Dịch cúm và cảm lạnh trở lại ‘báo thù’?
Dịch cúm và cảm lạnh trở lại ‘báo thù’?
Vi rút cúm và hợp bào hô hấp (RSV), thường gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh, biến mất vào năm 2020 và đầu năm 2021 nhưng hiện đang quay lại. Chuyên gia nhận định có thể năm nay sẽ là năm lây lan lớn của tất cả họ về cúm.
Điều gì đằng sau sự gia tăng dịch cúm và cảm lạnh hiện tại ở Bắc bán cầu, và mức “bình thường mới” sẽ là gì?
Trong một thời gian, việc hạn chế sự lây lan của COVID-19 cũng đã làm giảm đáng kể sự lây lan của các bệnh đường hô hấp khác.
Vi rút cúm và hợp bào hô hấp (RSV) – một loại vi rút theo mùa thường gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh, nhưng có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi – đều biến mất vào năm 2020 và đầu năm 2021.
Khi vi rút quay lại “báo thù”
Tuy nhiên, hiện nay ở Bắc bán cầu, cúm và RSV lại đang gia tăng. Tỉ lệ nhập viện vì bệnh cúm ở Mỹ – vào thời điểm này trong năm – gia tăng nhiều hơn cả năm cao nhất 2010.
Tại sao lại xảy ra những đợt gia tăng này?
Ông Scott Hensley, một nhà miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania ở thành phố Philadelphia, cho biết: “Những loại vi rút này đang quay trở lại và chúng sẽ quay lại với một ‘sự báo thù’. Có thể năm nay sẽ là năm lây lan lớn của tất cả họ về cúm”.
Ông Hensley nói rằng điều này là do dân số quá “yếu” về mặt miễn dịch tự nhiên.
Khả năng miễn dịch tự nhiên của mọi người đã bị suy giảm. Bởi một khi hoàn toàn chặn mọi đường tiếp xúc với vi rút, mức độ kháng thể sẽ suy giảm.
“Chúng ta có thể tiếp xúc với một chút vi rút và cơ thể bạn sẽ sinh ra kháng thể chống lại nó”, ông John Tregoning, một nhà miễn dịch học tại Đại học Imperial College London, cho biết.
Tuy nhiên, trong dịch COVID-19, chúng ta phòng thủ quá kỹ nên kháng thể miễn dịch tự nhiên không còn điều kiện để sinh ra.
“Nợ miễn dịch”
Nhưng các hạn chế COVID-19 bắt đầu được dỡ bỏ vào năm 2021. Vậy tại sao tới giờ cúm và cảm lạnh mới gia tăng?
Vào tháng 8-2021, các nhà nghiên cứu ở Pháp đã đặt ra thuật ngữ “nợ miễn dịch” để mô tả sự giảm miễn dịch ở cấp độ dân số.
Một số người cho rằng việc không tiếp xúc với các mầm bệnh như RSV và cúm đã làm hỏng hệ thống tự miễn dịch và không thể phục hồi.
Một số nhà khoa học cũng đã đăng trên mạng xã hội rằng sự gia tăng số ca nhập viện do RSV có thể là kết quả của việc nhiễm SARS-CoV-2 gây ra sự thiếu hụt miễn dịch tự nhiên, khiến mọi người dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác.
Nếu nhiều người trong số những người nhạy cảm bị nhiễm bệnh trong những tháng tới, mùa cúm năm sau có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn, vì một số khoản nợ miễn dịch đã được “trả hết”.
Cuối cùng vẫn chưa rõ liệu COVID-19 có trở thành một căn bệnh theo mùa như cúm và RSV hay không, hay nó sẽ tiếp tục như đã từng xảy ra, với những đỉnh điểm lẻ tẻ trong năm.