bối cảnh cầu nguyện.

Tất nhiên, việc dạy giáo lý về cầu nguyện luôn quan trọng. Nói chung, điều được giáo dân biết đến nhiều nhất là lời cầu nguyện khẩn cầu. Tuy nhiên, có những kiểu cầu nguyện khác. Không ít giáo dân cầu nguyện bằng cách đọc các Giờ Kinh Phụng vụ vì có một dòng tu, Dòng Đa Minh, cung cấp tài liệu. Việc lần hạt Mân Côi trong cộng đoàn cơ bản là một thói quen phổ biến. Cầu nguyện cho người đã qua đời và ngày giỗ chạp, không chỉ vào ngày 02/11, nhưng theo văn hóa, có lễ tưởng niệm sau 40 ngày, 100 ngày, 1 năm, 2 năm, 1.000 ngày cộng đoàn tụ họp để cử hành Thánh Thể và cầu nguyện cho người đã khuất.

Đức Thánh Cha đã chỉ đạo Bộ Giáo lý Đức tin công bố Dignitas Infinita mới được ban hành gần đây, một văn bản tái khẳng định niềm tin của Giáo hội rằng mỗi người và mọi người đều có phẩm giá con người nội tại bất khả nhượng, đồng thời cũng nâng cao nhận thức về một số vi phạm nghiêm trọng đối với điều này, như phẩm giá, các phẩm tính và suy tư của mỗi người. Đức Hồng Y thấy tài liệu này có giá trị gì và có những khía cạnh nhất định nào mà ngài thấy có liên quan đặc biệt đến bối cảnh của ngài ở Indonesia hoặc ở châu Á nói chung không?

Đây là một tài liệu tuyệt vời và rất quan trọng cho việc hướng dẫn mục vụ. Nguyên tắc thứ hai trong Pancasila cũng nhấn mạnh đến việc tôn trọng phẩm giá con người. Thật không may, thực tế thường rất khác xa với các nguyên tắc được trình bày trong tài liệu, do các hệ thống chính trị, kinh tế và có lẽ cả văn hoá xã hội không tôn trọng nhân quyền. Tất cả những gì được nói, bao gồm cả vấn đề vi phạm nhân phẩm, cũng rất phù hợp với Indonesia nói riêng và châu Á nói chung.

Từ kinh nghiệm và thực tế, Đức Hồng y có thể nói gì về chứng tá của các Kitô hữu ở Á châu?

Châu Á là một lục địa rất rộng lớn với lịch sử, văn hoá và hệ thống chính trị khác nhau. Tôi chỉ có thể nói về Indonesia, đặc biệt trong khu vực Tổng Giáo phận Jakarta. Những từ khoá tôi sẽ dùng để mô tả chứng tá của các Kitô hữu là họ “làm việc tốt”.

Tôi nhớ một kinh nghiệm nhỏ về một giáo viên Công giáo được phân bổ dạy học ở một khu vực nông thôn rộng lớn, nơi chỉ có mình anh là Công giáo. Giáo viên này không cảm thấy bị cô lập, nhưng tiếp tục tìm cách làm điều tốt. Anh dạy tại một ngôi làng có nhiều người mù chữ. Để đến nơi anh phải đi bộ 3 giờ và quay trở về thêm 3 tiếng. Một tuần, anh đến dạy học ở đó hai lần. Khi tôi đến thăm gia đình anh, người giáo viên này nói với tôi: “Thưa cha, con làm tất cả điều này để người dân ở đây biết rằng những người Công giáo muốn làm điều tốt.”

Chúng tôi thấy họ làm điều tốt theo nhiều cách khác nhau, qua giáo dục, từ tiểu học đến trung học, dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội như tổ chức tín dụng và làm việc cùng với các thành viên khác trong cộng đồng. Nói cách khác, họ “làm điều tốt” qua đối thoại, dấn thân trong công việc qua chính cuộc sống của họ.

Người Công giáo trên thế giới đang sống Mùa Phục Sinh, Đức Hồng y có thể chia sẻ về cách người Công giáo Indonesia đang sống thời gian này, và thông điệp mà Đức Hồng y muốn gửi cho họ là gì?

Lễ Phục Sinh ở Indonesia nói chung và ở Jakarta nói riêng rất sống động. Lễ Phục Sinh vừa qua, có bốn Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà Jakarta. Ước tính có khoảng 10 ngàn người đến tham dự. Chúng tôi thờ phượng trong bình an, vì an ninh rất tốt.

Năm nay, Tổng Giáo phận Jakarta đặt ra chủ đề vì liên đới và bổ trợ vì công ích. Đây là chủ đề đã được khám phá trong Mùa Chay trong các cộng đoàn cơ bản, và mỗi cộng đoàn đang tìm kiếm và theo đuổi cách cụ thể các hình thức liên đới thực sự, đặc biệt qua việc trao quyền cho những người buôn bán nhỏ, giúp trả học phí cho trẻ em, và qua nhiều phong trào khác.

Vatican News

Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2024-04/phong-van-dhy-ignatius-tong-du-dtc-indonesia.html