10/01/2025

ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Liên đới giữa người trẻ và người cao niên sẽ cứu được nhân loại

Trong buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư hôm nay (17/8/2022), Đức Phanxicô đã suy tư về giá trị của tuổi già, bằng tập chú vào giấc mơ của tiên tri Đa-ni-ên trong Thời Cổ Đại (Đn 7, 9-10).

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

TIẾP KIẾN CHUNG

Đại thính đường Phaolô VI
Thứ Tư, 17 tháng 8 năm 2022

____________________________

Loạt Bài Giáo lý Linh hứng trong Lời Chúa về ý nghĩa và giá trị của tuổi già.
Bài 16. Liên đới giữa người trẻ và người cao niên sẽ cứu được nhân loại

Bài đọc Sách Thánh trước bài giáo lý được trích từ sách tiên tri Đaniel (Đn 7,9-10):

Tôi đang nhìn
thì thấy đặt những chiếc ngai
và một Đấng Lão Thành an toạ.
Áo Người trắng như tuyết,
tóc trên đầu Người
tựa lông chiên tinh tuyền.
Ngai của Người toàn là ngọn lửa,
bánh xe của ngai
cũng rừng rực lửa hồng.
Từ trước nhan Người,
một sông lửa cuồn cuộn chảy ra.
Ngàn ngàn hầu hạ Người,
vạn vạn túc trực
trước Thánh Nhan.
Toà bắt đầu xử,
sổ sách được mở ra.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

(Tin Vatican – Devin Watkins)

Trong buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư hôm nay (17/8/2022), Đức Phanxicô đã suy tư về giá trị của tuổi già, bằng tập chú vào giấc mơ của tiên tri Đa-ni-ên trong Thời Cổ Đại (Đn 7, 9-10).

Đức Thánh Cha cho biết mạc khải này do Thánh linh soi dẫn để nói lên cái mối liên hệ giữa tuổi già và tuổi trẻ.

Mọi nét về người đàn ông trong viễn ảnh đầy tràn đầy “sức sống, sức mạnh, vẻ quý phái, nét đẹp và sự hấp dẫn”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý, người đàn ông được mô tả với mái tóc trắng như tuyết, giống như một ông già.

ĐTC cho hay: “Mái tóc trắng như tuyết là một biểu tượng cổ xưa của một đời sống trường thọ, về một thực tại vĩnh hằng”.

Vẻ đẹp của một vị thần râu trắng

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chúng ta không nhất thiết phải tin các biểu tượng này khi chú giải Kinh thánh cho người khác.

Nhưng “hình ảnh về Thiên Chúa, Đấng được ciễn tả với mái tóc trắng như tuyết, không phải là một biểu tượng ngớ ngẩn. Đó là một hình ảnh mà kinh thánh diễn tả sự cao quý, hám chứa sự dịu dàng nữa.”

Thiên Chúa vừa cổ xưa vừa mới mẻ, vì Ngài vĩnh cửu

Theo cách thế tương tự, nhân loại cần khám phá lại tầm quan trọng của mối tương quan giữa người già và người trẻ để trao đổi sẻ chia kinh nghiệm và nhiệt huyết.

ĐTC nói: “Tuổi già phải làm chứng cho người trẻ biết rằng đời sống là một phước lành, hãy nắm bắt lấy “cùng đích của chúng ta qua cuộc sống”.

Người cao tuổi là một ơn phúc cho cuộc sống

Đức Thánh Cha cho biết người già có thể làm chứng một độc đáo về “niềm tin cậy cho giới trẻ”.

ĐTC nói: “Thật không thể chối cãi được khi một người già sống hạnh phúc trong cuộc sống của họ, biết gạt bỏ mọi oán hận của quá khứ, biết cố gắng liên đới các thế hệ trong thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Đồng thời, Đức Phanxicô cũng nêu rõ nỗi đau đớn và bi thương khi cuộc đời họ nếu cô lập với cuộc sống, bị phân chia và tệ hơn nữa khi chống lại nhau, đấu đá quyền lực giữa người già và người trẻ.

Hãy truyền lại sự khôn ngoan trước khi chết

Đức Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng cách khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con cái họ tiếp cận với người già, ngay cả khi họ cận kề sự chết, để họ có thể truyền lại “sự khôn ngoan của mầu nhiệm sự chết”.

ĐTC xác quyết: “Sự liên kết giữa người già và trẻ em sẽ cứu được gia đình nhân loại.

ĐTC nói: ”Sự chết chắc chắn là một chặng đường khó khăn của cuộc sống – nhưng nó cũng là một điểm kết thúc của một thời lao đao, không gì chắc chắn và mau qua để bước vào một cuộc sống vĩnh hằng hạnh phúc…”

Bản dịch Việt ngữ: Thanh Quảng sdb
Nguồn: http://www.vietcatholicnews.org/