Nghiên cứu mới: Bèo tấm hơn cả siêu thực phẩm
Nghiên cứu mới: Bèo tấm hơn cả siêu thực phẩm
Ở châu Á, từ lâu bèo tấm đã được dùng làm thực phẩm. Nhóm nghiên cứu CritMET tại Đại học Jacobs, Bremen (Đức) phát hiện bèo tấm không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà nó còn lưu trữ đất hiếm ở mức độ đặc biệt cao.
Nhóm nghiên cứu CritMET (Critical Metals for Enabling Technologies) do giáo sư Michael Bau dẫn đầu gần đây đã công bố kết quả của họ trên tạp chí Science of the Total Environment.
“Khi bèo tấm lấy đất hiếm từ nước, các nguyên tố vi lượng sẽ đi theo nguyên tố mangan chứ không phải nguyên tố canxi như chúng thường làm. Điều này cho thấy một cơ chế hấp thụ rất khác trong thực vật này”, bà Anna-Lena Zocherocher, thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Một số loài thực vật và nấm trên cạn được biết là tích tụ một số nguyên tố vi lượng. Trường hợp của bèo tấm được gọi là “quá trình tích lũy”.
“Vì là chất siêu tích tụ nên bèo tấm có thể được sử dụng gần các bãi khai thác đất hiếm để làm sạch vùng nước khai thác bị ô nhiễm”, GS Bau nói.
Bèo tấm không chỉ được coi là thức ăn chăn nuôi quan trọng mà còn được các chuyên gia xem là “siêu thực phẩm” trong tương lai, mang lại nhiều dinh dưỡng cho con người.
Nó chứa lượng protein gấp khoảng 7 lần đậu nành và giàu axit béo omega-3. Do đó, bèo tấm còn được gọi là “trứng nước” ở Thái Lan.
Một khía cạnh tích cực khác, vì là một loài thực vật thủy sinh, bèo tấm không chiếm đất trồng trọt có giá trị.
Các chất ô nhiễm vi lượng trong các con sông, nước ngầm và nước máy trên toàn thế giới không xâm nhập được vào bèo tấm.
Cùng lúc đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Jena (Đức), cùng với các đồng nghiệp ở Ấn Độ và Đức, đã nghiên cứu tiềm năng của các loài bèo khác nhau như một nguồn thực phẩm cho con người.
Các kết quả rất hứa hẹn đã được công bố với tiêu đề “Giá trị dinh dưỡng của bèo tấm (họ Lemnaceae) làm thực phẩm cho người” trên tạp chí hàng đầu về hóa học thực phẩm.
Từ hàng nghìn năm nay, bèo tấm đã có mặt trong thực đơn ở các nước châu Á như Thái Lan, Campuchia và Lào.
Tuy nhiên, những đám bèo tấm này vẫn chưa được nuôi trồng quy mô, mà chỉ đơn giản là được “thu hoạch” từ các vùng nước.
Hiện một số cơ sở thử nghiệm ban đầu ở Israel và Hà Lan đang thử sản xuất bèo tấm ở quy mô công nghiệp.