WHO lo ngại về ổ dịch đậu mùa khỉ bùng phát
WHO lo ngại về ổ dịch đậu mùa khỉ bùng phát
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đến ngày 26.5, tổng cộng tích lũy có 257 ca bệnh đậu mùa khỉ; số mắc đã tăng gần 100 ca so với 1 ngày trước đó.
Về tình hình bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở một số nước trong tháng 5 năm này, WHO cho hay đến ngày 19.5.2022, các ca bệnh được báo cáo từ hơn 10 quốc gia tại các khu vực không lưu hành bệnh.
Đến ngày 26.5 có 257 trường hợp được xác nhận đậu mùa khỉ và 120 ca nghi ngờ. 1 ngày trước đó, số ca mắc được báo cáo là 158 và 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia.
Hiện chưa ghi nhận trường hợp tử vong do đậu mùa khỉ.
Chưa rõ nguồn lây
WHO cho hay, một số nước nơi bệnh đậu mùa khỉ không lưu hành đã báo cáo ca bệnh. Các ca bệnh mắc thêm đang được điều tra.
Ngoại trừ các ca bệnh được báo cáo rải rác ở những người di chuyển từ các nước lưu hành bệnh, có các ca bệnh xuất hiện tại các khu vực không lưu hành bệnh và không liên quan đến việc di chuyển từ các nước lưu hành bệnh.
WHO và Bộ Y tế có khuyến cáo mới nhất về đường lây nhiễm đậu mùa khỉ
BỘ Y TẾ |
Tại thời điểm hiện tại, chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa các ca bệnh được báo cáo và việc di chuyển từ các nước lưu hành bệnh và không có mối liên hệ nào với động vật nhiễm bệnh.
“Chúng tôi hiểu rằng ổ bùng phát này là đáng lo ngại đối với nhiều người, đặc biệt là những người có người thân đã bị nhiễm bệnh”, WHO đánh giá.
Theo khuyến cao của WHO, điều quan trọng nhất ngay lúc này là cần nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và cung cấp tư vấn về cách hạn chế sự tiếp tục lây lan giữa người với người.
Bệnh đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày BỘ Y TẾ |
WHO hiện đang hỗ trợ các quốc gia thành viên về các hoạt động giám sát, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các nước bị ảnh hưởng.
Điều cần thiết là không ai được có thái độ kỳ thị với bất cứ ai bị nhiễm bệnh này.
Dành ưu tiên cao cho ứng phó dịch
Bệnh đậu mùa khỉ từng không được coi là có tính truyền nhiễm cao vì phải có tiếp xúc “vật lý” gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm (ví dụ, tiếp xúc da) để gây lây nhiễm giữa người với người. Nguy cơ đối với toàn cộng đồng là thấp.
WHO hiện đang ứng phó với dịch bệnh này với mức độ ưu tiên cao nhằm tránh tiếp tục lây lan. Trong nhiều năm nay, WHO đã coi bệnh đậu mùa khỉ là một mầm bệnh quan trọng.
Theo WHO, việc xác định cách thức lây truyền của virus; và cách bảo vệ được nhiều người hơn tránh bị lây nhiễm hiện là vấn đề được ưu tiên.
Từ năm 1970, các ca bệnh bệnh đậu mùa khỉ ở người đã được báo cáo tại 11 quốc gia châu Phi – Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung phi, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Gabon, Bờ biển Ngà (Côte d’Ivoire), Liberia, Nigeria, Cộng hòa Công Gô, Sierra Leone và Nam Sudan.
Bệnh đậu mùa khỉ thường thấy ở Trung Phi và Tây Phi, nơi có nhiều rừng nhiệt đới và nơi các loài động vật có thể mang vi rút thường sinh sống. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thỉnh thoảng cũng được ghi nhận ở các nước khác ngoài Trung Phi và Tây Phi, sau khi di chuyển từ các khu vực có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành.
Đậu mùa khỉ bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, là bệnh lây nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 – 3 ngày sau khi có sốt.
Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt.
Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.
(WHO)
LIÊN CHÂU
TNO